Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Giải SBT Ngữ Văn 8 Bài 7: Thơ Đường luật (Cánh diều) hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi SBT Ngữ văn 8 từ đó học tốt môn Ngữ văn 8.
SBT Ngữ Văn 8 (Cánh diều) Bài 7: Thơ Đường luật
I. Bài tập đọc hiểu
Mời trầu
Trả lời:
Bài 1:
“Sáng ngày em đi hái dâu
Em gặp anh ấy ngồi câu thạch bàn
Và anh đứng dậy hỏi han
Hỏi rằng cô đã vội vàng đi đâu
Thưa rằng em đi hái dâu
Và anh mở túi đưa trầu mời ăn
Thưa rằng bác mẹ em răn
Làm thân con gái chớ ăn trầu người”
(Thơ dân gian)
Bài 2
Trầu xanh, ơi hỡi trầu xanh
Đừng trồng dưới gốc cau anh làm gì!
Một ngày anh sẽ tình si
Vì em quấn chặt ngõ đi đường về
(Trích bài thơ Trầu cau - Hàn Quốc Vũ)
Bài 3
Nửa đêm thức dậy ăn trầu
Nước trầu đưa nhớ vào sâu giấc già
Cuộc đời như bóng mây qua
Nhỏ nhoi chỉ miếng trầu là niềm vui
(Trích bài thơ Lá trầu cay - Phạm Đình Ân)
Câu 2 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK) Nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Hồ Xuân Hương
Trả lời:
a) Ở bài Mời trầu có những từ ngữ liên quan đến ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Các yếu tố ngôn ngữ này đều có tác dụng trong việc thể hiện nội dung bài thơ.
- Các cụm từ “quả cau nho nhỏ”, “miếng trầu” gợi nhớ đến các câu ca dao về tình yêu, hôn nhân như:
+ Quả cau nho nhỏ
Cái vỏ vân vân
Nay anh học gần
Mai anh học xa...
+ Thưa rằng tôi đi hái dâu
Hai anh mở túi đưa trầu cho ăn.
+ Từ ngày ăn phải miếng trầu
Miệng ăn, môi đỏ, dạ sầu đăm chiêu.
+ Làm thân con gái chớ ăn trầu người.
- Hai câu cuối bài gợi nhớ đến câu tục ngữ “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, các
thành ngữ: “xanh vỏ, đỏ lòng”, “xanh như lá, bạc như vôi”,...
Hồ Xuân Hương không sử dụng toàn bộ một câu ca dao hay nguyên vẹn một câu tục ngữ, thành ngữ mà chủ yếu sử dụng thành phần của chúng, gợi nhớ đến các câu trọn vẹn. Các thành phần của ca dao, tục ngữ, thành ngữ được Hồ Xuân Hương sử dụng trong bài có tác dụng rất lớn trong việc biểu đạt nội dung của bài thơ, nói được những điều sâu kín trong tình cảm mà nếu sử dụng từ ngữ thông thường thì khó có thể nói hết hoặc nói sâu sắc được như vậy.
Các từ gợi nhớ hoặc thành phần của một câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao, ngoài việc biểu đạt nghĩa gốc của chúng còn được Hồ Xuân Hương ghép thêm từ, thành phần mới để tạo lập nghĩa mới phù hợp với nội dung biểu đạt mang phong cách riêng của bà.
b) Những từ ngữ được sử dụng mang dấu ấn cá nhân của Hồ Xuân Hương:
- “Trầu hôi”: thể hiện sự khiêm nhường (kết hợp với “quả cau nho nhỏ").
- “Của Xuân Hương mới quệt rồi”: sự khẳng định cái “tôi” cá nhân của một phụ nữ. Điều này ở thời trung đại chỉ có mình Hồ Xuân Hương dám thể hiện. Động từ “quệt” cũng cho thấy cá tính mạnh mẽ của nữ sĩ.
Những từ ngữ mang dấu ấn cá nhân đó đã thể hiện rõ nét thái độ và tình cảm thắm thiết của tác giả trước tình yêu và hôn nhân. Đây là sự độc đáo, cá tính trong thơ bà, không thể lẫn với người khác.
Trả lời:
Bài Mời trầu thể hiện tâm trạng của tác giả với nhiều cung bậc cảm xúc:
- Đầu tiên là những cảm xúc chân thật, khiêm nhường: “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi”.
- Nhưng cũng rất cá tính, rõ ràng: “Này của Xuân Hương mới quệt rồi”. Câu thơ vừa khẳng định, tự tin vừa có chút nhí nhảnh xen lẫn trào lộng. Mời trầu không phải là một bài thơ trào phúng nhưng có ý vị trào phúng với sắc thái chua cay (người con gái đã thể hiện khát vọng, gửi gắm tình yêu qua miếng trầu mời nhưng rất có thể sẽ chỉ nhận được tình cảm lạnh lùng, hờ hững, thậm chí là bạc bẽo của chàng trai).
- Vừa hi vọng, nghiêm túc: “Có phải duyên nhau thì thắm lại”, nhưng lập tức lại thâm trầm và phảng phất nỗi buồn sâu xa, xen lẫn sự trách móc, ngờ vực: “Đừng xanh như lá, bạc như vôi”.
Chỉ qua bốn câu thơ mà Hồ Xuân Hương đã thể hiện nhiều cung bậc sinh động của tình cảm con người, bộc lộ thế giới nội tâm của một thiếu nữ đang khao khát một tình yêu chân thành, sâu sắc nhưng cũng rất cảnh giác với sự đen bạc của lòng người.
Trả lời:
Nghệ thuật so sánh ở câu thơ cuối “xanh như lá, bạc như vôi” với những từ ngữ chỉ màu sắc “xanh”, “bạc” để miêu tả sự vật nhưng thực chất là ứng chiếu với việc chỉ lòng người. Qua đó, ta thấy được nỗi lòng đầy ưu tư, khắc khoải, hoài nghi về lòng người của một tâm hồn đã ít nhiều nếm trải dư vị chua chát, cay đắng của sự dối gian, lừa gạt.
Trả lời:
Biểu hiện của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật trong bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương:
- Bài thơ có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối.
Câu 6 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Màu sắc nào không có trong bài thơ Mời trầu?
Trả lời:
Đáp án C
Lá trầu là vợ, cau tươi là chồng
Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên.
Trả lời:
Đây là một bài ca dao hay và có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Là một tác phẩm dân gian không có tác giả cụ thể, đáp ứng đời sống tâm hồn của nhiều người nên giữa bài ca dao và bài thơ của Hồ Xuân Hương có những điểm giống và khác biệt như sau:
- Giống nhau: Đều qua tục ăn trầu với những thao tác như têm trầu, ăn trầu để nói về chuyện tình cảm.
- Khác nhau:
+ Bài ca dao được lưu truyền trong dân gian bằng thơ lục bát, một thể thơ phổ biến của ca dao, dân ca. Bài thơ của Hồ Xuân Hương được viết bằng chữ Nôm, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
+ Tuy cùng nói về chuyện tình cảm nhưng bài thơ của Hồ Xuân Hương là nói về tình yêu nam nữ để tiến đến hôn nhân, còn bài ca dao nói về chuyện vợ chồng. Cũng nói về duyên nhưng bài ca dao nói đến duyên vợ chồng gắn bó, keo sơn; còn duyên trong bài thơ của Hồ Xuân Hương là duyên giữa chàng trai và cô gái nên nó cũng có thể trở nên vô duyên nếu đối phương trong tình yêu chỉ là kẻ “xanh như lá, bạc như vôi”.
+ Khác với một bài thơ dân gian, thơ của Hồ Xuân Hương mang cá tính mạnh mẽ với những từ ngữ có nét riêng rõ rệt như “này của Xuân Hương”, dùng từ “quệt” thay cho từ “pha” hiền lành trong bài ca dao. Từ ngữ trong bài ca dao, về cơ bản, là những từ ngữ không thể hiện nét riêng cá tính. Như vậy, bài thơ của Hồ Xuân Hương mang tính cá biệt, riêng của bà, không thể lẫn với của người khác, thể hiện hoàn cảnh và số phận của nữ thi sĩ; còn bài ca dao là của chung mọi người, diễn tả tình cảm nồng thắm và luôn có hậu của thơ ca dân gian. Xuân Hương đang khao khát niềm hạnh phúc gia đình mà tác giả dân gian đã có được.
+ Bài ca dao về cơ bản chỉ có nghĩa đơn, có thể hiểu rõ sau khi đọc, còn bài thơ của Hồ Xuân Hương chứa đựng những nghĩa tiềm ẩn, phụ thuộc vào sức đọc, vào sự khám phá, chiêm nghiệm của người thưởng thức, của từng thế hệ bạn đọc.
Câu 8 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Một đàn thằng hỏng đứng mà trông,
Nó đỗ khoa này có sướng không?
Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng.
a) Bài thơ trên viết về điều gì?
b) Hãy chỉ ra những dấu hiệu cho thấy đây là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
c) Tính chất trào phúng của bài thơ được thể hiện qua những hình ảnh nào?
d) Hãy phân tích nghệ thuật đối và so sánh ở hai câu cuối.
Trả lời:
a) Bài thơ chế giễu, châm biếm những người thì đô và không thủ đô, khi nh kẻ thì đồ phải quỳ lạy trước kẻ thù của dân tộc như những kẻ vong quốc, quy đổ cảm thán về tình cảnh bị đặt của nền khoa cử nổi tiếng và của đất nước nói chung.
b) Những dấu hiệu cho thấy đây là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật:
- Số lượng câu: Bài thơ bao gồm 4 câu thơ. Mỗi câu thơ chứa một ý kiến riêng và không liên quan chặt chẽ với các câu thơ khác.
- Đường luật: Các câu thơ tuân theo luật bằng trắc.
- Độ dài câu thơ: Mỗi câu thơ gồm 7 chữ câu, tức là tổng cộng 28 chữ câu.
- Vần: Gieo vần ở cuối mỗi câu thơ 1, 2, 4.
