SBT Toán 8 (Chân trời sáng tạo) Bài tập cuối chương 8 trang 73

296

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải SBT Toán 8 (Chân trời sáng tạo) Bài tập cuối chương 8 trang 73 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi SBT Toán 8 Bài tập cuối chương 8 trang 73 từ đó học tốt môn Toán 8.

SBT Toán 8 (Chân trời sáng tạo) Bài tập cuối chương 8 trang 73

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Bài 1 trang 73 SBT Toán 8 Tập 2Nếu tam giác ABC đồng dạng với tam giác A’B’C’ theo tỉ số k thì tỉ số của chu vi của hai tam giác đó bằng:

A. 1k;

B. 1k2;

C. k ;

D. k2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Nếu tam giác ABC đồng dạng với tam giác A’B’C’ theo tỉ số k thì tỉ số của chu vi của hai tam giác đó bằng k.

Bài 2 trang 73 SBT Toán 8 Tập 2Nếu ∆ABC ᔕ ∆MNP theo tỉ số k=23 thì tam giác MNP đồng dạng với tam giác ABC theo tỉ số nào?

A. 23;

B. 32;

C. 94;

D. 49.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Nếu ∆ABC ᔕ ∆MNP theo tỉ số k=23 thì tam giác MNP đồng dạng với tam giác ABC theo tỉ số 1k=32.

Bài 3 trang 73 SBT Toán 8 Tập 2Nếu tam giác ABC có EF // AC (với E ∈ AB; F ∈ BC) thì:

A. ∆BEF ᔕ ∆ABC;

B. ∆FBE ᔕ ∆CAB;

C. ∆EBF ᔕ ∆ABC;

D. ∆BFE ᔕ ∆BAC.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Nếu tam giác ABC có EF // AC (với E thuộc AB; F thuộc BC) thì

Xét ∆BEF và ∆ABC có

B^ chung và BEF^=BAC^ (EF // AC, hai góc đồng vị).

Do đó ∆EBF ᔕ ∆ABC (g.g).

Bài 4 trang 73 SBT Toán 8 Tập 2Nếu ∆ABD ᔕ ∆DEF với tỉ số đồng dạng k=34, biết DF = 12 cm. Khi đó AD bằng:

A. 9 cm;

B. 12 cm;

C. 16 cm;

D. 24 cm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Ta có ∆ABD ᔕ ∆DEF với tỉ số đồng dạng k=34.

Suy ra ADDF=34 hay AD12=34.

Do đó AD=3.124=9 (cm).

Vậy AD = 9 cm.

Bài 5 trang 73 SBT Toán 8 Tập 2Nếu tam giác ABC và tam giác DEF có A^=D^C^=F^ thì:

A. ∆ABC ᔕ ∆EDF;

B. ∆ABC ᔕ ∆EFD;

C. ∆ACB ᔕ ∆DFE;

D. ∆CBA ᔕ ∆FDE.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Nếu tam giác ABC và tam giác DEF có A^=D^C^=F^ thì ∆ACB ᔕ ∆DFE.

Bài 6 trang 73 SBT Toán 8 Tập 2: Cho ∆MNP ᔕ ∆EFG, biết MN = 8 cm; NP = 15 cm; FG = 12 cm. Khi đó EF bằng:

A. 9 cm;

B. 6,4 cm;

C. 22,5 cm;

D. 10 cm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Ta có ∆MNP ᔕ ∆EFG, suy ra MNEF=NPFG hay 8EF=1512.

Do đó EF=8.1215=6,4 (cm).

Vậy EF = 6,4 cm.

Bài 7 trang 73 SBT Toán 8 Tập 2Cho ∆ABC ᔕ ∆XYZ, biết Y^=75°Z^=36°. Khi đó số đo A^ bằng:

A. 60°;

B. 69°;

C. 36°;

D. 75°.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Ta có ∆ABC ᔕ ∆XYZ, suy ra B^=Y^=75° và C^=Z^=36°.

Xét ∆ABC có A^+B^+C^=180°.

Suy ra A^=180°B^C^=180°75°36°=69°.

Vậy A^=69°.

