Với giải Bài 8.6 trang 75 SGK Toán 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Toán 11 (Kết nối tri thức) Bài 29: Công thức cộng xác suất giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Toán 11. Mời các bạn đón xem:
Bài 8.6 trang 75 Toán 11 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán lớp 11
Bài 8.6 trang 75 Toán 11 Tập 2: Một hộp đựng 8 viên bi màu xanh và 6 viên bi màu đỏ, có cùng kích thước và khối lượng. Bạn Sơn lấy ngẫu nhiên một viên bi từ hộp (lấy xong không trả lại vào hộp). Tiếp đó đến lượt bạn Tùng lấy ngẫu nhiên một viên bi từ hộp đó. Tính xác suất để bạn Tùng lấy được viên bi màu xanh.
Lời giải:
Gọi A là biến cố “Bạn Sơn lấy được viên bi màu xanh, bạn Tùng lấy được viên bi màu xanh”; B là biến cố “Bạn Sơn lấy được viên bi màu đỏ, bạn Tùng lấy được viên bi màu xanh”.
Do đó, biến cố “bạn Tùng lấy được viên bi màu xanh” là biến cố hợp của A và B.
Vì A và B là hai biến cố xung khắc nên ta áp dụng công thức cộng xác suất cho hai biến cố xung khắc có:
P(A∪ B) = P(A) + P(B).
+ Không gian mẫu Ω:
Hộp bao gồm: 6 + 8 = 14 viên bi
Mỗi phần tử của Ω được chọn bởi hai công đoạn:
Công đoạn 1: Bạn Sơn lấy ngẫu nhiên một viên bi từ hộp (lấy xong không trả lại vào hộp). Có = 14 (cách chọn).
Công đoạn 2: Sau công đoạn 1, hộp còn lại 13 viên bi. Bạn Tùng lấy lấy ngẫu nhiên một viên bi từ hộp đó. Có = 13 (cách chọn)
Theo quy tắc nhân, ta có: n(Ω) = 14 . 13 = 182.
+ Tính P(A):
Mỗi phần tử của A được chọn bởi hai công đoạn:
Công đoạn 1: Bạn Sơn lấy ngẫu nhiên một viên bi trong 8 viên bi màu xanh từ hộp (lấy xong không trả lại vào hộp). Có 8 cách chọn.
Công đoạn 2: Bạn Tùng lấy ngẫu nhiên một viên bi trong 7 viên bi màu xanh còn lại trong hộp đó. Có 7 cách chọn.
Theo quy tắc nhân, ta có: n(A) = 8 . 7 = 56.
Suy ra: P(A) = .
+ Tính P(B):
Mỗi phần tử của B được chọn bởi hai công đoạn:
Công đoạn 1: Bạn Sơn lấy ngẫu nhiên một viên bi trong 6 viên bi màu đỏ từ hộp (lấy xong không trả lại vào hộp). Có 6 cách chọn.
Công đoạn 2: Bạn Tùng lấy ngẫu nhiên một viên bi trong 8 viên bi màu xanh còn lại trong hộp đó. Có 8 cách chọn.
Theo quy tắc nhân, ta có: n(B) = 6 . 8 = 48.
Suy ra: P(B) = .
Do đó, ta có: P(A∪ B) = P(A) + P(B) = .
Vậy xác suất để bạn Tùng lấy được viên bi màu xanh là .
Xem thêm Lời giải bài tập Toán 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
HĐ1 trang 72 Toán 11 Tập 2: Gieo một con xúc xắc cân đối, đồng chất. Xét hai biến cố sau...
Câu hỏi trang 72 Toán 11 Tập 2: Biến cố A và biến cố đối có xung khắc hay không ? Tại sao...
HĐ2 trang 73 Toán 11 Tập 2: Trở lại tình huống trong HĐ1. Hãy tính P(A), P(B) và P(A∪ B)...
Vận dụng trang 75 Toán 11 Tập 2: Giải quyết bài toán trong tình huống mở đầu...
Xem thêm Lời giải bài tập Toán 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 28: Biến cố hợp, biến cố giao, biến cố độc lập
Bài 30: Công thức nhân xác suất cho hai biến cố độc lập
Bài tập cuối chương 8 trang 79
Bài 31: Định nghĩa và ý nghĩa của đạo hàm
Bài 32: Các quy tắc tính đạo hàm
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.