SBT Toán 10 Chân trời sáng tạo trang 103: Bài tập cuối chương 10

182

Với giải Câu hỏi trang 102 SBT Toán 10 Tập 2 Chân trời sáng tạo trong Bài tập cuối chương 10 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập SBT Toán 10. Mời các bạn đón xem: 

SBT Toán 10 Chân trời sáng tạo trang 103: Bài tập cuối chương 10

Bài 1 trang 103 SBT Toán 10: Trên bàn có một tấm bìa hình tròn được chia thành 10 hình quạt bằng nhau và được đánh số từ 1 đến 10 như Hình 1. Cường quay mũi tên ở tâm 3 lần và quan sát khi mỗi lần dừng lại nó chỉ vào ô số mấy. Tính xác suất của các biến cố sau:

A: “Cả 3 lần mũi tên đều chỉ vào ô ghi số lẻ”

B: “Tích 3 số mũi tên chỉ vào là số chia hết cho 5”

Phương pháp giải:

Xác suất của biến cố A là một số, kí hiệu P(A) được xác định bởi công thức: P(A)=n(A)n(Ω), trong đó n(A) và n(Ω) lần lượt là kí hiệu số phần tử của tập A và Ω

Biến cố đối của biến cố A là biến cố không xảy ra A, kí hiệu là A¯ và P(A¯)+P(A)=1

Lời giải:

a) n(Ω)=103

Có 5 số lẻ: 1, 3, 5, 7, 9

Chọn 3 số lẻ có: n(A)=53

Xác suất để cả 3 lần mũi tên đều chỉ vào ô ghi số lẻ là:

P(A)=n(A)n(Ω)=53103=18

b) B¯: Tích 3 số mũi tên chỉ vào không chia hết cho 5

Tức là cả 3 số chỉ vào đều là số không chia hết cho 5.

Có 8 số không chia hết cho 5 là: 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9

Lấy 3 số (có thể giống nhau) trong số 8 số đó n(B¯)=8.8.8=83

P(B¯)=n(B¯)n(Ω)=83103=61125

Xác suất của biến cố B là:

P(B)=1P(B¯)=183103=61125

Bài 2 trang 103 SBT Toán 10: Mật khẩu mở máy tính của An gồm 8 kí tự, trong đó 2 kí tự đầu tiên là chữ số, 6 kí tự sau là các chữ cái thuộc tập hợp {A,B,C,D}. Không may An quên mất 3 kí tự đầu tiên. An chọn ra 2 chữ số và một chữ cái thuộc tập hợp trên một cách ngẫu nhiên và thử mở máy tính. Tính xác suất để An mở được máy tính

Phương pháp giải:

Xác suất của biến cố A là một số, kí hiệu P(A) được xác định bởi công thức: P(A)=n(A)n(Ω), trong đó n(A) và n(Ω) lần lượt là kí hiệu số phần tử của tập A và Ω

Lời giải:

+ Số cách chọn 3 kí tự đầu tiên gồm 2 số và 1 chữ cái thuộc tập {A; B; C; D} là: n(Ω)=10.10.4=400

+ A là biến cố “An mở được máy tính”

Có duy nhất 1 kết quả thuận lợi cho A là 3 kí tự An nhập vào trùng với 3 kí tự đầu của mật khẩu. Do đó n(A)=1

P(A)=n(A)n(Ω)=1400

Bài 3 trang 103 SBT Toán 10: Tổ 3 có 6 bạn là Hòa, Hiền, Hiệp, Hương, Thành và Khánh. Chọn ngẫu nhiên 2 bạn trong tổ. Hãy tính xác xuất của các biến cố:

A: “Tên của 2 bạn được chọn đều bắt đầu bằng chữ cái H”

B: “Tên của ít nhất một bạn được chọn có chứa dấu huyền”

C: “Hòa được chọn còn Hiền không được chọn”

Phương pháp giải:

Xác suất của biến cố A là một số, kí hiệu P(A) được xác định bởi công thức: P(A)=n(A)n(Ω), trong đó n(A) và n(Ω) lần lượt là kí hiệu số phần tử của tập A và Ω

Biến cố đối của biến cố A là biến cố không xảy ra A, kí hiệu là A¯ và P(A¯)+P(A)=1