Bài 8 trang 73 SBT Toán 8 Tập 2Cho hình thang ABCD (AB // CD), có hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O. Biết AB = 9 cm, CD = 15 cm. Khi đó ∆AOB ᔕ ∆COD với tỉ số đồng dạng là:

A. k=23;

B. k=32;

C. k=35;

D. k=53.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Cho hình thang ABCD (AB // CD), có hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O

∆AOB ᔕ ∆COD với tỉ số đồng dạng k=ABCD=915=35.

BÀI TẬP TỰ LUẬN

Bài 1 trang 74 SBT Toán 8 Tập 2: Cho Hình 1. Tính x, y, z, w.

Cho Hình 1. Tính x, y, z, w

Lời giải:

• Xét ∆STR và ∆TUR có:

SRT^=TRU^ và STR^=TUR^

Do đó ∆STR ᔕ ∆TUR (g.g).

Suy ra STTU=TRUR=SRTR hay 7y=18x=1518.

Suy ra y=7.1815=8,4 và x=18.1815=21,6.

Vậy x = 21,6 và y = 8,4.

• Xét ∆STR và ∆UVR có:

SRT^=VRU^ và STR^=UVR^

Do đó ∆STR ᔕ ∆UVR (g.g).

Suy ra STUV=TRVR=SRUR hay 7z=18w=1521,6.

Suy ra 7z=1521,6 và 18w=1521,6.

Do đó z=7.21,615=10,08 và w=18.21,615=25,92.

Vậy x = 21,6 ; y = 8,4 ; z = 10,08 và w = 25,92.

Bài 2 trang 74 SBT Toán 8 Tập 2Cho Hình 2, biết AM là đường trung tuyến của tam giác ABC, MD là tia phân giác của AMB^, ME là tia phân giác của AMC^. Chứng minh ∆ADE ᔕ ∆ABC.

Cho Hình 2, biết AM là đường trung tuyến của tam giác ABC, MD là tia phân giác

Lời giải:

• Vì MD là tia phân giác của AMB^ nên DADB=MAMB.

• Vì ME là tia phân giác của AMC^ nên EAEC=MAMC.

Vì AM là đường trung tuyến nên MB = MC .

Do đó EAEC=DADB. Suy ra DE // BC.

Suy ra ∆ADE ᔕ ∆ABC.

Bài 3 trang 74 SBT Toán 8 Tập 2: Tính chiều cao cột điện AB trong Hình 3.

Tính chiều cao cột điện AB trong Hình 3

Lời giải:

Ta có ∆ABC ᔕ ∆EDF, suy ra ABED=BCDF hay AB2=12,33.

Do đó AB=2.12,33=8,2.

Vậy chiều cao cột điện AB là 8,2 m.

Bài 4 trang 74 SBT Toán 8 Tập 2Tính khoảng cách AB của một khúc sông trong Hình 4.

Tính khoảng cách AB của một khúc sông trong Hình 4

Lời giải:

Xét ∆ABC vuông tại A và ∆FEC vuông tại E có BCA^=ECF^ (đối đỉnh).

Do đó ∆ABC ᔕ ∆FEC (g.g).

Suy ra ABFE=BCEC hay AB18,6=79,634,2.

Do đó AB=79,6.18,634,243,29 (m).

Vậy khoảng cách AB của một khúc sông là 43,29 m.

Bài 5 trang 75 SBT Toán 8 Tập 2Một người dùng thước êke để đo chiều cao một toà nhà. Biết chiều cao từ chân đến mắt người đó là 1,6 m và đứng cách trục chính toà nhà 4,8 m (Hình 5). Hỏi toà nhà cao khoảng bao nhiêu?

Một người dùng thước êke để đo chiều cao một toà nhà. Biết chiều cao từ chân

Lời giải:

Ta có ∆AKC ᔕ ∆BHC (g.g), suy ra AKBH=CKCH hay AK4,8=4,81,6.

Do đó AK=4,8.4,81,6=14,4.

Độ cao của toà nhà cao là:

14,4 + 1,6 = 16 (m).

Vậy độ cao của toà nhà cao là 16 m.

