Nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Hồ Xuân Hương

72

Với giải chi tiết Câu 2 trang 12 Bài 7: Thơ Đường luật  giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:

Nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Hồ Xuân Hương

Câu 2 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK) Nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Hồ Xuân Hương

a) Ở bài Mời trầu có những từ ngữ liên quan đến ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Hãy phân tích tác dụng của các yếu tố đó trong việc thể hiện nội dung bài thơ.

b) Chỉ ra những từ ngữ được sử dụng mang dấu ấn cá nhân của Hồ Xuân Hương. Những từ ngữ đó đã thể hiện thái độ và tình cảm gì của tác giả?

Trả lời:

a) Ở bài Mời trầu có những từ ngữ liên quan đến ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Các yếu tố ngôn ngữ này đều có tác dụng trong việc thể hiện nội dung bài thơ.

- Các cụm từ “quả cau nho nhỏ”, “miếng trầu” gợi nhớ đến các câu ca dao về tình yêu, hôn nhân như:

+ Quả cau nho nhỏ

Cái vỏ vân vân

Nay anh học gần

Mai anh học xa...

+ Thưa rằng tôi đi hái dâu

Hai anh mở túi đưa trầu cho ăn.

+ Từ ngày ăn phải miếng trầu

Miệng ăn, môi đỏ, dạ sầu đăm chiêu.

+ Làm thân con gái chớ ăn trầu người.

- Hai câu cuối bài gợi nhớ đến câu tục ngữ “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, các

thành ngữ: “xanh vỏ, đỏ lòng”, “xanh như lá, bạc như vôi”,...

Hồ Xuân Hương không sử dụng toàn bộ một câu ca dao hay nguyên vẹn một câu tục ngữ, thành ngữ mà chủ yếu sử dụng thành phần của chúng, gợi nhớ đến các câu trọn vẹn. Các thành phần của ca dao, tục ngữ, thành ngữ được Hồ Xuân Hương sử dụng trong bài có tác dụng rất lớn trong việc biểu đạt nội dung của bài thơ, nói được những điều sâu kín trong tình cảm mà nếu sử dụng từ ngữ thông thường thì khó có thể nói hết hoặc nói sâu sắc được như vậy.

Các từ gợi nhớ hoặc thành phần của một câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao, ngoài việc biểu đạt nghĩa gốc của chúng còn được Hồ Xuân Hương ghép thêm từ, thành phần mới để tạo lập nghĩa mới phù hợp với nội dung biểu đạt mang phong cách riêng của bà.

b) Những từ ngữ được sử dụng mang dấu ấn cá nhân của Hồ Xuân Hương:

- “Trầu hôi”: thể hiện sự khiêm nhường (kết hợp với “quả cau nho nhỏ").

- “Của Xuân Hương mới quệt rồi”: sự khẳng định cái “tôi” cá nhân của một phụ nữ. Điều này ở thời trung đại chỉ có mình Hồ Xuân Hương dám thể hiện. Động từ “quệt” cũng cho thấy cá tính mạnh mẽ của nữ sĩ.

Những từ ngữ mang dấu ấn cá nhân đó đã thể hiện rõ nét thái độ và tình cảm thắm thiết của tác giả trước tình yêu và hôn nhân. Đây là sự độc đáo, cá tính trong thơ bà, không thể lẫn với người khác.

Đánh giá

0

0 đánh giá