Chủ đề để thảo luận trong buổi sinh hoạt lớp tuần tới là: Có nên tự cười mình không

203

Với giải chi tiết trang 73 Bài 10: Cười mình, cười người giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:

Chủ đề để thảo luận trong buổi sinh hoạt lớp tuần tới là: Có nên tự cười mình không

Câu hỏi trang 73 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Chủ đề để thảo luận trong buổi sinh hoạt lớp tuần tới là: Có nên tự cười mình không? Phải làm gì khi bị người khác cười?

Em hãy phác thảo các bước thảo luận nhóm về chủ đề trên để chuẩn bị cho buổi sinh hoạt lớp.

Trả lời:

1, Bước 1: Chuẩn bị

Xem lại hướng dẫn ở bài Sắc thái của tiếng cười (Ngữ văn 8, tập một) để chuẩn bị các việc sau:

- Thành lập nhóm và phân công công việc.

- Thống nhất mục tiêu, thời gian thảo luận (thuyết phục các bạn trong lớp ở buổi sinh hoạt lớp).

- Xác định người nghe, cách nói (người nghe là các bạn trong lớp và giáo viên, vì vậy cần chọn cách nói phù hợp).

2, Bước 2: Thảo luận

Các thảo luận về quan điểm:

- Cần phải biết tự cười mình để nhận thức được những gì bản thân còn chưa tốt, từ đó mới có thể rút ra kinh nghiệm và sửa đổi để bản thân tốt hơn.

- Khi bị người khác cười, cần bình tĩnh suy ngẫm. Nếu điều chưa đúng, chưa tốt, bản thân cần lắng nghe để rút kinh nghiệm, thay đổi. Tránh bảo thủ, mất bình tĩnh, tức giận khi bị người khác cười nhưng cũng không nên tự ti về bản thân.

Lưu ý: Khi thảo luận, cần: (1) lắng nghe ý kiến của các bạn; (2) trình bày ý kiến của mình; (3) phản hồi ý kiến của các bạn; (4) bám sát chủ đề của buổi thảo luận, tránh lan man, xa đề, lạc đề.

3, Bước 3: Suy ngẫm và rút kinh nghiệm

- Nêu những điều bản thân hoặc các thành viên trong nhóm đã làm tốt trong quá trình thảo luận để phát huy trong những buổi sau.

- Nêu những điều bản thân và các thành viên làm chưa tốt, cần điều chỉnh để lần thảo luận sau đạt hiệu quả hơn.

Đánh giá

0

0 đánh giá