Bài 6 trang 75 SBT Toán 8 Tập 2: Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC), M là điểm bất kì trên cạnh AC. Kẻ MD ⊥ BC (D ∈ BC).

a) Chứng minh rằng ∆DMC ᔕ ∆ABC.

b) Gọi E là giao điểm của đường thẳng AB với đường thẳng MD.

Chứng minh rằng DB . DC = DE . DM.

c) Đường thẳng BM cắt EC tại K. Chứng minh rằng EKA^=EBC^.

Lời giải:

Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC), M là điểm bất kì trên cạnh AC

a) Xét ∆DMC vuông tại D và ∆ABC vuông tại A có BCA^ chung.

Do đó ∆DMC ᔕ ∆ABC (g.g).

b) Xét ∆DBE vuông tại D và ∆DMC vuông tại D có

DEB^=DCM^ (cùng phụ với ABC^).

Do đó ∆DBE ᔕ ∆DMC (g.g).

Suy ra DBDM=DEDC. Do đó DB . DC = DE . DM (đpcm).

c) Xét ∆BEC có đường cao CA và BE cắt nhau tại M, suy ra M là trực tâm ∆BEC.

Do đó BK ⊥ EC.

Xét ∆EAC vuông tại A và ∆EKB vuông tại K có BEC^ chung.

Do đó ∆EAC ᔕ ∆EKB (g.g)

Suy ra EAEK=ECEB hay EAEC=EKEB.

Xét ∆EAK và ∆ECB có EAEC=EKEB và BEC^ chung.

Do đó ∆EAK ᔕ ∆ECB (c.g.c).

Suy ra EKA^=EBC^ (các góc tương ứng).

Bài 7 trang 75 SBT Toán 8 Tập 2Cho tam giác nhọn ABC, các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H. Chứng mình rằng:

a) AD . BH = AC . BD.

b) HA . HD = HB . HE = HC . HF.

c) BC2 = BE . BH + CF . CH.

Lời giải:

Cho tam giác nhọn ABC, các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H

a) Ta có AHE^=ACD^ (cùng phụ với CAD^).

Mà AHE^=BHD^ (đối đỉnh) nên ACD^=BHD^.

Xét ∆ADC vuông tại D và ∆BDH vuông tại D có ACD^=BHD^.

Do đó ∆ADC ᔕ ∆BDH (g.g).

Suy ra ADBD=ACBH. Do đó AD . BH = AC . BD (đpcm).

b) Xét ∆HEA vuông tại E và ∆HDB vuông tại D có AHE^=BHD^ (đối đỉnh).

Do đó ∆HEA ᔕ ∆HDB (g.g).

Suy ra HEHD=HAHB. Do đó HA . HD = HB . HE (1)

Xét ∆HFA vuông tại F và ∆HDC vuông tại D có AHF^=CHD^ (đối đỉnh).

Do đó ∆HFA ᔕ ∆HDC (g.g).

Suy ra HFHD=HAHC. Do đó HA . HD = HC . HF (2)

Từ (1) và (2) suy ra HA . HD = HB . HE = HC . HF (đpcm).

c) Xét ∆BEC vuông tại E và ∆BHD vuông tại D có EBC^ chung.

Do đó ∆BEC ᔕ ∆BHD (g.g).

Suy ra BCBH=BEBD. Do đó BC . BD = BE . BH (3)

Xét ∆BCF vuông tại F và ∆HCD vuông tại D có FCB^ chung.

Do đó ∆BCF ᔕ ∆HCD (g.g)

Suy ra BCHC=CFDC. Do đó BC . DC = CF . HC. (4)

Từ (3) và (4), suy ra BC . DB + BC . DC = BE . BH + CF . HC.

Do đó BC2 = BE . BH + CF . CH (đpcm).

Bài 8 trang 75 SBT Toán 8 Tập 2Cho tam giác nhọn ABC có ba đường cao AM, BN, CQ cắt nhau tại H.

a) Chứng minh rằng ∆ANQ ᔕ ∆ABC.

b) Đường thẳng QN cắt đường thẳng BC tại F. Chứng minh rằng FB . FC = FQ . FN.

c) Trên đoạn HB lầy điểm I sao cho AIC^=90°. Chứng minh rằng AI2 = AN . AC.

d) Trên đoạn HC lấy điểm K sao cho AKB^=90°. Chứng mình rằng ∆AIK cân.

