Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 11 (Chân trời sáng tạo)

117

Toptailieu.vn xin giới thiệu Tóm tắt kiến thức trọng tâm về tác giả tác phẩm Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) với đầy đủ các phần quan trọng như: tác giả tác phẩm, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... Sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức Ngữ văn, từ đó học tốt môn Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 11 (Chân trời sáng tạo)

I. Tác giả Nguyễn Vỹ

- Nguyễn Vỹ (1912-1971) tại làng Tân Hội (sau đổi là Tân Phong, năm 1945 lại đổi là Phổ Phong), huyện Ðức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Cha ông tên Nguyễn Thuyên từng làm quan ở huyện Tuy Phước tỉnh Bình Định, nhưng sau từ chức để chống Pháp. Mẹ ông là bà Trần Thị Luyến.

- Ông từng theo học tại trường Trung học Pháp-Việt ở Quy Nhơn 1924-1927, rồi gián đoạn vì tham gia các cuộc vận động chống thực dân, sau đó ông ra Bắc theo học ban tú tài tại Hà Nội.

- Năm 1934, ông xuất bản tập thơ đầu tiên, tên là Tập thơ đầu, gồm hơn 30 bài thơ Việt và thơ Pháp. Thi phẩm này in ra không được nhiều thiện cảm, bị cho là rườm rà, “nhiều chân” và là đối tượng chê bai chính của Lê Ta trên các báo.

II. Tìm hiểu tác phẩm Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự

1. Thể loại Truyện kí

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Trích từ tác phẩm: Tuấn- chàng trai nước Việt (1970)

+ Là tác phẩm văn xuôi tự sự lớn gồm 45 chương.

3. Phương thức biểu đạt

Văn bản có phương thức biểu đạt là tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

4. Bố cục bài Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự

2 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “trở thành người Quốc Gia” – Cuộc gặp gỡ với cụ Phan Bội Châu.

+ Phần 2: Còn lại – Hình ảnh về cụ Phan Bội Châu.

5. Giá trị nội dung

- "Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự" là một câu chuyện lịch sử về một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam. Văn bản giúp người đọc hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của cụ Phan Bội Châu đối với dân tộc Việt Nam, cũng như sự nỗ lực của ông trong việc giáo dục, truyền đạt tinh thần đấu tranh cho thế hệ sau.

6. Giá trị nghệ thuật

- Bút pháp hiện thực sắc sảo.

- Ghi chép những sự thật ở đời một cách chân thực => Giúp cho người đọc có cái nhìn toàn cảnh về hiện trạng xã hội đương thời.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự

1. Tóm tắt câu chuyện và ý nghĩa của câu chuyện trong tác phẩm

- Tóm tắt câu chuyện:

Tuấn cùng với người bạn của mình là Quỳnh đã cùng nhau đến thăm nhà cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự. Cụ Phan là người được rất nhiều người yêu mến và kính trọng, Tuấn rất ngưỡng mộ những bài học và sách vở do cụ Phan chỉ dạy. Bất chấp việc đến thăm cụ Phan sẽ có mật thám theo, nhưng Tuấn vẫn rất muốn đến nhà cụ để gặp cụ. Căn nhà mà cụ Phan đang ở là một căn nhà tranh ba gian, giản dị và đơn sơ. Xung quanh ngôi nhà có rất nhiều cây cối và lúc nào cũng được mở ra cho mọi người vào. Căn nhà không có tiếng người mà rất yên bình và tĩnh lặng. Tuấn đến thì không dám vào trong mà ngó xem nhưng không gặp được cụ Phan Bội Châu. Thông qua một em bé trong nhà cụ Phan, thì Tuấn biết được cụ Phan đang bán gạo cho những người dân nghèo quanh đó. Khi gặp được cụ Phan tuấn trở lên căng thẳng khi gặp người mà mình đã ngưỡng mộ từ lâu. Cụ Phan xuất hiện với dáng vẻ hiền từ, phong thái thư thả và giản dị. Cụ ung dung và thoải mái đến chỗ Tuấn và hỏi han về thông tin của hai cậu. Sau đó cụ còn chỉ dạy rất nhiều cho Tuấn về cuộc sống, về lòng yêu đất nước và biết yêu thương nhân dân. Cụ đứng nói chuyện với hai cậu nhưng vẫn không quên đi bán gạo cho bà con. Sau đó họ lại được chứng kiến rõ hơn căn nhà mà cụ Phan đang ở, qua sự chỉ dẫn của một em bé sống trong nhà của cụ. Cả cuộc đời cụ Phan sống với nước với dân, thanh bạch và chí dũng. Chính vì thế không chỉ riêng Tuấn, mà các thế hệ thanh niên lúc bấy giờ đều vô cùng ngưỡng mộ cụ và luôn tuân theo những sự chỉ dạy của cậu.

