SBT Toán 10 Kết nối tri thức trang 8 Bài 15: Hàm số

341

Với giải Câu hỏi trang 8 SBT Toán 10 Tập 2 Kết nối tri thức trong Bài 15:Hàm số giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập SBT Toán 10. Mời các bạn đón xem: 

SBT Toán 10 Kết nối tri thức trang 8 Bài 15: Hàm số

Bài 6.5 trang 8 sách bài tập Toán 10: Trong một cuộc thi chạy 100m, có ba học sinh dự thi. Biểu đồ trên Hình 6.9 mô tả quãng đường chạy được y (m) theo thời gian t (s) của mỗi học sinh.

a) Đường biểu diễn quãng đường chạy được của mỗi học sinh có là đồ thị hàm số hay không?

b) Học sinh nào về đích đầu tiên? Hãy cho biết ba học sinh đó có chạy hết quãng đường thi theo quy định hay không.

Lời giải:

a) Dựa vào đồ thị ta thấy với mỗi giá trị x của từng đường cong chỉ cho duy nhất một giá trị y tương ứng. Do đó đường biểu diễn quãng đường chạy được của mỗi học sinh là đồ thị hàm số

b) Xét y = 100 ta thấy xA < xB < xC. Do đó thời gian chạy của học sinh A là ngắn nhất nên học sinh A về đích đầu tiên và cả ba học sinh đều chạy hết quãng đường thi theo quy định.

Bài 6.6 trang 8 sách bài tập Toán 10: Vẽ đồ thị của các hàm số sau và chỉ ra tập giá trị, các khoảng đồng biến, nghịch biến của chúng

a) y=12x+5   

b) y=3x2

c) y={x2,x0x1,x<0

Lời giải:

a) y=12x+5   

Đồ thị hàm số y=12x+5 là đường thẳng đi qua 2 điểm A(0; 5) và B(10;0)

Từ đồ thị ta có:

  +) Tập giá trị: R

  +) Hàm số nghịch biến trên R

b) y=3x2

Đồ thị hàm số y=3x2 là đường parabol có bề lõm quay lên trên và đỉnh là gốc tọa độ O

Từ đồ thị ta có:

+) Tập giá trị: [0;+)

+) Hàm số nghịch biến trên (;0) và đồng biến trên (0;+)

c) y={x2,x0x1,x<0

Ta có đồ thị sau:

Từ đồ thị ta có:

+) Tập giá trị: (1;+)

+) Hàm số nghịch biến trên (;0) và đồng biến trên (0;+)

Bài 6.7 trang 8 sách bài tập Toán 10: Để đổi nhiệt độ từ thang Celsius sang thang Fahrenheit, ta nhân nhiệt độ theo thang Celsius với 95 sau đó cộng với 32

a) Viết công thức tính nhiệt độ F ở thang Fahrenheit theo nhiệt độ C ở thang Celsius. Như vậy ta có F là một hàm số của C

b) Hoàn thành bảng sau:

(Celsius)

-10

0

10

20

30

40

F (Fahrenheit)

 

 

 

 

 

 

 c) Vẽ đồ thị của hàm số F = F(C) trên đoạn [-10; 40]

Lời giải:

a) Gọi là nhiệt độ theo thang Celsius. Theo giả thiết ta có hàm số sau:

F(C)=95C+32

b)

(Celsius)

-10

0

10

20

30

40

F (Fahrenheit)

F=95C+32

14

32

50

68

86

104

 

c) Đồ thị hàm số F = F(C) trên đoạn [-10; 40] là đoạn thẳng nối hai điểm (-10; 14) và (40; 104)

 

Bài 6.8 trang 8 sách bài tập Toán 10: Giá phòng của một khách sạn là 750 nghìn đồng một ngày cho hai ngày đầu tiên và 500 nghìn đồng cho mỗi ngày tiếp theo. Tổng số tiền T phải trả là một hàm số của số ngày x mà khách ở tại khách sạn.

a) Viết công thức của hàm số T = T(x)

b) Tính T(2), T(5), T(7) và cho biết ý nghĩa của mỗi giá trị này.

Lời giải:

a) Theo giả thiết, số ngày khách ở tại khách sạn là x. Ta có:

- Số tiền khách phải trả cho không quá 2 ngày ở là 750x nghìn đồng

- Số tiền khách phải trả cho trên 2 ngày ở là 500(x – 2) + 1 500 = 500x + 500

Ta có hàm số sau: T=T(x)={750x,0x2500x+500,x>2

b) Ta có:

T(2) = 1 500, nghĩa là khách phải trả 1,5 triệu đồng cho 2 ngày ở tại khách sạn

T(5) = 3 000, nghĩa là khách phải trả 3 triệu đồng cho 5 ngày ở tại khách sạn

T(7) = 4 000, nghĩa là khách phải trả 4 triệu đồng cho 7 ngày ở tại khách sạn

Đánh giá

0

0 đánh giá