- Nhịp: Nhịp 4/3
- Các câu thơ sử dụng hình ảnh sinh động để diễn tả tình huống và ý nghĩa của bài thơ.
c) Tính chất trào phúng của bài thơ được thể hiện qua cả bốn câu thơ, trong đó, tiêu biểu là những hình ảnh như: “một đàn thăng hỏng”, “nó đỗ .. có sướng không”, đặc biệt là những hình ảnh đối nghịch: “bà đầm ngôi đất vịt”, ông cử ngỏng đầu rồng”.
d) Giễu người thi đỗ là bài thơ tứ tuyệt có vận dụng phép đổi ở hai câu cuối. Trong câu, tác giả sử dụng phép đối danh từ với danh từ, động từ với động từ; đảo vị trí của câu chữ; đối vị trí, hành động của các nhân vật;...
Cùng với đối là nghệ thuật so sánh. So sánh giữa hành vi không đúng chỗ của “bà đầm” – một nhân vật mới xuất hiện trong xã hội thuộc địa, đại diện cho kẻ cai trị, xa lạ với truyền thống, xuất hiện với dáng vẻ “kệch cỡm” ở nơi vốn tôn nghiêm với hình ảnh của người đỗ đạt, đại diện cho niềm vinh quang của khoa cử đương thời. Nay những con người ấy lại phải quỳ lạy, tỏ lòng biết ơn một kẻ ngoại quốc xa lạ, kẻ thù xâm lược đang cai trị, nô dịch dân tộc.
Hai hình ảnh hết sức trái ngược cho thấy sự nhục nhã, xuống cấp về nhân cách của những kẻ đại diện cho tri thức cả một dân tộc trong hoàn cảnh oái ăm của lịch sử.
e) Tâm trạng của tác giả Trần Tế Xương qua các hình ảnh được thể hiện trong bài thơ: Đó là tâm trạng buồn của một người có học, cảm thấy nhục nhã với vị thế thấp hèn của các sĩ tử đỗ đạt trước kẻ thù đô hộ đất nước. Đó cũng là tâm trạng của một người không đỗ đạt nhìn thấy cảnh nhục nhã của nền khoa cử Việt Nam đương thời. Trần Tế Xương bị đánh trượt trong kì thi này do phạm huý. Trong các kì thi xưa, người đi thi phải học thuộc rất nhiều từ kị huý – những từ ngữ do triều đình quy định không được viết trong bài thi do liên quan đến tên huý (tên do cha mẹ đặt) của các bậc bề trên (vua, chúa,...). Đây là một quy định rất oái oăm, khiến cho những người thực tài, tài hoa, không chịu khép mình vào khuôn khổ như Trần Tế Xương luôn luôn bị đánh trượt.
Vịnh khoa thi Hương
Trả lời:
Các biểu hiện cho thấy Vịnh khoa thi Hương là một bài thơ Đường luật trào phúng:
- Đây là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật
+ Bài thơ có tám câu, mỗi câu có bảy chữ.
+ Bài thơ có kết cấu của một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật, bao gồm các cặp câu: để, thực, luận, kết.
+ Chữ thứ hai của các cặp câu 1 – 8, 2–3,4-5, 6-7 niệm với nhau.
+ Bài thơ có luật trắc. Vẫn được gieo ở các câu 1, 2, 4, 6, 8. Nhịp thơ 4/3,
+ Đối được thực hiện ở phần thực và luận.
- Đây là bài thơ trào phúng: Sử dụng các từ ngữ gây cười như: lẫn, lôi thôi âm oẹ (khẩu ngữ), thét, ngoảnh cổ; các hình ảnh được tạo dựng đối lập nhau làm bật ra tiếng cười trào phúng.
Trả lời:
-Việc sử dụng triệt để các phép đối trong hai câu thực và hai câu luận có ý nghĩa quan trọng với mục đích làm nổi bật nội dung trào phúng của tác phẩm.
+ Trong hai câu thực và hai câu luận, danh từ câu trên đối với danh từ câu dưới động từ đối với động từ, tính từ đối với tính từ,...
+ Không chỉ có sự đối nhau chặt chẽ giữa các loại từ, các hình ảnh giữa câu thực 1 và câu thực 2 (sĩ tử - quan trường), câu luận 1 và câu luận 2 (quan sứ - mụ đầm) mà còn có sự đối nhau trong hình ảnh được tạo nên ở hai câu thực với hình ảnh ở hai câu luận (sĩ tử, quan trường với quan sứ, mụ đầm), từ đó, vẽ ra một cách sâu sắc hơn quang cảnh lộn xộn, phản cảm, nhục nhã trong kì thi Hương ở trường thi Hà – Nam.
- Việc sử dụng triệt để các phép đối cũng tạo ra những hình ảnh tương phản trái ngược nhau. Các hình ảnh tương phản này không chỉ tạo nên cái hài, cái đáng cười mà còn tạo cho người đọc cảm giác phẫn nộ, nhục nhã, buồn đau khi ở cái chỗn vốn được coi là tôn nghiêm như trường thi, nơi lựa chọn nhân tài cho đất nước lại có sự hiện diện của kẻ thù xâm lược, những kẻ ngạo mạn ngoại bang, đi theo chúng là những “mụ đầm” kệch cỡm. Chốn tôn nghiêm ấy, do quy định từ xưa, vốn không phải là nơi xuất hiện của phụ nữ, nay lại có mặt những người đàn bà ngoại bang xa lạ. Điều này càng làm tăng thêm nỗi nhục nhã chốn khoa cử dưới cái nhìn của các sĩ tử đương thời. Các câu thực, luận đã thể hiện sự tương phản gay gắt giữa truyền thống đẹp đẽ, tôn nghiêm với sự lộn xộn, kệch cỡm, xô bồ của hiện tại.
- Ngôn từ ở đây được sử dụng khá độc đáo: ngôn ngữ đời thường, kể cả khấu ngữ, được sử dụng một cách linh hoạt. Trật tự từ trong hai câu thực được đảo lộn, ấn tượng như từ láy tượng hình “lôi thôi”, từ tượng thành cám ơn” được đưa lên đầu câu để nhân mạnh sự bệ rạc, phi truyền thống nơi trường thi.
+ Sĩ từ ngày xưa đi thì dù phải mang lều chồng nhưng tư thế vẫn đường hoàng. đình đạc, đầu ngàng cao, tự tin. Nay trông bệ rạc vì phải đi một chặng đường dài, mệt nhọc, vai đeo thêm lọ nước để uống và nấu nướng dọc đường. Tin tức nhà cầm quyền bỏ thì chữ Hán, bắt phải thi chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp càng làm cho các sĩ tử hoảng loạn, lo lắng.
+ Tiếng “ậm oe” ra oai từ chiếc loa của các quan trường – lớp quan trường này đã là công cụ trong tay người Pháp, sự lo sợ dân chúng nổi loạn của nhà cầm quyền càng làm cho cảnh trường thi như chứa chất thêm nhiều điều bất ổn.
+ Các từ “lôi thôi”, “ậm oe”, “quan sứ”, “mụ đầm”... cũng là những khẩu ngữ và từ ngữ mới được đưa vào bài thơ từ cuộc sống đời thường.
Trả lời:
Qua câu kết cũng như cả bài thơ có thể thấy được thái độ và nỗi lòng của Trần Tế Xương trước tình cảnh đất nước:
- Giọng điệu trong hai câu kết: Sau hàng loạt những hình ảnh đầy tính chất chậm biếm được thể hiện trong hai câu thực và hai câu luận thì cái cười trào phúng bỗng lặng đi trong hai câu kết. Hai câu kết thực ra là tiếng kêu đầy đau xót, nếu có tiếng cười thì là tiếng cười nuốt nước mắt vào trong của Tú Xương trước thảm cảnh nhục nhã của khoa cử – vốn là chỗ dựa, niềm kiêu hãnh của đất nước một thời. Tiếng kêu ở đây là tiếng kêu đầy thất vọng, bởi kêu đấy mà không hi vọng có “nhân tài” nào có thể cứu vớt được hoàn cảnh hiện thời. Tiếng kêu ấy trong hoàn cảnh các cuộc khởi nghĩa ở cả ba miền đã bị kẻ thù đàn áp dã man, công cuộc khai thác và xây dựng thuộc địa của chúng đang từng bước bóp nghẹt nền văn hoá dân tộc, còn triều đình thì nhu nhược tiếp tay cho giặc,...
- Qua cả bài thơ, có thể thấy đằng sau tiếng cười trào phúng của Trần Tế Xương là một tấm lòng tha thiết với vận mệnh đất nước, sự căm ghét kẻ thù đã giày xéo lên truyền thống tốt đẹp của dân tộc, căm ghét những kẻ đã tạo nên thực cảnh trở trêu, dở khóc, dở cười, cũng như nỗi đau của một người dân mất nước. Vịnh khoa thì Hương rõ ràng là một bài thơ gọi hồn nước, gọi hồn dân tộc, là tiếng kêu than cảnh tỉnh mọi người về thực tại u buồn của một dân tộc đang trong vòneo em, sự kết hợp giữa cảm xúc trào phúng và trữ tình đã giúp nhà thơ thể hiện được điều gì?
Trả lời:
Sự kết hợp giữa cảm xúc trào phúng và trữ tình là một đặc điểg nô lệ.
Trả lời:
Sự kết hợp giữa cảm xúc trào phúng và trữ tình là một đặc điểm trong thơ trào phúng Trần Tế Xương. Trào phúng mà không kết hợp với trữ tình thì sẽ khiến cho bài thơ trở nên khô khan, không đủ sức lay động lòng người. Hình ảnh trào phúng mà chứa đựng tâm sự, tình cảm của người viết, và thậm chí là nỗi đau mang tính thân phận của họ thì hình ảnh đó sẽ có sức lan toả sâu đậm, đọng lại mãi trong lòng người đọc. Thơ trào phúng của Tú Xương là vậy, tính trữ tình rất đậm nét đã tạo nên tiếng cười cay đắng trào nước mắt và đầy chất bị hải trong thơ ông, mà Vịnh khoa thi Hương là một trong những bài thơ tiêu biểu.
