Với giải Câu hỏi trang 62 Toán 10 Tập 1 Kết nối tri thức trong Bài 10: Vecto trong mặt phẳng toạ độ học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 10. Mời các bạn đón xem:
Nội dung bài viết
Toán 10 Kết nối tri thức trang 62 Bài 10: Vecto trong mặt phẳng toạ độ
Hoạt động 4 trang 62 Toán 10: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho điểm M(xo;yo). Gọi P, Q tương ứng là hình chiếu vuông góc của M trên trục hoành Ox và trục tung Oy (H.4.35)
a) Trên trục Ox, điểm P biểu diễn số nào? Biểu thị →OP theo →i và tính độ dài của →OP theo xo.
b) Trên trục Oy, điểm Q biểu diễn số nào? Biểu thị →OQ theo →j và tính độ dài của →OQ theo yo.
c) Dựa vào hình chữ nhật OPMQ, tính độ dài của →OM theo xo,yo.
d) Biểu thị →OM theo các vectơ →i,→j.
Phương pháp giải:
a) P biểu diễn hoành độ của điểm M.
b) Q biểu diễn tung độ của điểm M.
c) Tính độ dài của →OM theo các cạnh của hình chữ nhật dựa vào định lí Pytago
d) Biểu thị →OM theo các vectơ →OP, →OQ (quy tắc hình bình hành)
Lời giải:
a) Vì P là hình chiếu vuông góc của M trên Ox nên điểm P biểu diễn hoành độ của điểm M là số xo
Ta có: vectơ →OP cùng phương, cùng hướng với →i và |→OP|=xo=xo.|→i|
⇒→OP=xo.→i.
b) Vì Q là hình chiếu vuông góc của M trên Oy nên điểm Q biểu diễn tung độ của điểm M là số yo
Ta có: vectơ →OQ cùng phương, cùng hướng với →j và |→OQ|=yo=yo.|→j|
⇒→OQ=yo.→j.
c) Ta có: →OM=OM.
Mà OM2=OP2+MP2=OP2+OQ2=xo2+yo2
⇒|→OM|=√xo2+yo2
d) Ta có: Tứ giác OPMQ là hình chữ nhật, cũng là hình bình hành nên →OM=→OP+→OQ
⇒→OM=xo.→i+yo.→j
Hoạt động 5 trang 62 Toán 10: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho các điểm M(x;y) và N(x’; y’)
a) Tìm tọa độ của các vectơ →OM,→ON.
b) Biểu thị vectơ →MN theo các vectơ →OM,→ON và tọa độ của →MN.
c) Tìm độ dài của vectơ →MN
Phương pháp giải:
a) Tọa độ của vectơ →OM,→ON chính là tọa độ của M, N
b) Biểu thị vectơ →MN theo các vectơ →OM,→ON bằng quy tắc hiệu.
Tìm tọa độ của →MN dựa vào biểu thị theo hiệu ở trên và tọa độ của vectơ →OM,→ON đã biết.
c) Độ dài của vectơ →MN(a;b) là |→MN|=√a2+b2
Lời giải:
a) Vì điểm M có tọa độ (x; y) nên vectơ →OM có tọa độ (x; y).
Và điểm N có tọa độ (x’; y’) nên vectơ →ON có tọa độ (x’; y’).
b) Ta có: →MN=→ON−→OM (quy tắc hiệu)
Mà →OM có tọa độ (x; y); →ON có tọa độ (x’; y’).
⇒→MN=(x′;y′)−(x;y)=(x′−x;y′−y)
c) Vì →MN có tọa độ (x′−x;y′−y) nên |→MN|=√(x′−x)2+(y′−y)2
Xem thêm các bài giải Toán 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu hỏi mở đầu trang 60 Toán 10:Một bản tin dự báo thời tiết thể hiện đường đi trong 12 giờ của một cơn bão trên một mặt phẳng tọa độ...
Hoạt động 1 trang 60 Toán 10: Trên trục số Ox, gọi A là điểm biểu diễn số 1 và đặt...
Hoạt động 2 trang 61 Toán 10: Trong Hình 4.33:....
Luyện tập 1 trang 61 Toán 10: Tìm tọa độ của...
Hoạt động 3 trang 61 Toán 10: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho...
Hoạt động 4 trang 62 Toán 10: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho điểm...
Hoạt động 5 trang 62 Toán 10: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho các điểm...
Luyện tập 2 trang 63 Toán 10: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hai điểm A(2; 1), B(3; 3)....
Bài 4.16 trang 65 Toán 10: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho các điểm M(1; 3), N(4; 2)...
Bài 4.18 trang 65 Toán 10: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho các điểm A(1; 3), B(2; 4), C(-3; 2)....
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.