Với giải Bài 24 trang 107 SGK Toán 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Toán 11 (Kết nối tri thức) Bài tập ôn tập cuối năm giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Toán 11. Mời các bạn đón xem:
Bài 24 trang 107 Toán 11 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán lớp 11
Bài 24 trang 107 Toán 11 Tập 2: Một công ty đề xuất kí hợp đồng với một người lao động theo một trong hai loại hợp đồng sau:
Hợp đồng A: Lương 200 triệu đồng cho năm đầu tiên và sau mỗi năm tăng thêm 10 triệu đồng.
Hợp đồng B: Lương 180 triệu đồng cho năm đầu tiên và sau mỗi năm tăng thêm 5%.
Kí hiệu un, vn tương ứng là lương nhận được (triệu đồng) của năm thứ n ứng với các hợp đồng A và B.
a) Tính u2, u3 và un theo n. Nếu người lao động đó làm việc cho công ty trong thời gian 5 năm theo hợp đồng A thì tổng số tiền lương người đó nhận được là bao nhiêu?
b) Tính v2, v3 và vn theo n. Nếu người lao động đó làm việc cho công ty trong thời gian 5 năm theo hợp đồng B thì tổng số tiền lương người đó nhận được là bao nhiêu?
c) Sau bao nhiêu năm thì lương hằng năm theo hợp đồng B vượt lương hằng năm theo hợp đồng A?
Lời giải:
a) Ta có u2 = u1 + 10 = 200 + 10 = 210 triệu đồng;
u3 = u2 + 10 = 210 + 10 = 220 triệu đồng.
Ta thấy un là một cấp số cộng với u1 = 200 và d = 10 nên
un = u1 + (n – 1)d = 200 + (n – 1)10 = 10n + 190.
Nếu người lao động đó làm việc cho công ty trong thời gian 5 năm theo hợp đồng A thì tổng số tiền lương người đó nhận được là:
S5(A) = u1 + u2 + …+ u5 = = 5 . 200 + 100 = 1 100 (triệu đồng).
b) Ta có v2 = v1 + 5%.v1 = v1 . 1,05 = 180 . 1,05 = 189 (triệu đồng);
v3 = v2 + v2.5% = v2 .1,05 = 189 . 1,05 = 198,45 (triệu đồng).
Ta thấy vn là một cấp số nhân với v1 = 180 và q = 1,05 nên
vn = v1 . (1,05)n – 1 = 180 . (1,05)n – 1.
Nếu người lao động đó làm việc cho công ty trong thời gian 5 năm theo hợp đồng B thì tổng số tiền lương người đó nhận được là:
S5(B) = v1 + v2 + …+ v5 = = 994,61 triệu đồng.
c) Để lương hàng năm theo hợp đồng B vượt lương hằng năm theo hợp đồng A thì vn > un hay 180.(1,05)n – 1 > 10n + 190 ⇔ 18 . (1,05)n – 1 > n + 19.
Ta thấy n = 13 là số nguyên dương nhỏ nhất thỏa mãn bất phương trình này nên từ năm thứ 13 trở đi thì lương hằng năm theo hợp đồng B vượt lương hằng năm theo hợp đồng A.
Xem thêm Lời giải bài tập Toán 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 1 trang 105 Toán 11 Tập 2: Khẳng định nào sau đây là sai...
Bài 2 trang 105 Toán 11 Tập 2: Khẳng định nào sau đây là đúng...
Bài 3 trang 105 Toán 11 Tập 2: Cho dãy số (un) với un = 5n. Số hạng u2n bằng...
Bài 5 trang 105 Toán 11 Tập 2: Khẳng định nào sau đây là sai?..
Bài 6 trang 105 Toán 11 Tập 2:Hàm số nào dưới đây không liên tục trên ℝ...
Bài 7 trang 105 Toán 11 Tập 2: Cho 0 < a ≠ 1. Giá trị của biểu thức bằng...
Bài 9 trang 106 Toán 11 Tập 2: Nếu f(x) = sin2x + xe2x thì f"(0) bằng...
Bài 21 trang 107 Toán 11 Tập 2: Rút gọn các biểu thức sau: a) ;...
Bài 25 trang 108 Toán 11 Tập 2: Tính các giới hạn sau: a) ;...
Bài 26 trang 108 Toán 11 Tập 2: Tìm các giá trị của tham số m để...
Bài 27 trang 108 Toán 11 Tập 2: Giải các phương trình và bất phương trình sau: a) = 4;...
Bài 29 trang 108 Toán 11 Tập 2: Tính đạo hàm của các hàm số sau: a) ;...
Xem thêm Lời giải bài tập Toán 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 32: Các quy tắc tính đạo hàm
Bài tập cuối chương 9 trang 97
Một vài mô hình toán học sử dụng hàm số mũ và hàm số lôgarit
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.