Sự “nghiêm túc” ở hai câu đề, tiếng cười châm biếm sâu cay ở các cầu thực và luận, tiếng kêu phẫn uất ở hai câu kết không phải chỉ để tạo nên những tiếng cười thuần tuý để cười mà qua tiếng cười, Trần Tế Xương muốn phơi bày nổi đau, nỗi nhục trước thực trạng của một đất nước vốn coi chuyện học hành là lẽ sống còn, là niềm kiêu hãnh. Vịnh khoa thi Hương là một bức tranh hiện thực ghi nhận một thời kì đau thương trong lịch sử khoa cử của dân tộc.
Ở đây, tác giả cũng chính là người đã tham gia trực tiếp vào kì thi đó. Ong là một trong những sĩ tử “đeo lọ” nên cảm giác về sự hài hước đến nhục nhã sẽ được tăng lên gấp bội phần trong bài thơ. Trần Tế Xương đã trượt kì thi này chi vì phạm huý, chỉ vì ông quá tài hoa, không thể gò mình trong những quy phạm oái oăm, nực cười của việc thi cử dưới chế độ phong kiến. Sự can thiệp của thực dân Pháp càng khiến cho các kì thi trở nên phức tạp, bệ rạc, hỗn loạn, tức cười hơn. Trào phúng ở đây, do vậy, còn có ít nhiều yếu tố tự trào. Trong nỗi đau của dân tộc, của thời đại còn có nỗi đau riêng của người dự thi, người cầm bút, người tài năng sinh ra không gặp thời. Do vậy, tiếng cười ở đây không phải là tiếng cười sảng khoái, chỉ thuần tuý hướng ngoại, hài hước, chỉ nhằm đến kẻ thù và bọn tay sai của chúng mà còn là tiếng cười cay đắng nuốt nước mắt vào trong, tiếng cười đầy chất bi thương, có tính hướng nội, tiếng cười của sự bất lực trước hoàn cảnh nghiệt ngã của số phận người trí thức trong buổi suy tàn của nền khoa cử nước nhà.
Đi từ cái hài đến cái bị, từ hướng ngoại đến hướng nội, từ hoàn cảnh của cả dân tộc đến thân phận của cá nhân, từ châm biếm gay gắt thực tại đến cảm giác nhục nhã, bất lực là những biểu hiện có tính vận động trong tiếng cười của Trần Tế Xương ở bài thơ Vịnh khoa thi Hương. Bài thơ không đơn thuần chỉ vịnh cảnh trường thi mà qua đó đã thể hiện nỗi lòng của người làm thơ, thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm hứng trào phúng và trữ tình.
Câu 5 trang 13 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Em ấn tượng nhất với nhân vật nào trong bài thơ? Vì sao?
Trả lời:
Nhân vật khiến em ấn tượng nhất là mụ đầm vì đây là nhân vật mới xuất hiện nhưng đã thể hiện được rõ sự lố bịch, kệch cỡm của xã hội, cũng như thể hiện sự nhục nhã, yếu hèn của một đất nước đang chịu cảnh nô lệ. Chốn tôn nghiêm ấy từ xưa vốn không phải là nơi xuất hiện của phụ nữ, nay lại có mặt những người đàn bà ngoại bang xa lạ. Điều này càng làm tăng thêm nỗi nhục nhã chốn khoa cử dưới cái nhìn của các sĩ tử đương thời. Các câu thực, luận đã thể hiện sự tương phản gay gắt giữa truyền thống đẹp đẽ, tôn nghiêm với sự lộn xộn, kệch cỡm, xô bồ của hiện tại, từ đây nét châm biếm gay gắt càng được thể hiện sâu sắc.
Trả lời:
Chỉ bằng 8 dòng thơ ngắn ngủi, nhà thơ Trần Tế Xương đã vẽ nên khung cảnh trường thi đầy chân thực của xã hội Việt nam buổi giao thời trong chế độ thực dân và phong kiến, để từ đó gửi gắm thái độ trọng danh dự và tâm sự lo nước, thương đời của nhà thơ. Bức tranh miêu tả quang cảnh kì thi Hương cuối mùa 3 năm mới có một lần, nhưng lại lố lăng, trơ trẽn, giả tạo. Ở đó, trường Nam Định với Hà Nội giờ đây bị xếp chung lẫn lộn với nhau. Chữ “lẫn” diễn tả khéo cái tình chất hỗn tạp, láo nháo, không ra thể thống gì của buổi thi. Nhân vật chính của buổi thi - sĩ tử và quan trường thì hiện lên với dáng vẻ tạp nham, lôi thôi. Người thí sinh với dáng vẻ xốc xếch chai lọ. Hình ảnh “vai đeo lọ” nổi lên thật mỉa mai cái dáng vẻ xiêu vẹo, gãy đổ, lếch thếch, không ra tướng tá của những ông cử tương lai. Quan trường thì “ậm ọe”, ú ớ, nói không thành tiếng, giọng điệu la lối, vênh váo của kẻ dựa hơi không có thực quyền. Thí sinh mất đi vẻ nho nhã trí thức, giám khảo không còn dáng nghiêm trang đáng tôn kính. Hình ảnh “ông Tây mụ đầm” đã phản ánh đúng bản chất xã hội Việt nam lúc bấy giờ: yếu ớt, hèn yếu, là xã hội nô lệ dưới kẻ nắm quyền thực dân. Hình ảnh quan Tây mụ đầm ngồi vị trí cao ngất cho thấy rõ cảnh mất nước. Từ đây, Tế Xương đã châm biếm, mỉa mai hết sức tài tình. Qua Đó, ông gợi nên nỗi nhục mất nước đang hiển hiện ngay trước mặt. Cái cười mỉa mai nhường chỗ cho nỗi đau xót sâu cay trước hiện thực đất nước và niềm thương cảm vô bờ ông dành cho nhân dân thời buổi loạn lạc.
Câu 7 trang 13 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Cũng cờ, cũng biển, cũng cận đại
Mảnh giấy làm nên thần giáp bảng
Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ,
Nghĩ rằng đồ thật, hoá đồ chơi!
(Nguyễn Khuyến, in trong Nguyễn Khuyến - Tác phẩm, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1984)
Trả lời:
a) - Qua việc miêu tả hình nộm ông tiến sĩ giấy (ông nghè tháng Tám, một thứ đồ chơi cho trẻ em vào dịp tết Trung thu hằng năm ở Việt Nam thời xưa), Nguyễn Khuyến đã phê phán thực trạng hư danh của những kẻ mang danh đỗ đạt cao nhưng thực chất lại rỗng tuếch trong bối cảnh khoa cử ở thời kì đầu của chế độ thực dân, phong kiến; cảm thán cho tình trạng bi thảm của nền thực học nước nhà.
- Bài thơ được viết vào giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX, sau khi thực dân Pháp đánh chiếm toàn bộ Việt Nam, dựng nên chính quyền bù nhìn, thực hiện chính sách xây dựng thuộc địa. Trong tình trạng lộn xộn đó, nền khoa cử Việt Nam xuống dốc trầm trọng, tệ mua quan, bán tước phổ biến, nhiều kẻ không có thực tài do nhiều nguyên nhân mà đỗ đạt, leo lên các bậc thang danh vọng. Nguyễn Khuyến đau xót trước tình cảnh đó, đã châm biếm biểu tượng tiêu biểu nhất của nền khoa cử khi ấy: ông tiến sĩ qua hình tượng tiến sĩ giấy.
b) - Bố cục: 3 phần
+ Hai câu đề
+ Hai câu thực và hai câu luận
+ Hai câu kết
- Thể thơ: Bài Tiến sĩ giấy được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
* Dấu hiệu nhận biết:
+ Mỗi câu 7 chữ, cả bài có 8 câu chia 4 phần (đề, thực, luận, kết)
+ Tuân theo luật bằng trắc của thơ Đường luật
+ Gieo vần bằng ở cuối câu 1, 2, 4, 6, 8
+ Nhịp thơ 4/3
c) - Việc sử dụng triệt để các phép đối trong hai câu thực và hai câu luận có ý nghĩa quan trọng với mục đích làm nổi bật nội dung trào phúng của tác phẩm.
+ Trong hai câu thực và hai câu luận, danh từ câu trên đối với danh từ câu dưới, động từ đối với động từ, tính từ đối với tính từ,...
+ Với cách sử dụng từ mang ý nghĩa tương phản (mảnh giấy – thân giáp bảng, nét son - mặt văn khôi) ở hai câu thực, tác giả đã làm sáng tỏ được thực chất hèn kém của những ông tiến sĩ băng xương, bằng thịt thời tác giả sông. Danh pháp những ông nghè ấy hoá ra không phải được tạo dựng băng thực tài, thực học, ngày, lại, được cố kết nên bởi những thứ phù phiếm, hình thức từ bên ngoài.
- Việc sử dụng triệt để các phép đổi đã tạo ra những hình ảnh tương phản trái ngược nhau. Các hình ảnh tương phản này không chỉ tạo nên cái hai, cái dáng của mà còn tạo cho người đọc cảm giác phẫn nộ, nhục nhã, buồn đau khi những hình ảnh trang nghiêm trong truyền thông nay đã trở nên thảm hại, đáng cười trước sự nhố nhăng của xã hội thực dân, phong kiến ở thời kì đầu. Các cầu thực, luận đã tr hiện sự tương phản gay gắt giữa truyền thông đẹp đẽ, tôn nghiêm với sự lộn xộn kệch cỡm, xô bồ của hiện tại.
- Ngôn từ được sử dụng ở đây khá độc đáo: ngôn ngữ đời thường, kể cả khẩu được sử dụng một cách linh hoạt. Trật tự từ trong hai câu thực được đảo lộn, các tr gây ấn tượng như “mảnh giấy”, “nét son”, “tấm thân”, “cái giá khoa danh” được đạ lên đầu câu để nhấn mạnh sự bệ rạc, hình thức, giả dối của biểu tượng thời đại.
HS cần trình bày những ý trên và ý mà các em tự phát hiện thêm bằng các đoạn văn hoàn chỉnh với dẫn chứng cụ thể.
d) Bên cạnh giá trị trào phúng, phê phán, thậm chí hạ bệ thần tượng thuộc loại danh giá nhất của xã hội thực dân, phong kiến thời Nguyễn Khuyến, có thể nói bài thơ Tiến sĩ giấy còn mang ý vị tự trào.