Lời giải:

a) Chọn 2 trong 6 bạn, có n(Ω)=C62=15 cách

Có 4 bạn tên bắt đầu bằng H

Chọn 2 trong 4 bạn đó có: n(A)=C42=6 cách

P(A)=n(A)n(Ω)=615=25

b) B¯: “Tên của 3 bạn được chọn không có dấu huyền”

Có 3 bạn tên không có dấu huyền

Số cách chọn 2 trong 3 bạn đó là: n(B¯)=C32

P(B¯)=n(B¯)n(Ω)=C32C62=15

P(B)=1P(B¯)=1C32C62=45

c) “Hòa được chọn và Hiền không được chọn” tức là “Hòa và 1 trong 4 bạn Hiệp, Hương, Thành, Khánh được chọn”  có 4 cách chọn

P(C)=n(C)n(Ω)=4C62=415

Bài 4 trang 103 SBT Toán 10: Một hộp có 5 lá thăm cùng loại được đánh số 2; 4; 6; 8; 10. Lấy ra ngẫu nhiên từ hộp 2 lá thăm, Tính xác suất của các biến cố sau:

A: “Tổng các số ghi trên hai lá thăm bằng 11”

B: “Tích các số ghi trên hai lá thăm là số tròn chục”

Phương pháp giải:

Xác suất của biến cố A là một số, kí hiệu P(A) được xác định bởi công thức: P(A)=n(A)n(Ω), trong đó n(A) và n(Ω) lần lượt là kí hiệu số phần tử của tập A và Ω

Biến cố đối của biến cố A là biến cố không xảy ra A, kí hiệu là A¯ và P(A¯)+P(A)=1

Lời giải:

a) Vì các số ghi trên lá thăm đều là số chẵn nên tổng các số đó cũng là số chẵn

=> Không xảy ra trường hợp “Tổng các số ghi trên hai lá thăm bằng 11”

Hay P(A)=0

b) Lấy 2 lá thăm bất kì từ hộp 5 lá có: n(Ω)=C52=10 cách

Để “Tích các số ghi trên hai lá thăm là số tròn chục” thì trong hai lá thăm lấy ra có ít nhất 1 lá ghi số 10.

 B¯: “Trong 2 lá thăm lấy ra không có lá ghi số 10”

Tức là lấy 2 lá bất kì trong 4 lá còn lại: n(B¯)=C42

Xác suất để không lấy được lá ghi số 10 là:

P(B¯)=n(B¯)n(Ω)=C42C52=35

P(B)=1P(B¯)=135=25

Bài 5 trang 103 SBT Toán 10: Doanh nghiệp A chọn ngẫu nhiên 2 tháng trong năm 2020 để tri ân khách hàng. Doanh nghiệp B cũng chọn ngẫu nhiên 1 tháng trong năm đó để tri ân khách hàng. Tính xác suất của biến cố “Hai doanh nghiệp tri ân khách hàng cùng một tháng trong năm”

Phương pháp giải:

Xác suất của biến cố A là một số, kí hiệu P(A) được xác định bởi công thức: P(A)=n(A)n(Ω), trong đó n(A) và n(Ω) lần lượt là kí hiệu số phần tử của tập A và Ω

Biến cố đối của biến cố A là biến cố không xảy ra A, kí hiệu là A¯ và P(A¯)+P(A)=1

Lời giải:

+ Hai doanh nghiệp chọn tháng để tri ân khách hàng cần 2 công đoạn

Công đoạn 1: Doanh nghiệp A chọn 2 tháng trong năm, có C122 cách

Công đoạn 2: Doanh nghiệp B chọn 1 tháng trong năm, có C121 cách

n(Ω)=C122.C121

A¯: “Hai doanh nghiệp tri ân khách hàng khác tháng trong năm”

Công đoạn 1: Doanh nghiệp A chọn 2 tháng trong năm, có C122 cách

Công đoạn 2: Doanh nghiệp B chọn 1 tháng trong năm, khác với 2 tháng mà doanh nghiệp A chọn có 10 cách

n(A¯)=C122.10

Xác suất để hai doanh nghiệp tri ân khách hàng khác tháng trong năm là: P(A¯)=n(A¯)n(Ω)=C122.10C122.C121=56

Xác suất để hai doanh nghiệp tri ân khách hàng cùng một tháng trong năm là:

