TOP 20 mẫu Nghị luận về khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ sản xuất

456

Toptailieu.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Nghị luận về khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ sản xuất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức gồm dàn ý và các bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 9 hay hơn.

Nghị luận về khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ sản xuất

Đề bài: Viết bài văn nghị luận về Vấn đề khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ sản xuất ở địa phương em.

Dàn ý Nghị luận về vấn đề khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ sản xuất

a. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vấn đề khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ sản xuất ở địa phương.

b. Thân bài

- Hiện trạng tình hình tài nguyên thiên nhiên ở nước ta.

+ Việt Nam Nam được quốc tế công nhận là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới.

+ Hiện nay tài nguyên thiên nhiên nước ta đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng.

- Nguyên nhân:

+ Ý thức con người

+ Quán lý còn nhiều lỗ hổng.

- Giải pháp:

+ Nâng cao trách nhiệm, hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

+ Tăng cường quản lý tài nguyên.

+ Chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

+ Đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường.

c. Kết bài:

Khẳng định tầm quan trọng của việc nhận thức đúng và giải quyết hiệu quả vấn đề nêu ra.

Nghị luận về khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ sản xuất - Mẫu 1

Thiên nhiên và tạo hóa đã ban tặng cho chúng ta một vô vàn những kho báu quý báu. Nhờ có sự hiện diện của thiên nhiên, đất nước của chúng ta đã phát triển và thịnh vượng như ngày hôm nay. Thiên nhiên đóng vai trò không thể thiếu và quan trọng đối với cuộc sống của con người.

Thiên nhiên, theo một cách đơn giản, là tất cả những gì tồn tại tự nhiên và không phụ thuộc vào tác động của con người. Nó bao gồm đất đai, nước, rừng, động thực vật và tài nguyên thiên nhiên. Thiên nhiên đóng vai trò to lớn bởi nó cung cấp những điều quý báu mà cuộc sống của chúng ta dựa vào. Đầu tiên, thiên nhiên là nguồn cung cấp nước cho chúng ta, là nguồn sống cho cuộc sống con người. Nếu không có nước, cuộc sống sẽ không thể tồn tại. Nước là yếu tố quan trọng trong mọi khía cạnh của cuộc sống, từ việc uống nước hàng ngày cho đến việc trồng trọt và sản xuất. Nó còn giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì môi trường tự nhiên và sinh thái hệ. Ngoài ra, thiên nhiên còn cung cấp đất đai cho việc trồng trọt và xây dựng. Đất đai là nguồn tài nguyên thiết yếu để sản xuất thực phẩm và xây dựng cơ sở hạ tầng. Nó là nền tảng cho sự phát triển của một quốc gia và nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những người hiểu rõ giá trị của thiên nhiên và bảo vệ nó, vẫn còn tồn tại một số người tham lam và thiếu ý thức bảo vệ môi trường. Họ tiếp tục phá rừng, chặt phá cây cối một cách bất hợp pháp để tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn, làm mất cân bằng môi trường và gây ra thiệt hại nghiêm trọng. Điều này đòi hỏi sự can thiệp mạnh mẽ hơn từ phía chính phủ và các cơ quan chức năng, cần phải thiết lập các biện pháp răn đe và xử lý kịp thời để ngăn chặn những hành vi này.

Tất cả những vấn đề này đã làm cho chúng ta nhận thức sâu sắc hơn về sự ảnh hưởng của môi trường đối với cuộc sống của chúng ta. Chúng ta phải có nhận thức về tình hình khẩn cấp này và hành động. Là học sinh, chúng ta có thể tham gia trồng cây, gây rừng và duy trì sạch đẹp trường học của mình. Cùng với đó, việc thu gom rác thải, tái chế và xử lý chất thải độc hại đúng cách cũng đóng vai trò quan trọng. Chúng ta cần hưởng ứng các sự kiện và ngày lễ môi trường, cùng với sự hỗ trợ của chính phủ, cần phải có chính sách và luật pháp hạn chế khí CO2 từ ngành công nghiệp và ứng phó với các vấn đề môi trường.

Về cơ bản, thiên nhiên là nguồn tài nguyên quý báu của chúng ta và đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Chúng ta cần nâng cao ý thức và đảm bảo bảo vệ và duy trì thiên nhiên cho tương lai của chúng ta và thế hệ mai sau.

Nghị luận về khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ sản xuất - Mẫu 2

Tài nguyên thiên nhiên là những của cải có sẵn trong tự nhiên. Con người khai thác, sử dụng chúng cho lợi ích của bản thân và cộng đồng. Tuy nhiên nguồn tài nguyên thiên nhiên trong tự nhiên không phải là vô tận. Do vậy con người phải biết cách khai thác hợp lý để chúng phục vụ cho lợi ích của con người một cách hiệu quả.