- Bản thân Nguyễn Khuyến cũng là một ông nghè nhưng ông không giống những kẻ hữu danh vô thực mà ông đã phê phán. Nguyễn Khuyến đỗ đầu ba kì thi (Hương, Hội, Đình), được vua ban hai chữ “Tam nguyên” (đỗ đầu ba kì thi), là người thực tài.
- Là người thực tài và là một trí thức yêu nước nhưng Nguyễn Khuyến luôn cảm thấy bất lực trước thực trạng đất nước, khi tài năng nặng về sách vở, thi lễ của ông trở nên vô dụng, không giúp ích gì cho thời cuộc, khi đất nước đã rơi vào tay ngoại xâm, triều đình trở thành tay sai cho giặc, khoa cử trở thành nơi đào tạo kẻ thừa hành cho chính phủ thuộc địa, không còn thực chất như xưa.
- Vì vậy, trong hình ảnh của ông tiến sĩ giấy có cả hình bóng của cụ Tam nguyên Nguyễn Khuyến. Vị khôi nguyên tam khoa thấy mình là con người thừa, con người vô tích sự. Do đó, hình tượng tiến sĩ giấy còn có thêm ý vị bị thương, bi kịch, tự trào. Trào phúng ở đây tưởng chỉ hướng ngoại mà thực ra còn hướng nội, hình tượng tiến sĩ giấy tưởng rất xa lạ mà lại có nét gần gũi.
e) Môi tương quan giữa cái danh và cái thực trong cuộc sống và trong học tập:
- Trong cuộc sống, cái danh của một con người (ví dụ, học vị: cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ; chức danh: hiệu trưởng, giám đốc một cơ quan, viện trưởng một viện nghiên cứu khoa học,...) cân phải xứng đáng, phù hợp với cái thực mà họ có được (cử nhân phải tốt nghiệp trình độ đại học, có thể làm tốt nghề nghiệp đã được đào tạo, thạc đầu sẽ phải trải qua quá trình học sau đại học, bảo vệ thành công luận văn, luận án, có tri thức và cách làm việc ở trình độ cao hơn cử nhân, giám đốc một xí nghiệp sản xuất
phải am hiểu sâu sắc công việc chuyên môn mà mình đảm nhiệm, có năng lực quản lí, điều hành, đưa xí nghiệp phát triển phù hợp với sự tiến bộ của khoa học, kĩ thuật...)
- Nhưng trong thực tế, vẫn có một số trường hợp, giữa danh và thực là một khoảng cách lớn. Có những người mang những cái danh rất lớn nhưng thực ra lại không có kiến thức về lĩnh vực mình được đảm nhiệm, do làm trái ngành, trái nghề, ăn không được đào tạo; do tiêu cực mà có được bằng cấp, được đảm nhiệm những chức vụ, vị trí không tương xứng. Những hiện tượng đó sẽ cản trở sự phát triển, ổn định của xã hội, tiếp tục gây nên những việc tiêu cực.
- Để giảm bớt các hiện tượng trên, xã hội cần phải có những chuẩn mực chặt chẽ hơn, dựa trên pháp luật, đề cao dân chủ, dựa trên tiêu chuẩn thực học, thực việc để hoa chọn và đánh giá con người.
Xa ngắm thác núi Lư
Trả lời:
- Câu thơ đầu miêu tả đỉnh núi Hương Lộ vào buổi sáng khi có ánh sáng Mặt Trời chiếu rọi. Hương Lộ là một đỉnh núi cao, quanh năm có mây mù bao phủ, đứng xa trông như một lò hương nên gọi là Hương Lô. Mặt Trời chiếu rọi, sương mù phản chiếu sinh làn khói tía, tạo nên một bức tranh thiên nhiên ngoạn mục.
- Câu thơ đầu mang cái nhìn bao quát, vẽ ra cái nền (phông) của cả bức tranh về núi Hương Lộ. Ba câu thơ sau đều dựa trên cái nền này để miêu tả trực tiếp, tạo dụng các chi tiết của thác nước và thể hiện cảm xúc của nhà thơ.
Trả lời:
Vị trí đứng ngắm thác nước của Lý Bạch và lợi thế của việc chọn điểm nhìn đó để quan sát và miêu tả cảnh vật:
- Người ta có thể đúng ở nhiều góc độ khác nhau để ngắm thác nước. Có thể đứng trên đỉnh thác nhìn xuống hoặc đứng dưới chân thác nhìn lên. Nhưng Lý Bạch đã chọn một vị trí đứng ngắm thác nước của riêng ông: đứng từ xa, ở vị trí có thể bao quát thác nước giữa thiên nhiên, vũ trụ bao la. Điều đó được thể hiện rõ trong bài thơ qua hai chữ vọng (trông từ xa) ngay ở đầu đề bài thơ và dao (xa) ở câu thơ thứ hai.
- Việc đứng từ xa quan sát cho thấy người ngắm cảnh có tâm hồn phóng khoáng muốn bao quát toàn bộ cảnh vật trong một bức tranh rộng lớn, kết nối giữa trời, núi, dòng thác, dòng sông, mặt đất và con người, từ đó làm nổi bật được vẻ đẹp hùng vĩ hoành tráng và đầy lãng mạn của dòng thác nối trời với đất. Phải đứng ở vị trí đó nhà thơ mới có thể nhìn thấy ngọn núi, Mặt Trời, khói lửa, mới nhìn thấy dòng thác như một dải lụa trắng bay thẳng xuống từ “ba nghìn thước, tưởng như dải Ngân Hà từ chín tầng mây. Tất cả đang hướng đến mặt đất, nơi có con người với tâm hồn sảng khoái, yêu say đắm vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên đang đứng chiêm ngưỡng như chủ nhân của cảnh vật tuyệt vời đó. Trung tâm của vũ trụ như đang hội tụ ở nơi này.
- Việc lựa chọn điểm nhìn cảnh vật cho thấy tầm nhìn xa rộng, bao quát cả vũ trụ của bậc thi nhân có tâm hồn lãng mạn, yêu thích sự tự do, phóng khoáng và từ đó mà sáng tạo nên một áng thơ tuyệt mĩ.
Trả lời:
- Câu đầu: Nhà thơ miêu tả ngọn núi Hương Lô khi Mặt Trời lên. Ánh nắng Mặt Trời kết hợp với hơi nước bốc lên từ ngọn núi đã tạo nên làn khói tía với màu sắc rực rỡ như cầu vồng, nối liền bầu trời và mặt đất. Đây là lúc bình minh đang lên, cảnh sắc thật là huyền ảo.
- Câu 2 bắt đầu miêu tả trực tiếp thác nước: “Xa nhìn dòng thác treo trên dòng sông phía trước”. Động từ quan trọng nhất trong câu thơ là từ quải (treo). Từ độ cao của đỉnh núi, thác nước chảy rất mạnh nhưng nhìn từ xa, thác nước như không chảy mà như đang được treo trước dòng sông giống một dải lụa trắng.
- Câu 3 có hai động từ: phi lưu (nước chảy như bay), trực hả (đổ thẳng xuống). Câu thơ khắc hoạ sự hoành tráng, kì vĩ của thác nước, không chỉ nói đến tốc độ như bay và sức mạnh của thác nước mà còn diễn tả được thế núi cao và sườn núi dựng đứng thật hùng vĩ. Ba từ tam thiên xích (ba nghìn thước) là một con số ước lệ nhằm tạo ra ấn tượng về độ cao như nối với bầu trời của thác nước.
- Câu cuối thể hiện sức tưởng tượng độc đáo của nhà thơ khi ngỡ thác nước như dải Ngân Hà rơi xuống từ chín tầng mây tạo nên một bức tranh phong cảnh tráng lệ.
Cả bài thơ là một bức tranh tuyệt vời. Từ góc độ quan sát của mình, Lý Bạch đã sáng tạo ra một tác phẩm nghệ thuật bất hủ, ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của thiên nhiên trong mối quan hệ với con người. Tư thế của con người trong bức tranh ấy cũng thật đẹp: rất hào sảng, tự tin và như đang làm chủ cả vũ trụ bao la.
A. Xa nhìn dòng thác chảy như bay đổ thẳng xuống
B. Xa nhìn Mặt Trời chiếu xuống dòng thác sinh làn khói tía
C. Xa nhìn dòng thác treo trên dòng sông phía trước
D. Xa nhìn ngỡ là dòng sông rơi tự chín tầng mây
Trả lời:
Đáp án C
Trả lời:
Ở câu thơ cuối, để diễn tả vẻ đẹp hoành tráng và huyền ảo của thác nước, nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật cường điệu, phóng đại. Động từ nghi thị (ngỡ là) được đưa lên đầu câu để diễn tả cảm giác ngỡ ngàng của nhà thơ. Tiếp theo, động từ lạc (rơi) làm rõ hơn cảm giác đó và làm tăng thêm sự huyền ảo, diễm lệ của thác nước.
Lối nói cường điệu, phóng đại là một thủ pháp của thơ ca. Ở bài thơ này, thủ pháp đó không hệ làm giảm bớt tính chân thực của bức tranh phong cảnh, mà càng làm tăng thêm sự hùng vĩ của thác nước và chỉ có sự so sánh cường điệu như vậy mới có thể diễn tả hết được vẻ đẹp hoành tráng, diễm lệ của cảnh vật được miêu tả.
Trả lời:
Qua bài thơ, Lý Bạch đã thể hiện ông là một nhà thơ yêu thích vẻ đẹp kì vĩ của thiên nhiên với một tâm hồn trong sáng, cho thấy tính cách hào phóng, mạnh mẽ và hết sức lãng mạn của bậc “tiên thử”. Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ lại tìm đến miêu tả thác nước hùng vĩ trên núi Lư vào một ngày có nắng chiếu rọi trên đỉnh núi (đỉnh núi này thường xuyên có mây mù bao phủ) mà không lựa chọn một cảnh đẹp khác, hoặc một thời điểm khác của cảnh vật này; bởi sự hùng vĩ, hào sảng của thác nước phù hợp với tính cách và tâm hồn thi sĩ trong ông, một con người luôn yêu thích vẻ đẹp kì ảo của thiên nhiên, vũ trụ. Vì vậy, bài thơ không dừng ở việc tả cảnh, vịnh cảnh một cách thuần tuý mà còn khắc hoạ tính cách và tâm hồn con người Lý Bạch.