Lời giải:

Cho tam giác nhọn ABC có ba đường cao AM, BN, CQ cắt nhau tại H

a) Xét ∆ANB vuông tại N và ∆AQC vuông tại Q có BAC^ chung.

Do đó ∆ANB ᔕ ∆AQC (g.g).

Suy ra ANAQ=ABAC hay ANAB=AQAC.

Xét ∆ANQ và ∆ABC có

ANAB=AQACBAC^ chung.

Do đó ∆ANQ ᔕ ∆ABC (c.g.c)

b) Xét ∆FQB và ∆FCN có

CFN^ chung; FQB^=FCN ^=AQN^.

Do đó ∆FQB ᔕ ∆FCN (g.g).

Suy ra FQFC=FBFN. Do đó FB . FC = FQ . FN (g.g).

c) Xét ∆ANI vuông tại N và ∆AIC vuông tại I có IAC^ chung.

Do đó ∆ANI ᔕ ∆AIC (g.g).

Suy ra ANAI=AIAC. Do đó AI2 = AN . AC (1)

d) Xét ∆AQK vuông tại Q và ∆AKB vuông tại K có BAK^ chung.

Do đó ∆AQK ᔕ ∆AKB (g.g).

Suy ra AQAK=AKAB. Do đó AK2 = AQ . AB (2)

 ANAB=AQAC nên suy ra AN . AC = AQ . AB (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra AI = AK.

Vậy nên ∆AIK cân tại A.

Bài 9 trang 75 SBT Toán 8 Tập 2Cho tam giác ABC vuông tại A và đường cao AH.

a) Chứng mình rằng AB2 = BH . BC.

b) Chứng mỉnh rằng AH2 = BH . CH.

c) Trên tia đối của tia AC lấy điểm D (AD < AC). Đường thẳng qua H và song song với AC cắt AB, BD lần lượt tại M, N. Chứng minh rằng MNMH=ADAC.

d) Vẽ AE vuông góc với BD tại E. Chứng minh rằng BEH^=BAH^.

Lời giải:

Cho tam giác ABC vuông tại A và đường cao AH. a) Chứng mình rằng AB2 = BH . BC

a) Xét ∆ABC vuông tại A và ∆HBA vuông tại H có ABC^ chung.

Do đó ∆ABC ᔕ ∆HBA (g.g).

Suy ra ABBH=BCAB. Do đó AB2 = BC . BH (đpcm).

b) Xét ∆HBA vuông tại H và ∆HAC vuông tại H có

BAH^=ACH^ (cùng phụ với CAH^).

Do đó ∆HBA ᔕ ∆HAC (g.g).

Suy ra AHCH=BHAH. Do đó AH2 = BH . CH (đpcm).

c) Xét ∆ABD có MN // AD, suy ra MNAD=BMBA (1)

Xét ∆ABC có MH // AC, suy ra MHAC=BMBA (2)

Từ (1) và (2) suy ra MNAD=MHAC. Do đó MNMH=ADAC (đpcm).

d) Xét ∆ABD vuông tại A và ∆EBA vuông tại E có ABD^ chung.

Do đó ∆ABD ᔕ ∆EBA (g.g).

Suy ra ABBE=BDAB. Do đó AB2 = BD . BE.

Mà AB2 = BC . BH nên BC . BH = BD . BE.

Do đó BHBD=BEBC.

Xét ∆BEH và ∆BCD có

BHBD=BEBC và DBC^ chung.

Do đó ∆BEH ᔕ ∆BCD (c.g.c).

Suy ra BEH^=BCD^ (hai góc tương ứng).

Mà BAH^=BCD^ (cùng phụ với HAC^).

Do đó BEH^=BAH^ (đpcm).

Xem thêm lời giải Sách bài tập Toán 8 bộ sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 3: Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác vuông

Bài 4: Hai hình đồng dạng

Bài 1: Mô tả xác suất bằng tỉ số

Bài 2: Xác suất lí thuyết và xác suất thực nghiệm

Bài tập cuối chương 9

 

Đánh giá

0

0 đánh giá