Bạn cần đăng nhập để download tài liệu

Bài Mời trầu thể hiện tâm trạng của tác giả với nhiều cung bậc cảm xúc

263

Với giải chi tiết Câu 3 trang 12  Bài 7: Thơ Đường luật  giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:

Bài Mời trầu thể hiện tâm trạng của tác giả với nhiều cung bậc cảm xúc

Câu 3 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 4, SGK) Bài Mời trầu thể hiện tâm trạng của tác giả với nhiều cung bậc cảm xúc. Theo em, đó là những cảm xúc gì? Hãy làm sáng tỏ điều đó.

Trả lời:

Bài Mời trầu thể hiện tâm trạng của tác giả với nhiều cung bậc cảm xúc:

- Đầu tiên là những cảm xúc chân thật, khiêm nhường: “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi”.

- Nhưng cũng rất cá tính, rõ ràng: “Này của Xuân Hương mới quệt rồi”. Câu thơ vừa khẳng định, tự tin vừa có chút nhí nhảnh xen lẫn trào lộng. Mời trầu không phải là một bài thơ trào phúng nhưng có ý vị trào phúng với sắc thái chua cay (người con gái đã thể hiện khát vọng, gửi gắm tình yêu qua miếng trầu mời nhưng rất có thể sẽ chỉ nhận được tình cảm lạnh lùng, hờ hững, thậm chí là bạc bẽo của chàng trai).

- Vừa hi vọng, nghiêm túc: “Có phải duyên nhau thì thắm lại”, nhưng lập tức lại thâm trầm và phảng phất nỗi buồn sâu xa, xen lẫn sự trách móc, ngờ vực: “Đừng xanh như lá, bạc như vôi”.

Chỉ qua bốn câu thơ mà Hồ Xuân Hương đã thể hiện nhiều cung bậc sinh động của tình cảm con người, bộc lộ thế giới nội tâm của một thiếu nữ đang khao khát một tình yêu chân thành, sâu sắc nhưng cũng rất cảnh giác với sự đen bạc của lòng người.

Đánh giá

0

0 đánh giá