Trong bài thơ này, giữa cảnh và tình có sự thống nhất, gắn bó mật thiết, bút pháp “tả cảnh ngụ tình” đã được sử dụng một cách tinh tế. Cả bài thơ là một sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảnh và tinh, đằng sau bức tranh thiên nhiên chính là con người Lý Bạch, bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ đó đã biểu lộ tình yêu và sự gắn bó với thiên nhiên của tác giả.
Câu 7 trang 15 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
NGẮM CẢNH CHIỀU Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG
(Thiên Trường vãn vọng)
Phiên âm:
Thôn hậu thôn tiến đạm tự yên,
Bán vô bán hữu tịch dương biên.
Mục đồng địch lí quy ngưu tận,
Bạch lộ song song phi hạ điền.
Dịch nghĩa:
Sau thôn, trước thôn đều mờ mờ như khói phủ
Bên bóng chiều (cảnh vật) nửa như có, nửa như không.
Trong tiếng sáo mục đồng dẫn trâu về hết
Từng đôi cò trắng hạ cánh xuống cánh đồng.
Dịch thơ:
Trước xóm, sau thôn tựa khỏi lồng.
Bóng chiều dường có, lại đường không
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết,
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.
(Trần Nhân Tông, in trong Thơ văn Lý – Trần, tập II, Quyến thượng Ngô Tất Tố dịch, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1989)
d) Nội dung chính của bài thơ là gì? Em thích hình ảnh nào nhất trong bài thơ?
Trả lời:
a) - Tác giả Trần Nhân Tông
+ Tên khai sinh là Trần Khâm, tự là Thanh Phúc, là vị vua thứ ba của nhà Trần nước Đại Việt. Vua Trần Nhân Tông trị vì từ ngày 8 tháng 11 năm 1278 đến ngày 16 tháng 4 năm 1293, sau đó làm Thái thượng hoàng rồi đi tu Sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm cho đến khi qua đời.
+ Ông được đánh giá là một vị Hoàng đế anh minh, đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển bền vững của Đại Việt cuối thế kỷ XIII, cũng như việc bảo vệ nền độc lập và mở rộng lãnh thổ đất nước. Ngoài ra, Trần Nhân Tông cũng là một thiền sư lớn của Phật giáo Việt Nam thời trung đại. Ông là 1 trong 14 vị anh hùng dân tộc Việt Nam.
- Bối cảnh ra đời của bài thơ: Bài thơ Ngắm cảnh chiều ở phủ Thiên Trường được sáng tác trong dịp nhà vua, khi đó đã lên Yên Tử đi tu, trở thành Sư tổ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, về thăm quê cũ ở Thiên Trường, nơi có cung điện, phủ thờ tổ tiên nhà Trần.
b) - Ngắm cảnh chiều ở phủ Thiên Trường được viết bằng chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Bài thơ được viết theo luật trắc vì chữ thứ hai của câu thứ nhất mang thanh trắc.
- Các tử cuối của câu 1, 2, 4 là các từ mang vần của bài thơ.
c) - Không gian mà bài thơ miêu tả là không gian tự nhiên, nơi có làng xóm và sinh hoạt của con người, không phải là nơi cung đình của các bậc vua chúa.
Cảnh vật làng xóm và cảnh sinh hoạt của người dân tạo nên một không gian sống động mà yên bình, đẹp đẽ nhưng cũng rất huyền ảo, binh dị.
- Thời gian vào một buổi chiều cuối thu, khi mùa thu chưa qua và mùa đông chưa tới, nên sau thôn, trước thôn đều có sương mù bảng lảng như khói phủ, Mặt Trời bắt đầu ngả bóng sớm tạo nên những mảng trời nơi vẫn có ánh nắng, nơi thì đã ngả về chiều.
- Không gian và thời gian mà bài thơ miêu tả cho thấy tâm trạng bình yên, trầm tư của tác giả. Tác giả là một nhà vua, một người anh hùng vừa cùng dân tộc trải qua những cuộc chiến tranh khốc liệt để bảo vệ nền độc lập và cuộc sống cho muôn dân nên đây có lẽ là giây phút bình yên hiếm hoi khi ông đang trải nghiệm những thời khắc hoà bình phải đánh đổi bằng bao xương máu, gian khổ của muôn dân. Không gian và thời gian tĩnh lặng, hài hoà ấy cũng rất phù hợp với tâm thế hiền hoà, yêu thích sự yên tĩnh của một vị thiền sư đắc đạo nhưng vẫn mong muốn được giao hoa với cuộc sống bình dị, thường ngày của người dân.
=> Sự anh minh, nhân ái của một hoàng đế, khí phách của người anh hùng dân tộc, sự trầm tư của một thiền sư và tâm hồn của một thi sĩ như đang hoà quyện trong tác giả Trần Nhân Tông.
d) - Nội dung chính của bài thơ Ngắm cảnh chiều ở phủ Thiên Trường: Bài thơ khắc hoạ vẻ đẹp tự nhiên hết sức tươi đẹp, bình yên ở phủ Thiên Trường vào một buổi chiều cuối thu, khi sương mù quyện với khói bếp bắt đầu bao phủ làng xóm, ánh nắng đang dần tắt, đàn trâu đã về hết nhưng tiếng sáo của mục đồng vẫn văng vẳng trong không gian không dứt và cò trắng từng đôi liệng xuống cánh đồng tràn đầy sự sống tốt lành.
- Bốn câu thơ đều khắc hoạ những cảnh đẹp của làng xóm phía trước phủ Thiên Trường. Em thích hình ảnh làng xóm thân quen nhưng cũng rất huyền ảo ở hai câu đầu; hình ảnh mục đồng cưỡi trâu thổi sáo, hình ảnh sống động của từng đôi cò trắng hạ cánh xuống cánh đồng,... cho thấy sự sống đã trở lại, đang sinh sôi nảy nở có thể ngay trên mảnh đất mà thời gian trước đó là chiến trường, nơi giao tranh giữa những người dân yêu nước và kẻ thù xâm lược. Ở đây, tác giả đã sử dụng nghệ thuật tả thực, tượng trưng, “tả cảnh ngụ tình” để khắc họa hình ảnh đó.
Vị trí đứng ngắm cảnh của nhà vua, Sư tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông:
- Nhà vua dường như đang đứng quay lưng lại với cung điện, miếu mạo - nơi xa hoa, tôn nghiêm mà người dân thường không được lui tới . để nhìn ra làng xóm, ruộng vườn - nơi người dân sinh sống, nơi có cảnh vật tươi đẹp, nên thơ ở bên ngoài.
- Vị trí này cho thấy sự gần gũi của một ông vua, một vị thiền sư với cuộc sống của người dân – lực lượng xã hội đông đảo mà Trần Nhân Tông biết rất rõ sức mạnh và vai trò quan trọng của họ trong các cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại trước những kẻ thù hung hãn nhất của thời đại mà ông đã từng chứng kiến và trải qua với tư cách của người đứng đầu đất nước. Trần Nhân Tông không chỉ là một ông vua bình thường, ông còn là một ông vua anh hùng, vị chỉ huy tối cao trong hai cuộc kháng chiến lần thứ hai và lần thứ ba của Đại Việt chống quân Mông – Nguyên xâm lược. -Vị trí đứng ngắm cảnh cũng cho thấy đây là một ông vua, một vị sư tổ hết sức yêu
mến cảnh vật thiên nhiên, luôn mong muốn đất nước hoà bình, cuộc sống của người dân ấm no, hạnh phúc.
Cảnh khuya
Trả lời:
- Bài thơ viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, được viết bằng chữ Quốc ngữ, mang đậm bản sắc dân tộc với hình ảnh, ngôn từ hiện đại.
- Các câu mang vần của bài thơ là các câu 1, 2, 4.
- Qua việc miêu tả cảnh đẹp đêm khuya ở chiến khu Việt Bắc, Hồ Chí Minh đã bộc lộ nỗi lòng lo lắng cho vận nước, cho công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc.
Trả lời:
Cảnh khuya của núi rừng Việt Bắc và tâm hồn nhà thơ:
- Hai câu thơ đầu miêu tả cảnh đẹp của núi rừng Việt Bắc. Về khuya, mọi vật như càng đẹp thêm. Có tiếng suối chảy nghe như tiếng hát xa. Bóng trăng lồng trong vòm cây cổ thụ, chiếu ánh sáng khiến cho lá và hoa rừng đẹp lung linh như có vạn đoá hoa. Cảnh vật như ở chốn bồng lai tiên cảnh.
- Vẻ đẹp của cảnh khuya cho thấy tác giả là một người có tâm hồn lãng mạn, hết sức gần gũi và yêu mến vẻ đẹp của thiên nhiên. Cảnh đẹp đó làm xao xuyến lòng người, khiến con người dường như quên hết sự đời và có thể chìm vào giấc ngủ. Nhưng các câu thơ tiếp theo cho thấy tác giả bài thơ không phải là một người say mê vẻ đẹp của tạo hoá mà quên lãng sự đời.
Trả lời:
Con người Hồ Chí Minh qua hai câu thơ cuối
- Câu thứ ba của bài thơ cung cấp hai thông tin: 1) Cảnh khuya đẹp như vẽ; 2) Người ngắm cảnh chưa ngủ.
- Câu thơ cuối đã tạo nên sự bất ngờ khi một lần nữa nhắc lại hai từ “chưa ngủ” của câu trên: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”. Đọc đến câu thứ ba có thể nghĩ tác giả chưa ngủ vì say mê cảnh đẹp nhưng câu thơ cuối đã cho thấy rõ lí do của việc nhà thơ chưa ngủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa ngủ vì đang trăn trở, lo lắng cho vận mệnh dân tộc, cho cuộc kháng chiến đang trong giai đoạn khó khăn, kẻ thủ đang tiến quân lên Việt Bắc hòng tiêu diệt cơ quan đầu não và lực lượng chủ lực của cuộc kháng chiến; nhà thơ lo cho những người chiến sĩ đang vất vả ngày đêm ngoài chiến trường, thương đồng bào trong vùng tạm chiếm đang rên xiết dưới ách đô hộ của giặc Pháp,...