P(A)=1P(A¯)=156=16

Bài 6 trang 103 SBT Toán 10: Lớp học của hai bạn Hà và Giang có 32 học sinh. Cô giáo chia các bạn vào 4 tổ, mỗi tổ có 8 học sinh một cách ngẫu nhiên. Tính xác suất của các biến cố “Hà và Giang được xếp ở hai tổ khác nhau”

Phương pháp giải:

Xác suất của biến cố A là một số, kí hiệu P(A) được xác định bởi công thức: P(A)=n(A)n(Ω), trong đó n(A) và n(Ω) lần lượt là kí hiệu số phần tử của tập A và Ω

Biến cố đối của biến cố A là biến cố không xảy ra A, kí hiệu là A¯ và P(A¯)+P(A)=1

Lời giải:

+ Việc chia tổ thực hiện qua 4 công đoạn

Công đoạn 1: Lấy 8 bạn trong 32 bạn, có C328 cách

Công đoạn 2: Lấy 8 bạn trong 24 bạn còn lại, có C248 cách

Công đoạn 3: Lấy 8 bạn trong 16 bạn còn lại, có C168 cách

Công đoạn 4: Lấy 8 bạn còn lại thành một tổ, có 1 cách

n(Ω)=C328.C248.C168

+ Gọi A: “Hà và Giang được xếp ở hai tổ khác nhau”

 A¯: “Hà và Giang được xếp ở cùng một tổ”

Việc thực hiện chia tổ sao cho “Hà và Giang được xếp ở cùng một tổ” được thực hiện qua 4 công đoạn:

Công đoạn 1: Chọn 1 trong 4 tổ làm tổ có Hà và Giang, có C41 cách

Công đoạn 2: Lấy 6 bạn trong 30 bạn còn lại để tạo thành tổ với Hà và Giang, có C306 cách

Công đoạn 3: Lấy 8 bạn trong 24 bạn còn lại, có C248 cách

Công đoạn 4: Lấy 8 bạn trong 16 bạn còn lại, có C168 cách. 8 bạn còn lại thành một tổ.

n(A¯)=C41.C306.C248.C168

Xác suất để Hà và Giang được xếp ở cùng tổ: P(A¯)=n(A¯)n(Ω)=4C306.C248.C168C328.C248.C168=731

P(A)=1P(A¯)=1731=2431

Bài 7 trang 103 SBT Toán 10: Một hộp chứa 2 quả bóng xanh và 1 số quả bóng trắng. Lấy ra ngẫu nhiên 2 quả bóng từ hộp. Biết rằng xác suất chọn được 2 quả bóng khác màu là 1021.

a) Tính xác suất 2 quả bóng lấy ra cùng màu

b) Hỏi trong hộp có bao nhiêu quả bóng?

Phương pháp giải:

Xác suất của biến cố A là một số, kí hiệu P(A) được xác định bởi công thức: P(A)=n(A)n(Ω), trong đó n(A) và n(Ω) lần lượt là kí hiệu số phần tử của tập A và Ω

Biến cố đối của biến cố A là biến cố không xảy ra A, kí hiệu là A¯ và P(A¯)+P(A)=1

Lời giải:

a) Gọi A là biến cố “lấy được hai quả bóng cùng màu”

 Biến cố đối A¯: “lấy được hai quả bóng khác màu”

Mà P(A¯)=1021

 P(A)=1P(A¯)=11021=1121

b) Gọi k là số quả bóng trắng trong hộp (kN).

Số cách lấy 2 quả bóng bất kì từ (k+2) quả bóng là Ck+22

Việc lấy được 2 quả bóng khác màu được thực hiện qua 2 công đoạn:

Công đoạn 1: Chọn 1 quả bóng xanh, có 2 cách

Công đoạn 2: Chọn 1 quả bóng trắng, có k cách

=> Có 2.k cách để lấy đc 2 quả bóng khác màu.

Xác suất lấy được 2 quả bóng khác màu là:

1021=2kCk+22=4k(k+1)(k+2)10(k+1)(k+2)=21.4k10k254k+20=0[k=5k=25k=5

Do đó trong hộp có 2 quả bóng xanh và 5 quả bóng trắng.

Vậy, trong hộp có 7 quả bóng

 

Đánh giá

0

0 đánh giá