Giải Toán 11 trang 10 Tập 1 (Kết nối tri thức)

236

Với giải SGK Toán 11 Kết nối tri thức trang 10 chi tiết trong Bài 1: Giá trị lượng giác của góc lượng giác giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 11. Mời các bạn đón xem:

Giải Toán 11 trang 10 Tập 1 (Kết nối tri thức)

Vận dụng 1 trang 10 Toán 11 Tập 1Một máy kéo nông nghiệp với bánh xe sau có đường kính là 184 cm, bánh xe trước có đường kính là 92 cm, xe chuyển động với vận tốc không đổi trên một đoạn đường thẳng. Biết rằng vận tốc của bánh xe sau trong chuyển động này là 80 vòng/phút.

Toán 11 Bài 1 (Kết nối tri thức): Giá trị lượng giác của góc lượng giác (ảnh 5)

a) Tính quãng đường đi được của máy kéo trong 10 phút.

b) Tính vận tốc của máy kéo (theo đơn vị km/giờ).

c) Tính vận tốc của bánh xe trước (theo đơn vị vòng/phút).

Lời giải:

a) Chu vi của bánh xe sau là: Cs = π . 184 (cm).

Khi đó, bánh xe sau đi mỗi vòng được quãng đường có độ dài là 184π (cm).

Trong 10 phút, bánh xe sau chuyển động được 80 . 10 = 800 (vòng).

Quãng đường đi được của máy kéo trong 10 phút hay chính là quãng đường đi được khi bánh xe sau lăn 800 vòng là 800 . 184π = 147 200π (cm) = 1,472π (km).

b) Ta có: 10 phút = 16 giờ.

Vận tốc của máy kéo là v=1,472π1627,75 (km/giờ).

c) Chu vi của bánh xe trước là: Ct = π . 92 (cm).

Khi bánh xe sau lăn được 800 vòng trong 10 phút thì bánh xe trước lăn được số vòng là 147200π92π=1600 (vòng).

Vận tốc của bánh xe trước trong chuyển động này là 160010=160 (vòng/phút).

HĐ4 trang 10 Toán 11 Tập 1Nhận biết khái niệm đường tròn lượng giác

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, vẽ đường tròn tâm O bán kính R = 1. Chọn điểm gốc của đường tròn là giao điểm A(1; 0) của đường tròn với trục Ox. Ta quy ước chiều dương của đường tròn là chiều ngược chiều quay của kim đồng hồ và chiều âm là chiều quay của kim đồng hồ.

a) Xác định điểm M trên đường tròn sao cho sđ(OA, OM) = 5π4.

b) Xác định điểm N trên đường tròn sao cho sđ(OA, ON) = 7π4.

Lời giải:

a) Ta có: sđ(OA, OM) = 5π4=π+π4.

Điểm M trên đường tròn sao cho sđ(OA, OM) = 5π4 được xác định như trên hình vẽ dưới đây:

Toán 11 Bài 1 (Kết nối tri thức): Giá trị lượng giác của góc lượng giác (ảnh 6)

b) Ta có: sđ(OA, ON) = 7π4=3π4+π.

Điểm N trên đường tròn sao cho sđ(OA, ON) = 7π4 được xác định như trên hình vẽ dưới đây:

Toán 11 Bài 1 (Kết nối tri thức): Giá trị lượng giác của góc lượng giác (ảnh 7)

Đánh giá

0

0 đánh giá