- Qua bài thơ, có thể thấy được tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác Hồ, người đã hi sinh cả cuộc đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc. Người trong bất kì hoàn cảnh nào cũng luôn một lòng, một dạ nghĩ tới đất nước, đồng bào. Vẻ đẹp vĩ đại mà gần gũi ấy được toát lên từ những từ ngữ, hình ảnh hết sức bình thường, giản dị.
A. Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao
B. Cảnh vật được miêu tả có màu sắc vừa cổ điển vừa hiện đại
C. Tâm hồn thi sĩ kết hợp với phẩm chất người chiến sĩ trước vận mệnh đất nước
Trả lời:
Đáp án D
Trả lời:
Qua bài thơ Cảnh khuya, có thể thấy được vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Hồ Chí Minh:
- Bác là một người rất yêu mến và gần gũi thiên nhiên, sống hoà đồng với thế giới tự nhiên, luôn nhìn ra vẻ đẹp của cảnh vật.
- Là một người đặt vận mệnh dân tộc lên trên hết; một lòng, một dạ với công cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc; luôn khao khát đem lại cho nhân dân cuộc sống ấm no, hạnh phúc; quên đi lợi ích, niềm vui cá nhân của mình để cống hiến cả cuộc đời cho đất nước, dân tộc.
- Bác là một lãnh tụ có tâm hồn thi sĩ, hết sức gần gũi và trong sáng. Bác sáng tác thơ không nhằm mục đích làm nghệ thuật như các nhà thơ khác nhưng thơ Bác góp phần tạo ra bước tiến mới cho văn học dân tộc, kết nối truyền thống và hiện đại, vừa mang phong thái trầm tư của một nhà hiền triết phương Đông vừa rất trẻ trung, hiện đại.
Trả lời:
- Bài thơ khác có hình ảnh trăng của Hồ Chí Minh: Rằm tháng giêng
Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
- So sánh việc thể hiện hình ảnh trăng trong hai bài thơ:
* Giống nhau:
+ Đều được sáng tác ở Việt Bắc những năm đầu chống Pháp
+ Đều là thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
+ Đều miêu tả cảnh trăng đêm ở chiến khu Việt Bắc.
+ Đều bộc lộ tâm hồn yêu thiên nhiên, lòng yêu nước, phong thái ung dung, tự tại, sự kết hợp giữa tâm hồn nghệ sĩ và chiến sĩ của Bác.
* Khác nhau:
+ Bài Cảnh khuya viết bằng tiếng Việt, Là ảnh trăng rừng lồng vào vòm cây hoa lá nhiều tầng, nhiều đường nét. Nhà thơ một mình ngắm trăng và cảm nhận vẻ đẹp của trăng trong đêm khuya.
+ Bài Rằm tháng giêng viết bằng tiếng Hán. Bài Rằm tháng giêng là trăng trên sông nước, không gian bát ngát, tràn đầy sắc xuân. Nhà thơ cùng đồng chí của mình bàn việc quân.
Câu 7 trang 17 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Phiên âm:
Giam phòng ban trưởng thiên thiên đổ,
Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền.
Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự,
Lai Tân y cựu thái bình thiên.
Dịch nghĩa.
Ban trưởng nhà giam ngày ngày đánh bạc,
Cảnh trưởng tham lam ăn tiền phạm nhân bị áp giải.
Huyện trưởng chong đèn làm việc công,
Lai Tân vẫn thái bình như xưa.
Dịch thơ:
Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc,
Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh.
Chong đèn, huyện trưởng làm công việc,
Trời đất Lai Tân vẫn thái bình.
(Hồ Chí Minh, in trong Suy nghĩ mới về “Nhật kí trong tù”, Nguyễn Huệ Chi (Chủ biên), Nam Trân dịch, NXB Giáo dục, 1995)
a) Trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ Lai Tân của Hồ Chí Minh và cho biết bài thơ viết về vấn đề gì.
b) Bài Lai Tân thuộc thể thơ nào? Nêu những dấu hiệu giúp em nhận biết được điều đó.
c) Phân tích hai câu đầu để thấy việc làm của các quan chức được tác giả diễn trong bài thơ.
d) Từ hai câu đầu, hãy cho biết ở câu 3, huyện trưởng đang chong đèn để làm công việc gì?
Trả lời:
a) Lai Tân là tên bài thơ thứ 96 trong tập thơ Nhật kí trong tù (Ngục trung nhật kĩ) của Hồ Chí Minh, được sáng tác từ ngày 29-8-1942 đến ngày 10-9-1943, khi Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam trên đường hoạt động cách mạng ở Trung Quốc, giải qua nhiều nhà tù thuộc tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), trong đó có nhà tù Lai Tân
Bằng nghệ thuật châm biếm sâu sắc, nhà thơ đã vạch trần bản chất xấu xa của những kẻ đứng đâu xã hội ở Lai Tân, qua đó phê phán sự mục nát của chế độ nhà tù và xã hội Trung Quốc thời kì Tưởng Giới Thạch.
b) Đây là bài thơ Đường luật chữ Hán thất ngôn tứ tuyệt. Các dấu hiệu nhận biết:
- Bài thơ có bốn câu, mỗi câu bảy chữ.
- Âm tiết thứ hai của câu 1 và 4 (phòng – Tân), của câu 2 và 3 (trưởng – trưởng) niêm với nhau.
- Bài thơ có luật bằng (phòng), vần gieo ở cuối câu 2 và 4 (tiền – thiên), nhịp của các câu thơ ở phần phiên âm chữ Hán là 4/3.
c) Đối tượng là các quan chức chính quyền của huyện Lai Tân: ban trưởng nhà lao và cảnh trưởng.
- Ban trưởng: đánh bạc ngày ngày và tiền để đánh bạc tất nhiên là từ việc bóc lột, cướp bóc của phạm nhân mà ra.
- Cảnh trưởng kiếm ăn từ việc giải phạm nhân từ nhà tù này đến nhà tù khác và ăn của đút lót hoặc bóc lột sức lao động của họ. Bác Hồ trong thời gian bị giam cầm tại đây đã bị áp giải qua 18 nhà lao thuộc 13 huyện của tỉnh Quảng Tây. Bác đã bị giam cầm, trải bao khổ cực, bị lao động khổ sai, chứng kiến bao sự thối nát của chế độ Tưởng Giới Thạch đương thời.
d) Ở hai câu đầu của bài thơ, tác giả kể lại các hành động bất thường đáng cười của ban trưởng nhà lao và cảnh trưởng Lai Tân; đến câu 3, giọng điệu của bài thơ bỗng chững lại. Dường như nhà thơ đang ca ngợi viên huyện trưởng – người đứng đầu chính quyền nhà nước ở huyện Lai Tân. Huyện trưởng chong đèn làm việc cả ban đêm một cách hết sức tận tuỵ. Ông ta đang làm gì vậy? Câu trả lời dường như đã có sẵn ở hai câu thơ trên. Một xã hội bát nháo, nhố nhăng, ăn cướp của cả những người tù khốn khổ như ở Lai Tân khi ấy, thì viên huyện trưởng – kẻ điều hành và phải chịu trách nhiệm chính về mọi việc đang xảy ra, chắc chắn không thể là người chân chính. Y chong đèn suốt đêm có lẽ cũng là để làm những việc bất lương trên những đồng tiền nhơ bẩn từ cấp dưới dâng lên. Tác giả không nói rõ nhưng người đọc có thể suy luận ra “công việc” của viên huyện trưởng là gì.
e) Ngược lại với giọng điệu tố cáo ở hai câu đầu, trong câu 3 và đặc biệt ở câu 4, dường như tác giả lại chuyển sang “ca ngợi”: ca ngợi sự tận tuỵ của huyện trưởng và nền “thái bình” của cái xã hội thực ra là bát nháo, phi nhân ở Lai Tân.
Ở đây, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật đối lập, tự để cho độc giả tìm ra sự đối lập, ngược đời đó. Do vậy, hai câu cuối của bài thơ không hề mâu thuẫn với nội thật, tự đi đến kết luận. Tiếng cười hài hước, châm biếm của bài thơ bật dung của hai câu trên, mà cả bài thơ tạo thành một thể thống nhất: hai câu đầu làm rõ hai câu sau; hai câu sau, đặc biệt là câu kết, đã làm rõ thêm những hành động công khai, trắng trợn ở hai câu trước.
II. Bài tập tiếng Việt
Bài tập tiếng Việt trang 18, 19, 20
a)
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
(Bà Huyện Thanh Quan)
b)
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.
(Trần Tế Xương)
c)
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
(Huy Cận)
d)
Đã tan tác những bóng thù hắc ám
Đã sáng lại trời thu tháng Tám
(Tố Hữu)
Trả lời:
a) - Biện pháp tu từ đảo ngữ: Lom khom dưới núi; Lác đác bên sông
- Tác dụng: Nhấn mạnh cuộc sống mưu sinh, bươn trải của người dân và khung cảnh thưa thớt, vắng vẻ, tiêu điều nơi chân đèo Ngang.
b) - Biện pháp tu từ đảo ngữ: Lôi thôi sĩ tử; ậm ọe quan trường
- Tác dụng: nhấn mạnh vẻ ngoài cẩu thả, nhếch nhác; tác phong rệu rạo, biếng nhác của những vị quan hiền tài và sĩ tử tri thức của đất nước trong giai đoạn đó. Từ đó châm biếm tình cảnh đất nước bệ rạc, giả dối ngay trong chính kì thi quan trọng như vậy.
c) - Biện pháp đảo ngữ: Củi một cành khô
- Tác dụng: nhấn mạnh thân phận nhỏ bé, vô định, yếu ớt của kiếp người trong cuộc sống.
d) - Biện pháp điệp ngữ: Đã
- Tác dụng: nhấn mạnh chiến thắng vang dội, đánh đuổi quân thù, đất nước được hòa bình trở lại sau Cách mạng tháng Tám.
a)
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
(Thế Lữ)
b)
Vì sao hỡi miền Nam yêu dấu
Người không hề tiếc máu hi sinh?