- Ý nghĩa của câu chuyện trong việc thể hiện ý đồ mục đích viết của tác giả:

- Giúp người đọc hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của cụ Phan Bội Châu đối với dân tộc Việt Nam, cũng như sự nỗ lực của ông trong việc giáo dục, truyền đạt tinh thần đấu tranh cho thế hệ sau.

- Khơi dậy tinh thần đấu tranh, tự hào dân tộc và tình yêu quê hương cho nhân vật trong truyện, đồng thời nhấn mạnh sự quan trọng của sự hy sinh cho đất nước

2. Sự kết hợp phi hư cấu – hư cấu trong văn bản

* Yếu tố phi hư cấu và hư cấu trong văn bản

(Phần này trình bày trong phiếu bài tập- Học sinh có thể chép vào vở hoặc ghi vào phiếu bài tập)

* Tác dụng của việc kết hợp các yếu tố phi hư cấu với hư cấu trong văn bản.

- Tăng tính thuyết phục của văn bản.

- Giúp nâng cao tính thẩm mỹ của văn bản.

- Tạo ra những ý tưởng và cách tiếp cận mới, mang đến cho độc giả một trải nghiệm đọc khác biệt và độc đáo.

- Giúp tác giả đưa ra các suy nghĩ sâu sắc hơn về các vấn đề đặt ra trong tác phẩm.

3. Ngôi kể, điểm nhìn, nhân vật trong văn bản

- Ngôi kể : ngôi thứ ba.

+ Người kể chuyện ngôi thứ ba có khả năng bao quát hiện thực đời sống cao hơn so với người kể chuyện ngôi thứ nhất.

+ Ngôi kể thứ ba có thể tạo ra cái nhìn khách quan, xác thực hơn so với việc sử dụng ngôi kể khác.

- Điểm nhìn của nhân vật Tuấn:

+ Là điểm nhìn của nhân chứng

+ Tuấn là đại diện tiếng nói cho cho HS, sinh viên đương thời về cụ Phan Bội Châu và ảnh hưởng của cụ đối với lớp trẻ Việt Nam lúc bấy giờ.

- Nhân vật Phan Bội Châu và ngôi nhà tranh của cụ ở Bến Ngự đều có thể xem là “chứng tích của thời đại”, vì:

+ Cụ là nhân vật có thật, gắn với bối cảnh sự vật có thật, mang tính xác thực cao (có thể dễ dàng kiểm chứng); cuộc đời của cụ là biên niên sử đáng tin cậy.

+ Nhân vật Phan Bội Châu trong VB là chứng tích quan trọng gợi nhắc đời sống nhân cách của một nhân vật lịch sử, một giai đoạn lịch sử của đất nước.

+ Phan Bội Châu được miêu tả qua cái nhìn của các nhân chứng Tuấn và Quỳnh – hai thanh niên đương thời.

4. Một số lưu ý khi đọc truyện kí

- Cần tìm hiểu bối cảnh xã hội và hoàn cảnh sáng tác để hiểu sâu hơn nội dung và các tầng ý nghĩa của truyện.

- Chú ý các yếu tố thuộc câu chuyện, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật, điểm nhìn, ngôi kể, tình huống, sự kết hợp giữa phi hư cấu và hư cấu trong tác phẩm....

Xem thêm các bài tác giả, tác phẩm Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Tác giả tác phẩm: Ét-va-mun-chơ và Tiếng thét

Tác giả tác phẩm: Gai

Tác giả tác phẩm: Tôi đã học tập như thế nào?

Tác giả tác phẩm: Nhớ con sông quê hương

Tác giả tác phẩm: Xà bông con vịt

Đánh giá

0

0 đánh giá