Cho tứ giác ABCD có M, N lần lượt là trung điểm của AD, BC. Chứng minh: MN< = (AB+DC)/2

210

Với giải Bài 20* trang 66 SBT Toán 8 Tập 2 Cánh diều chi tiết trong Bài 3: Đường trung bình của tam giác giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Toán 8. Mời các bạn đón xem:

Cho tứ giác ABCD có M, N lần lượt là trung điểm của AD, BC. Chứng minh: MN< = (AB+DC)/2

Bài 20* trang 66 SBT Toán 8 Tập 2Cho tứ giác ABCD có M, N lần lượt là trung điểm của AD, BC. Chứng minh: MNAB+DC2. Dấu đẳng thức xảy ra khi nào?

Lời giải:

Cho tứ giác ABCD có M, N lần lượt là trung điểm của AD, BC

Lấy I là trung điểm của BD.

Xét ∆ABD có M, I lần lượt là trung điểm của AD, BD nên MI là đường trung bình của ∆ABD

Suy ra MI // AB và MI=AB2.

Xét ∆BDC có N, I lần lượt là trung điểm của BC, BD nên NI là đường trung bình của ∆BDC

Suy ra NI // CD và NI=CD2.

Do đó MI+NI=AB+CD2 (1).

• Nếu I không thuộc MN thì MNI là tam giác nên ta có MN < MI + NI (bất đẳng thức tam giác).

• Nếu I thuộc MN ta có MN = MI + NI.

Tức là, ta luôn có MN ≤ MI + NI (2).

Từ (1), (2) suy ra MNAB+CD2.

Dấu đẳng thức xảy ra khi I thuộc MN, khi đó AB // MI // CD.

Vậy dấu đẳng thức xảy ra khi AB // CD.

Đánh giá

0

0 đánh giá