Vì sao hỡi miền Nam chiến đấu
Người hiên ngang không chịu cúi mình?
(Tố Hữu)
c) Con gái tôi vẽ đây ư? (Tạ Duy Anh)
Trả lời:
a) - Câu hỏi tu từ: Thời oanh liệt nay còn đâu?
- Tác dụng: Giúp câu thơ có sự sinh động về hình thức, bộc lộ nỗi niềm thất vọng, ai oán trước hiện thực phũ phàng, hoài niệm sâu sắc về quá khứ huy hoang, oanh liệt trước kia
b) - Câu hỏi tu từ: Người không hề tiếc máu hi sinh?/ Người hiên ngang không chịu cúi mình.
- Tác dụng: Hình thức câu thơ thêm phần sinh động, nhấn mạnh được sự hào hùng, can trường, hiên ngang không tiếc máu xương của nhân dân đồng bào miền Nam trong thời kì kháng chiến.
c) - Câu hỏi tu từ: Con gái tôi vẽ đây ư?
- Tác dụng: thể hiện sự hoài nghi, bất ngờ, kinh ngạc trước tài năng của con gái.
Mẫu: a) – 7)
Trả lời:
a - 7
b - 3
c - 4
d - 6
e - 5
g - 2
h - 1
b) – Ấy cũng may cho cô, vơ vẫn mãi ở ngoài phổ thế này mà gặp mật thám hoặc đội con gái thì khốn!
- Mật thảm tôi cũng chả sợ, đội con gái tôi cũng chả cần. (Nguyễn Công Hoan)
Trả lời:
a) - Biện pháp tu từ đảo ngữ: Một con chó sồng sộc ở trong nhà chạy ra, nhưng chính tay Nhung mua về hơn mười năm trước.
- Tác dụng: Tạo sự đặc biệt và gây ấn tượng cho đối tượng "con chó" khi nó được đặt lên đầu câu.
b) - Biện pháp tu từ đảo ngữ: Đội con gái tôi tôi cũng chả cần, mật thám tôi cũng chả sợ.
- Tác dụng: Giúp tạo sự bất ngờ và nhấn mạnh ý của người nói rằng họ không sợ mật thám và không cần đội con gái.
c) - Biện pháp tu từ đảo ngữ: Vốn từ vựng ấy, ông thường dùng để chơi ngông với đời, trước Cách mạng tháng Tám.
- Tác dụng: Giúp tạo sự nhấn mạnh và đặc biệt cho hành vi của ông Nguyễn Tuân khi ông sử dụng từ vựng để chơi ngông với đời.
Câu 5 trang 20 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Tìm một số từ tượng hình gợi tả:
- Tư thế ngồi của người, ví dụ: ngồi chễm chệ.....
- Dáng đi của người, ví dụ: đi lò dò ....
Trả lời:
- Tư thế ngồi của người: ngồi chễm chệ, ngồi bước cúi đầu, ngồi cuộn tròn, ngồi lung lay, ngồi xổm, ngồi dang tay chân,...
- Dáng đi của người: đi lò dò, đi nhanh như bay, đi quanh co, đi lép vế, đi uốn éo, đi thình lình,...
a) Cạnh chõng nghi ngút một đám khói bay.
b) Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm ...
c) Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
Trả lời:
a) - Từ tượng hình: nghi ngút; bay
- Ý nghĩa:
+ Nghi ngút: trạng thái (khói, hơi) lan tỏa nhiều, bốc lên không ngớt
+ Bay: chuyển động theo, cuốn theo làn gió
b) - Từ tượng hình: rón rén
- Ý nghĩa: gợi tả dáng điệu cố làm cho thật nhẹ nhàng, thong thả vì sợ gây tiếng động hoặc điều thất thố.
c) - Từ tượng hình: bốp
- Ý nghĩa: đánh mạnh, đánh vụng về hoặc đánh liên tiếp.
d) - Từ tượng thanh: hu hu
- Ý nghĩa: miêu tả âm thanh của tiếng khóc, thường được sử dụng để chỉ mức độ khóc đau buồn và ưu tư.
e) - Từ tượng hình: rũ rượi
- Ý nghĩa: mệt mỏi, yếu đuối hoặc mất đi sự tự tin, như thể người đó không còn sức lực hay ý chí.
III. Bài tập viết
Bài tập viết trang 20
Trả lời:
- Phân tích một bài thơ: là kiểu bài nghị luận văn học dùng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ ấy.
- Khi phân tích thơ, chúng ta cần lưu ý:
+ Cuộc đời tác giả
+ Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: sáng tác năm nào, gắn với sự kiện lịch sử gì nổi bật
+ Thể thơ: lục bát, thất ngôn bát cú, tự do, thơ 5 chữ,...
+ Hình ảnh thơ: Ví dụ như hình ảnh người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp - Mĩ trong “Đồng chí”, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính, hình ảnh người bà trong “Bếp lửa”.
+ Chi tiết thơ
+ Giọng điệu: gồm có giọng hào hùng, nhẹ nhàng, xót thương, bi lụy, triết lý…
+ Vần (nhịp) thơ.
+ Ngôn ngữ thơ: gồm có ngôn ngữ bình dân, ngôn ngữ bác học, ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ.
+ Bố cục: Đây là phần quan trọng nhất để tìm ý cho bài cảm nhận của mình. Có thể chia theo khổ, chia theo đoạn, câu...
Trả lời:
- Giống nhau: Cả hai kiểu bài đều thuộc dạng phân tích một tác phẩm văn học, vì thế cần chú ý yêu cầu phân tích từ nội dung đến hình thức, thấy được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức.
- Khác nhau: Mỗi kiểu bài yêu cầu người viết cần chú ý đặc trưng thể loại cụ thể; ví dụ, cũng là yêu cầu nhận biết và chỉ ra tác dụng của hình thức nghệ thuật nhưng các yếu tố hình thức của thơ khác với văn xuôi. Vì thế, bên cạnh các yếu tố chung, cần nắm được các yếu tố hình thức nổi bật của thơ. Ngoài ra, đặc trưng thơ và truyện cũng khác nhau, một bên là trữ tình, một bên là tự sự.
Trả lời:
Bài viết tham khảo
Tú Xương sinh năm 1870, đến năm 15 tuổi đã bắt đầu đi thi. Khoa Ất Dậu 1885, không đỗ. Khoa Mậu Tí 1888, khoa Tân Mão 1891 đều hỏng. Khoa Giáp Ngọ 1894, chỉ đỗ tú tài, năm đó 24 tuổi và từ đó đã chính thức thành tên là Tú Xương. "Thi không ăn ớt thế mà cay". Tú Xương còn vác lều chõng thi tiếp 4 khoa nữa: Khoa Đinh Dậu 1897, khoa Canh Tí 1900, Khoa Quý Mão (1903) và khoa Bính Ngọ 1906. Nguyễn Tuân nói: "Thế rồi Tú Xương mất vào đầu năm sau (1907). Tức là Tú Xương thi chết thôi, thi cho đến chết mới thôi".
"Một việc văn chương thôi cũng nhàm,
Trăm năm thân thế có ra gì ?".
(Buồn thi hỏng)
Khoa thi Đinh Dậu đối với Tú Xương có một ý nghĩa đặc biệt: Nhiều hăm hở và hi vọng. Khoa thi trước (khoa Giáp Ngọ, 1894) ông đã đỗ tú tài nên khoa thi này ông hi vọng sẽ đỗ cử nhân bước lên đại danh vọng: "Võng anh đi trước, võng nàng theo sau".
Nhan đề bài thơ còn có một cái tên khác: "Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu". Bài thơ miêu tả lễ xướng danh khoa thi Hương tại trường Nam năm 1897, qua đó nói lên nỗi nhục mất nước và niềm chua xót của kẻ sĩ đương thời.
Hai câu đề giới thiệu một nét mới của khoa thi Đinh Dậu:
"Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thi lẫn với trường Hà".
Việc thi cử ngày xưa là của vua, của triều đình nhằm mục đích kén chọn kẻ sĩ tài giỏi, chọn nhân tài ra làm quan giúp vua, giúp nước. Bây giờ nước ta đã bị thực dân Pháp thống trị, việc thi cử vẫn còn thi chữ Hán theo lộ cũ "ba năm mở một khoa" nhưng đã cuối mùa. Và kẻ chủ xướng ra các khoa thi ấy là nhà nước là chính phủ bảo hộ. Câu thơ thứ hai nêu lên tính chất hỗn tạp của kì thi này: "Trường Nam thi lẫn với trường Hà". Đời Nguyễn, ở Bắc Kì có hai trường thi Hương là trường thi Hà Nội và trường thi Nam Định. Tay thực dân chiếm trường thi Hà Nội, nên mới có chuyện sĩ tử Hà Nội phải thi lẫn với trường Nam như thế. Theo Nguyễn Tuân cho biết khoa thi 1894, trường thi Nam Định có mười một ngàn sĩ tử, đỗ 60 cử nhan và 200 tú tài. Tú Xương đỗ tú tài khoa thi đó. Chắc chắn khoa thi Hương năm Đinh Dậu số người dự thi còn đông hơn nhiều!
Hai câu thực miêu tả cảnh nhập trường và xướng danh bằng hai nét vẽ rất đặc sắc. Vì là người trong cuộc nên Tú Xương mới làm nổi bật cái thần của quang cảnh trường thi như vậy. Dáng hình sĩ tử thì "vai đeo lọ" trông thật nhếch nhác, "lôi thôi". Sĩ tử là người đi thi, là những trí thức trong xã hội phong kiến từng theo nghiệp bút nghiên. Trong đám sĩ tử "lôi thôi" sẽ xuất hiện những ông cử, ông tiến sĩ, ông tú nay mai. Câu thơ "Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ" là một cảnh hài hước, chua chát. Đảo ngữ hai chữ "lôi thôi" lên đầu câu thơ gây ấn tượng nhếch nhác đáng buồn "vai đeo lọ". Lọ mực hay lọ đựng nước uống trong ngày thi? Đạo học (chữ Hán) đã cuối mùa, "Sĩ khí rụt rè gà phải cáo - Văn chương liều lĩnh đấm ăn xôi" nên trường thi mới có hình ảnh mia mai " Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ " ấy.
