SBT Ngữ văn 11 Bài tập tiếng Việt trang 43, 44 Tập 2 (Cánh diều)

115

Với giải Bài tập tiếng Việt trang 43, 44 Tập 2 SBT Ngữ văn 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 8: Bi kịch giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

SBT Ngữ văn 11 Bài tập tiếng Việt trang 43, 44 Tập 2 (Cánh diều)

Câu 1 trang 43 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Bài tập 1, SGK) Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói được thể hiện trong một đoạn kịch Tôi muốn được là tôi toàn vẹn (từ “Hồn Trương Ba: Ta... ta... đã bảo mày im đi!” đến “Hồn Trương Ba: (như tuyệt vọng) Trời!” ở các trang 104-105).

Trả lời:

Đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn trích thể hiện qua các khía cạnh sau:

– Sử dụng nhiều ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ (bịt tai lại, lắc đầu,...).

– Ngôn ngữ đối thoại, có người nói, người nghe.

– Sử dụng nhiều từ ngữ dễ hiểu, biểu cảm.

– Sử dụng nhiều câu rút gọn (Không!, Nực cười thật!; Chiều chuộng?; Chứ sao? Trời!).

Câu 2 trang 43 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nhận xét về những đặc điểm của ngôn ngữ viết trong các đoạn văn sau:

a) Trong vở kịch xuất sắc của mình, Lưu Quang Vũ không đi đến chủ nghĩa bị quan cực đoan – hình ảnh Trương Ba, người làm vườn, người vun trồng sự sống đẹp tươi, vẫn sống trong tâm tưởng của vợ ông, con dâu ông, cháu gái ông. Nhưng họ yếu đuối làm sao và bất lực làm sao trước xã hội, nơi những chủ nhân thật sự là anh đồ tể sống lại trong thân xác phù hợp với hắn, là anh con trai của Trương Ba thấm nhuần phép tồn tại ở đời này, là lũ quan chức tham nhũng vô liêm sỉ, Những con người ấy sẽ bất hạnh trong những thành đạt của họ, họ sẽ giận dữ đập tan những giá trị hôm qua họ mới dựng lên, để chạy theo những giá trị mới mà không bao giờ mãn nguyện. Vở kịch của Lưu Quang Vũ sở dĩ thu phục được nhiều khán giả nước ngoài, có lẽ bởi vì nó ứng hợp với tâm trạng phổ biến trong xã hội hiện đại – xã hội đã đánh mất niềm tin cũ vào những giá trị siêu nhân loại và chưa tìm được cái gì thay thế nó. (Phạm Vĩnh Cư)

b) Những nhà văn có phong cách đều tạo ra cho mình một thế giới nhân vật riêng. Thế giới nhân vật của Nguyễn Tuân, nói chung, gồm hai loại người đối lập nhau: loại người tài hoa nghệ sĩ, có nhân cách, có “thiên lương”, tự đặt mình lên trên hạng người thứ hai gồm những kẻ tiểu nhân phàm tục, bằng thái độ ngạo đời, khinh bạc. Loại người thứ nhất, theo Nguyễn Tuân, thường là những linh hồn đẹp còn sót lại của một thời đã qua, nay chỉ còn “vang bóng”. Loại người ấy cố nhiên là hiếm hoi. Còn kẻ tiểu nhân phàm tục thì đầy rẫy trong thiên hạ. (Nguyễn Đăng Mạnh)

Trả lời:

a)

Đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn trích thể hiện qua các khía cạnh sau:

- Sử dụng phương tiện ngôn ngữ viết (chữ viết).

- Ngôn ngữ độc thoại chỉ có người nói / người viết; người nghe / đọc vắng mặt trên văn bản.

- Không sử dụng ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ (các yếu tố kèm ngôn ngữ).

- Không sử dụng câu rút gọn, câu đặc biệt, câu cảm thán.

- Sử dụng nhiều từ ngữ trau chuốt, giàu hình tượng mang phong cách ngôn ngữ khoa học văn chương.

b) Đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn trích thể hiện qua các khía cạnh sau:

- Sử dụng phương tiện ngôn ngữ viết (chữ viết).

- Ngôn ngữ độc thoại chỉ có người nói / người viết; người nghe / đọc vắng mặt trên văn bản.

- Không sử dụng ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ (các yếu tố kèm ngôn ngữ).

- Không sử dụng câu rút gọn, câu đặc biệt, câu cảm thán.

- Sử dụng nhiều từ ngữ trau chuốt, giàu hình tượng mang phong cách ngôn ngữ khoa học văn chương.

