Cho hàm số y = (1 – 2m)x + 3. a) Với những giá trị nào của m thì hàm số đã cho là hàm số bậc nhất

164

Với giải Bài tập 7.25 trang 30 SBT Toán 8 Tập 2 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 28: Hàm số bậc nhất và đồ thị của hàm số bậc nhất giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Toán 8. Mời các bạn đón xem:

Cho hàm số y = (1 – 2m)x + 3. a) Với những giá trị nào của m thì hàm số đã cho là hàm số bậc nhất

Bài tập 7.25 trang 30 SBT Toán 8 Tập 2Cho hàm số y = (1 – 2m)x + 3.

a) Với những giá trị nào của m thì hàm số đã cho là hàm số bậc nhất ?

b) Tìm m, biết đồ thị hàm số đã cho đi qua điểm (–1; 4).

c) Với giá trị m tìm được ở câu b, hãy hoàn thành bảng giá trị sau vào vở:

Cho hàm số y = (1 – 2m)x + 3 Với những giá trị nào của m thì hàm số đã cho là hàm số bậc nhất ?

Lời giải:

a) Để hàm số y = (1 – 2m)x + 3 là hàm số bậc nhất thì 1 – 2m ≠ 0 hay m ≠ 12 .

b) Đồ thị hàm số đã cho đi qua điểm (–1; 4) nên ta có khi x = –1 thì y = 4.

Thay vào công thức hàm số ta có:

4 = (1 – 2m).(–1) + 3

4 = –1 + 2m + 3

2m = 2

m = 1.

Vậy m = 1.

c) Với m = 1 ta có công thức hàm số y = –x + 3.

Ta có:

Khi x = –2 thì y = –(–2) + 3 = 5;

Khi x = –1 thì y = –(–1) + 3 = 4;

Khi x = 0 thì y = –0 + 3 = 3;

Khi x = 1 thì y = –1 + 3 = 2;

Khi x = 2 thì y = –2 + 3 = 1.

Do đó, ta có bảng dưới đây

Cho hàm số y = (1 – 2m)x + 3 Với những giá trị nào của m thì hàm số đã cho là hàm số bậc nhất ?

Đánh giá

0

0 đánh giá