Bạn cần đăng nhập để đánh giá tài liệu

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: LAI TÂN

81

Với giải chi tiết Câu 7 trang 17 Bài 7: Thơ Đường luật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: LAI TÂN

Câu 7 trang 17 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

LAI TÂN

Phiên âm:

Giam phòng ban trưởng thiên thiên đổ,

Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền.

Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự,

Lai Tân y cựu thái bình thiên.

Dịch nghĩa.

Ban trưởng nhà giam ngày ngày đánh bạc,

Cảnh trưởng tham lam ăn tiền phạm nhân bị áp giải.

Huyện trưởng chong đèn làm việc công,

Lai Tân vẫn thái bình như xưa.

Dịch thơ:

Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc,

Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh.

Chong đèn, huyện trưởng làm công việc,

Trời đất Lai Tân vẫn thái bình.

(Hồ Chí Minh, in trong Suy nghĩ mới về “Nhật kí trong tù”, Nguyễn Huệ Chi (Chủ biên), Nam Trân dịch, NXB Giáo dục, 1995)

a) Trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ Lai Tân của Hồ Chí Minh và cho biết bài thơ viết về vấn đề gì.

b) Bài Lai Tân thuộc thể thơ nào? Nêu những dấu hiệu giúp em nhận biết được điều đó.

c) Phân tích hai câu đầu để thấy việc làm của các quan chức được tác giả diễn trong bài thơ.

d) Từ hai câu đầu, hãy cho biết ở câu 3, huyện trưởng đang chong đèn để làm công việc gì?

e) Giọng điệu trào phúng trong câu 3 và đặc biệt ở câu 4 có gì khác biệt so với hai câu đầu? Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để tạo nên tiếng cười ở hai câu thơ cuối?

Trả lời:

a) Lai Tân là tên bài thơ thứ 96 trong tập thơ Nhật kí trong tù (Ngục trung nhật kĩ) của Hồ Chí Minh, được sáng tác từ ngày 29-8-1942 đến ngày 10-9-1943, khi Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam trên đường hoạt động cách mạng ở Trung Quốc, giải qua nhiều nhà tù thuộc tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), trong đó có nhà tù Lai Tân

Bằng nghệ thuật châm biếm sâu sắc, nhà thơ đã vạch trần bản chất xấu xa của những kẻ đứng đâu xã hội ở Lai Tân, qua đó phê phán sự mục nát của chế độ nhà tù và xã hội Trung Quốc thời kì Tưởng Giới Thạch.

b) Đây là bài thơ Đường luật chữ Hán thất ngôn tứ tuyệt. Các dấu hiệu nhận biết:

- Bài thơ có bốn câu, mỗi câu bảy chữ.

- Âm tiết thứ hai của câu 1 và 4 (phòng – Tân), của câu 2 và 3 (trưởng – trưởng) niêm với nhau.

- Bài thơ có luật bằng (phòng), vần gieo ở cuối câu 2 và 4 (tiền – thiên), nhịp của các câu thơ ở phần phiên âm chữ Hán là 4/3.

c) Đối tượng là các quan chức chính quyền của huyện Lai Tân: ban trưởng nhà lao và cảnh trưởng.

- Ban trưởng: đánh bạc ngày ngày và tiền để đánh bạc tất nhiên là từ việc bóc lột, cướp bóc của phạm nhân mà ra.

- Cảnh trưởng kiếm ăn từ việc giải phạm nhân từ nhà tù này đến nhà tù khác và ăn của đút lót hoặc bóc lột sức lao động của họ. Bác Hồ trong thời gian bị giam cầm tại đây đã bị áp giải qua 18 nhà lao thuộc 13 huyện của tỉnh Quảng Tây. Bác đã bị giam cầm, trải bao khổ cực, bị lao động khổ sai, chứng kiến bao sự thối nát của chế độ Tưởng Giới Thạch đương thời.

d) Ở hai câu đầu của bài thơ, tác giả kể lại các hành động bất thường đáng cười của ban trưởng nhà lao và cảnh trưởng Lai Tân; đến câu 3, giọng điệu của bài thơ bỗng chững lại. Dường như nhà thơ đang ca ngợi viên huyện trưởng – người đứng đầu chính quyền nhà nước ở huyện Lai Tân. Huyện trưởng chong đèn làm việc cả ban đêm một cách hết sức tận tuỵ. Ông ta đang làm gì vậy? Câu trả lời dường như đã có sẵn ở hai câu thơ trên. Một xã hội bát nháo, nhố nhăng, ăn cướp của cả những người tù khốn khổ như ở Lai Tân khi ấy, thì viên huyện trưởng – kẻ điều hành và phải chịu trách nhiệm chính về mọi việc đang xảy ra, chắc chắn không thể là người chân chính. Y chong đèn suốt đêm có lẽ cũng là để làm những việc bất lương trên những đồng tiền nhơ bẩn từ cấp dưới dâng lên. Tác giả không nói rõ nhưng người đọc có thể suy luận ra “công việc” của viên huyện trưởng là gì.

e) Ngược lại với giọng điệu tố cáo ở hai câu đầu, trong câu 3 và đặc biệt ở câu 4, dường như tác giả lại chuyển sang “ca ngợi”: ca ngợi sự tận tuỵ của huyện trưởng và nền “thái bình” của cái xã hội thực ra là bát nháo, phi nhân ở Lai Tân.

Ở đây, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật đối lập, tự để cho độc giả tìm ra sự đối lập, ngược đời đó. Do vậy, hai câu cuối của bài thơ không hề mâu thuẫn với nội thật, tự đi đến kết luận. Tiếng cười hài hước, châm biếm của bài thơ bật dung của hai câu trên, mà cả bài thơ tạo thành một thể thống nhất: hai câu đầu làm rõ hai câu sau; hai câu sau, đặc biệt là câu kết, đã làm rõ thêm những hành động công khai, trắng trợn ở hai câu trước.

Đánh giá

0

0 đánh giá