Câu 3 trang 44 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Bài tập 3, SGK) Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết hoặc ngôn ngữ nói thể hiện ở lời của người kể và của các nhân vật trong đoạn văn sau.

Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phi rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hẳn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chi Phèo. Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết... (Nam Cao)

Trả lời:

Trong ngôn ngữ viết thể hiện ở lời người kể, Nam Cao ở trong câu chuyện đó với vai trò là người quan sát cả làng Vũ Đại và rồi thi thoảng như vào sâu trong nội tâm nhân vật Chí Phèo như trong đoạn trích trên. Vì vậy, ở đây, nhiều đoạn có sự lồng ghép giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Giọng điệu trần thuật hài hòa có sự kết hợp giữa ngôn ngữ viết với các lời độc thoại, giữa trực tiếp và lời nửa trực tiếp.

Ví dụ:

Mẹ kiếp! Thế thì có phi rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hẳn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chi Phèo. Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết...

Câu 4 trang 44 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Dựa vào nội dung một truyện ngắn mà em yêu thích được học trong sách Ngữ văn 11, tập hai, hãy viết một vở kịch ngắn có sự đối thoại giữa các nhân vật thể hiện rõ đặc điểm ngôn ngữ nói.

Trả lời:

Vở kịch ngắn trích đoạn “Một người Hà Nội” - Nguyễn Khải

Cảnh 1: Nhân vật Khải đến trước cửa nhà cô chú, gõ cửa

Em họ: Ai đấy ạ?

Khải: Anh Khải đây, mở cửa cho anh với.

Em họ (chạy từ trong nhà ra, mở cửa): Mẹ ơi! Đồng chí Khải đến!

Cô của Khải (cau mặt, gắt): Nào, con phải gọi là anh Khải, hiểu chưa?

Chú của Khải (bước ra cửa, nắm tay Khải, hồ hởi nói): Chào đồng chí, sao Chủ nhật trước đồng chí không ra chơi, làm cả nhà nhà cơm mãi.

Cô của Khải (thở dài, quay đi): Đấy anh cứ vậy bảo sau thằng con anh nó học theo gọi anh nó là đồng chí Khải.

Khải (cười xòa, vui vẻ nói): Đất nước mình độc lập rồi, vui quá cô nhỉ?

Cô của Khải: Vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều, phải nghĩ đến làm ăn chứ? Chính phủ mình cứ can thiệp vào nhiều việc của dân quá, nào phải tập thể dục mỗi sáng, phải sinh hoạt văn nghệ mỗi tối, vợ chồng phải sống ra sao, trai gái phải yêu nhau như thế nào, thậm chí cả tiền công sá cho kẻ ăn người ở. Về sau, tổ dân phố lại vận động nhau không nên nuôi người ở. Nhà này trước đây có hai người ở, một anh bếp và một chị vú. Chị vú là vợ anh bếp, đẻ được đứa con nào lại đưa về quê cho bà ngoại nuôi. Sau ngày giải phóng, cô phải cho anh bếp về quê làm ruộng, còn chị vú vẫn ở lại, vì chủ tớ còn cần dựa vào nhau.

(Nghỉ một lúc, cô Khải nói tiếp): Mỗi ngày chị đi chợ, đều có cán bộ bám theo, dò hỏi: "Chị có bị nhà chủ hành hạ không? Tiền công có được trả đều đặn không? Thái độ chính trị của họ là như thế nào?”. Chị vú bực mình gắt ầm lên: “Nếu họ không tử tế thì tôi đã xéo đi từ lâu rồi không khiến anh phải xui.". Chị ta kể lại chuyện đó cho cả nhà nghe, bình luận: “Cách mạng gì toàn để ý đến những chuyện

lặt vặt!”. Bây giờ thì chị vú đã mất rồi, về quê được bốn năm thì mất. Chị trông con cho bà cô của cô từ năm mười chín tuổi, đến năm bốn lăm tuổi mới về quê, tình nghĩa như người trong họ. Anh chồng không lấy vợ khác vì các con đã trưởng thành, anh làm chủ nhiệm một cửa hàng mua bán của xã, ngày giỗ ông chú và ngày Tết đều đem gạo, đậu xanh, miến và rượu, toàn của nhà làm cả, lên biếu cô và các em.

Xem thêm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

I. Bài tập đọc hiểu

III. Bài tập viết và nói - nghe trang 44, 45, 46

Đánh giá

0

0 đánh giá