Việt Nam được quốc tế công nhận là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới (xếp thứ 16/25 nước có mức độ đa dạng sinh học cao trên thế giới), với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rặng san hô... tạo nên môi trường sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú hoang dã trên thế giới. Nước ta còn là một trong 8 "trung tâm giống gốc" của nhiều loại cây trồng, vật nuôi, trong đó có hàng chục giống gia súc và gia cầm.

Hệ sinh thái của Việt Nam rất phong phú, bao gồm 11.458 loài động vật, hơn 21.000 loài thực vật và khoảng 3.000 loài vi sinh vật, trong đó có rất nhiều loài được sử dụng để cung cấp vật liệu di truyền.

Tuy vậy hiện nay tài nguyên thiên nhiên ở trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng. Nước ta rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu nhưng chúng ta quá chủ quan và đã phí phạm tất cả những tài nguyên này. Chúng ta giết động vật, chăn nuôi không giới hạn, phá rừng, làm quá nhiều thủy điện, đánh bắt cá không hạn chế, ô nhiễm môi trường tiếp tục gia tăng. Hậu quả những việc này chúng ta thấy ngay trước mặt, đó là cứ hàng năm chúng ta chịu thiên tai càng nhiều hơn và năng hơn. Thiệt hại do thiên tai gây ra hàng năm từ vài trăm đến vài ngàn tỉ đồng, thiệt hại nguồn ngân sách quốc gia. Nếu chúng ta biết hành động đúng thì nguồn ngân sách này có thể dùng cho phúc lợi, phát triển xã hội.

Đứng trước hiện trạng như vậy, nhà nước đã đề ra những giải pháp tức thời và lâu dài để có thể sử dụng, khai thác tài nguyên lâu dài và chủ động. Thứ nhất, đó là việc nâng cao trách nhiệm, hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm phục vụ phát triển bền vững. Trong quá trình sử dụng tài nguyên, không chỉ khai thác tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn tài nguyên hiện có, mà cần coi trọng sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, vật liệu mới; hạn chế tối đa, từng bước tiến tới chấm dứt xuất khẩu khoáng sản thô và chỉ qua chế biến sơ, thúc đẩy chế biến sâu; sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, giảm mức phát thải khí nhà kính. Đối với loại khoáng sản chiến lược đặc thù như than, dầu khí,... cần có chính sách cụ thể, cân đối giữa nhập khẩu và xuất khẩu. Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản; ngăn chặn và từng bước khắc phục sự xuống cấp của môi trường tự nhiên do chủ quan con người, nhất là do các dự án phát triển kinh tế gây ra.

Thứ hai, đó là việc tăng cường quản lý tài nguyên. Tài nguyên là tài sản quốc gia, nguồn lực quan trọng của đất nước, phải được đánh giá đầy đủ, hạch toán trong nền kinh tế, và được quản lý một cách hiệu quả, bền vững, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, theo hướng bảo đảm tính tổng thể, liên ngành, liên vùng, đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, trong đó lợi ích lâu dài là cơ bản, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng giai đoạn.

Thứ ba, chúng ta cần chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Ở đây, trọng tâm là tiến hành đầu tư thích đáng cho các công trình trọng điểm quốc gia, các chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu. Chủ động xây dựng, triển khai và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình, kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai cho từng giai đoạn; nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, giám sát biến đổi khí hậu và tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ.

Và cuối cùng, đó là việc đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường. Trước tiên, hoàn thiện hệ thống pháp luật, ban hành các chế tài đủ mạnh để bảo vệ môi trường, ngăn chặn, xử lý theo pháp luật nhằm chấm dứt tình trạng gây ô nhiễm môi trường, tăng cường phòng, ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường. Ngăn chặn và từng bước khắc phục sự xuống cấp của môi trường tự nhiên. Hạn chế tiến tới khắc phục căn bản tình trạng ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, khu đô thị, làng nghề, các lưu vực sông, không để phát sinh thêm những cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tiếp đó, để đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường, cần bố trí hợp l‎ý nguồn lực từ ngân sách nhà nước đầu tư cho các công trình trọng điểm phục hồi môi trường dân sinh; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, ban hành các chế tài đủ mạnh để bảo vệ môi trường, ngăn chặn, xử lý theo pháp luật nhằm chấm dứt tình trạng gây ô nhiễm môi trường, Toàn xã hội cần tăng cường phổ biến pháp luận và tuyên truyền ứng phó với thiên tai, biến đổi khi hậu.

Mỗi bước tiến nhỏ của từng người có thể tạo nên một sự thay đổi lớn, và chúng ta nên tự hỏi: "Hôm nay, tôi đã làm gì để bảo vệ môi trường?". Cả xã hội cùng đồng lòng thì tài nguyên thiên nhiên sẽ được phát triển dồi dào đúng cách, tạo nên nguồn sống và duy trì tương lai của con em chúng ta.

Nghị luận về khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ sản xuất - Mẫu 3

Đang cập nhật...

Đánh giá

0

0 đánh giá