“Nét vẽ thứ hai cũng thật tài tình:
"Ậm oẹ quan trường miệng thét loa".
Ậm oẹ nghĩa là ra bộ nạt nộ, hăm dọa. Cấu trúc câu thơ đảo ngữ đưa hai tiếng tượng thanh "ậm oẹ" lên đầu câu thơ để làm nổi bật hình ảnh các quan trường "miệng thét loa". Trường thi không còn là chốn tôn nghiêm nề nếp nữa, quá lộn xộn, quá ồn ào, khác nào cảnh họp chợ, nên quan trưừng mới "ậm oẹ" và "thét loa" như thế. Tú Xương đối rất chỉnh làm hiện lên hai hình ảnh trung tâm của trường thi. Sĩ tử thì lôi thôi nhếch nhác, mất đi cái vẻ nho nhã thư sinh. Quan trường, giám thị, giám khảo cũng chẳng còn cái phong thái nghiêm trang, trịnh trọng vốn có. Bức tranh nhị bình biếm họa độc đáo này gợi lại cảnh hoàng hôn của chế độ phong kiến ở nước ta:
"Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm oẹ quan trường miệng thét loa".
Hai câu luận tô đậm bức tranh "Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu" bằng hai bức biếm họa về ông Tây và mụ đầm. Tài liệu cũ cho biết, năm đó toàn quyền Paul Doumer và vợ chong tên công sứ Nam Định Le Normand đã đến dự. Các ông cử lẫn khoa, các ông tú mền, tú kép ... phải cúi rạp mình xuống mà lạy ông Tây, mụ đầm "váy lê quét đất", "ghế trên, ngoi đít vịt". Cái nhục của hàng vạn sĩ tử Bắc Hà không thể nào kể hết:
"Lọng cắm rợp trời, quan sứ đến,
Váy lê quét đất, mụ đầm ra".
Tây thực dân đang đè đầu cưỡi cổ dân ta. Hình ảnh "Lọng cắm rợp trời" gợi tả cảnh đón tiếp dành cho "quan sứ", lũ ăn cướp đất nước ta, một nghi lễ cực kì long trọng. Đó là nỗi đau mất nước. Từ xưa tới năm ấy (1897) chốn trường thi là nơi tôn nghiêm, lễ giáo phong kiến vốn trọng nam khinh nữ, đàn bà đâu được đến nơi kén chọn nhân tài. Thế mà bây giờ, không chỉ "mụ đầm ra" xa lạ mà mụ đầm đến với "váy lẽ quét đất" mà còn bày ra giữa thanh thiên bạch nhật một nghịch cảnh vô cùng nhục nhã:
"Trên ghế, bà đầm ngoi đít vịt
Dưới sân, ông cử ngỏng đầu rồng".
Nguyễn Tuân đã nói về nỗi nhục đó như sau: "Không đỗ cũng cực, mà đỗ để phải phủ phục xuống mà lạy Tây, lạy cả đầm, thì quả là nhục".
Vịnh khoa thi Hương năm Đinh Dậu nếu thiếu đi hai hình ảnh ông Tây mụ đầm, bức tranh biếm họa coi như chẳng còn gi. Nghệ thuật đối của Tú Xương đã làm tăng sức hấp dẫn cho phong cách hiện thực của Tú Xương. Và nhờ có "lọng" đối với "váy", "quan" đối với "mụ" mà giọng cười, lối cười, hương cười, sắc cười (chữ của Nguyễn Tuân) của câu thơ Tú Xương kế thừa cái cười dân tộc trong ca dao, trong tuồng, chèo cổ. Có hiểu được rằng lọng là một thứ nghi trượng (cờ, biển, tán, tàn, võng, lọng, ... ) cao sang được dùng trong nghi lễ đón rước cúng tế lại được đem đối với váy (đồ dơ), mới thấy nghệ thuật trào phúng độc đáo trong phép đối của Tú Xương. Nỗi đau, nỗi nhục mất nước được cực tả một cách cay đắng, lạnh lùng qua cặp câu luận này.
Nguồn mạch trữ tình như được chiết xuất ra từ những điều mắt thấy tai nghe, từ những nhố nhăng, lôi thôi, lộn xộn trong ngoài, trên dưới nơi trường Nam năm Đinh Dậu:
"Nhân tài đất Bắc nào ai đó,
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà"
Câu thơ như một lời than; trong lời kêu gọi hàm chứa bao nỗi xót xa, tủi nhục và cay đắng. Nhân tài đất Bắc là nhung ông nghè, ông cống, những con người có lòng tự tôn dân tộc, ... ở vùng Sơn Nam, ở Kinh kì Thăng Long ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ nhân tài, tinh hoa của đất nước. Ba tiếng "nào ai đó" phiếm chỉ càng làm cho tiếng than, lời kêu gọi trở nên thấm thía, lay gọi thức tỉnh. Chữ "ngoảnh cổ" gợi một thái độ, một tư thế không thể cam tâm sống nhục mãi trong cảnh đời nô lệ. Phải biết "ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà". "Cảnh nước nhà" là cái cảnh nhục nhã:
"Vua là tượng gỗ, dân là thân trâu ...
( ... ) Kẻ chức bồi người tước cu li
Thông ngôn, kí lục chi chi
Mãn đời, lính tập, trọn vị quan sang"
(Á tế Á ca)
Tú Xương là một trong hàng vạn sĩ tử dự khoa thi Hương năm Đinh Dậu. Ông là người tham dự, là người chứng kiến, ... Từ nỗi đau của người hỏng thi mà ông ngẫm về cái nhục của sĩ tử, của trí thức, của nhân tài đất Bắc. Nỗi đau nhục về mất nước như ngưng đọng uất kết lại thành tiếng thở dài, lời than, có cả những dòng lệ ...
Bài thơ "Vịnh khoa thi Hương" vừa tả cảnh "nhập trường", vừa tả cảnh "lễ xướng danh", qua đó nói lên tâm trạng đau đớn, chua xót của nhà thơ. Một hiện thực đau buồn, nhốn nháo, nhố nhăng. Và trữ tình thấm thía bao cay đắng tủi nhục. Chất thơ, hồn thơ, phong cách thơ Tú Xương là như thế! Bình về bài thơ này, Nguyễn Tuân viết: " ... thơ nói về trường thi của Tú Xương giống như những lời thanh nghị của một lớp sĩ phu thời đó. Không đánh được ai bằng khí giới, thì ít nhất cũng phải lấy bút ra mà vẩy cái lực sĩ khí vào những nghè, những cử bịt mũi xu thời vẩy vào, và than một đôi lời".
Trả lời:
Để rèn luyện kỹ năng phân tích tác dụng của hình thức thơ, chúng ta cần chú ý những yếu tố sau đây:
+ Phân tích âm điệu và nhịp điệu: Xem xét các yếu tố âm thanh trong bài thơ như nguyên tắc vần, nhịp điệu, ngọng giọng, sự lặp lại âm tiết.
+ Phân tích kiểu câu: Xem xét loại câu được sử dụng trong bài thơ (câu trực tiếp, câu kép, câu ghép...) và cấu trúc câu (đơn giản, phức tạp, song song...).
+ Phân tích thể thơ: Nhận biết và nghiên cứu các hình thức thơ như tứ tuyệt, lục bát, thất ngôn tứ tuyệt... Các hình thức này có cấu trúc và quy tắc riêng, góp phần vào việc tạo nên sự độc đáo của bài thơ.
+ Phân tích ngôn ngữ và hình ảnh: Tìm hiểu các từ ngữ, cụm từ và hình ảnh được sử dụng trong bài thơ. Xem xét ý nghĩa, hình tượng và tác động mà chúng mang lại. Ngôn ngữ và hình ảnh có thể tạo ra những hình dung, cảm xúc và ý niệm đặc biệt trong lòng người đọc.
+ Phân tích kỹ thuật sử dụng của nhà thơ: Nghiên cứu sự sắp xếp của các yếu tố trên như âm điệu, kiểu câu, thể thơ và ngôn ngữ để hiểu cách mà nhà thơ sử dụng chúng để tạo ra tác động trực tiếp lên độc giả.
IV. Bài tập nói và nghe
Bài tập nói và nghe trang 20
Trả lời:
Để nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một bài thơ, cần chú ý:
- Xác định rõ vấn đề và thời gian người nói sẽ trình bày.
- Tìm đọc trước bài thơ sẽ thuyết trình; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả và một số ý kiến, bài viết xung quanh tác phẩm.
- Chuẩn bị các phương tiện để ghi chép và tóm tắt nội dung buổi thuyết trình như giấy, bút, sổ tay, máy tính cá nhân (nếu có).
- Biết tóm tắt bài thuyết trình theo một trình tự ba phần: mở đầu, phát triển và kết thúc; ghi chép những chỗ cần lưu ý, ý kiến khác biệt, vấn đề còn chưa hiểu để đề nghị người nói giải thích, trình bày thêm hoặc tham gia ý kiến khi thảo luận.
Trả lời:
Nội dung nói và nghe ở mục 2. Thực hành có liên quan đến nội dung đọc hiểu 1. Ở bài 7, học sinh học đọc hiểu bài thơ Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương, phần Viết có yêu cầu phân tích bài thơ này, trong đó tập trung làm rõ nghệ thuật trào phúng của tác giả. Nội dung phần Nói và nghe gần như đã có sẵn; chúng ta chỉ cần sắp xếp, điều chỉnh lại dàn ý đã làm trong phần Viết cho phù hợp với hoạt động nói và nghe. Chính vì thế, kĩ năng viết quan trọng hơn.
Trả lời:
Các yêu cầu kiểm tra, chỉnh sửa của hoạt động nói và nghe cần chú ý trong tiết học này:
- Kiểm tra kỹ năng ngôn ngữ
- Kiểm tra khả năng hiểu
- Kiểm tra khả năng giao tiếp
- Chỉnh sửa lỗi sai
- Phát triển kỹ năng nghe
Xem thêm các bài giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
IV. Bài tập nói và nghe trang 11
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.