Giáo án Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức 2023) Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Ngữ văn 7 sách Kết nối tri thức chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Ngữ văn 7. Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.

Chỉ 250k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 7 Cánh Diều bản word chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

B1: Gửi phí vào tài khoản011110002558311 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức 2023) Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt

A, MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài 5 : Sắc màu trăm miền HS, có thể

1, Năng lực

a, Năng lực chung : ( Năng lực giao tiếp và hợp tác ; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo )

-         Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm [1].

    Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc xem video bài giảng, đọc tài liệu và hoàn thiện phiếu học tập của giáo viên giao cho trước khi tới lớp [2].

-         Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong thực hành tiếng Việt [3].

 b, Năng lực đặc thù ( năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học )

           - Nhận biết được tri thức Ngữ văn (Dấu gach ngang, biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá,              

              điệp ngữ ) [ 4]

            _ Nêu được ấn tượng chung về nhà văn  Vũ Bằng và văn bản “ Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt”[ 5 ]

            _ Hiểu được nội dung chi tiết của văn bản [6 ]

            _ Nhận biết phân tích nội dung chi tiết  quy luật tình cảm con người với mùa xuân [7 ]

-         Nhận biết chất trữ tình ,  cái tôi của tác giả ngôn ngữ của tùy bút ,   hiểu được  mùa xuân miền Bắc trong niềm thương nỗi nhớ trong lòng tác giả   nhất là khoảng khắc trước rằm tháng giêng và sau rằm tháng giêng [8]

-         Viết được  đoạn văn cảm nhận của em khi mùa xuân về [9]

-          Xác định được dấu gạch ngang và công dụng của dấu gạch ngang [10].

-           Nhận biết tác dụng của các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá, điệp ngữ [11].

2, Phẩm  chất

-         Yêu tiếng việt, yêu tiếng mẹ đẻ, yêu quê hương đất nước. [12].

-          Biết yêu mến , trân trọng vẻ đẹp phong phú , đa dạng của các vùng miền [13]

II, THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

-         Máy chiếu máy tính , bảng phụ và phiếu học tập

-         Tranh ảnh về nhà văn Vũ Bằng và văn bản “ Tháng giêng , mơ về trăng non rét ngọt ”

-         Các phiếu học tập ( phụ lục đi kèm )

III, Tiến trình dạy học

1, HĐ1: Xác định vấn đề (5’)

          1, Mục tiêu ; Giúp  HS định hướng được nội dung bài học , tạo hứng thú khơi gợi nhu cầu  hiểu biết của HS , kết nối trải nghiệm nhu cầu trong cuộc sống của các em với nội dung VB

2, Nội dung

          HS trải nghiệm  thực tế và kết quả chuẩn bị bài học ở nhà  để làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi

3, Sản phẩm

Câu trả lời của HS

4, Tổ chức thực hiện

 

B1 : Giao nhiệm vụ ;

GV giao  nhiệm vụ :

_ Em  có biết những bài hát hay những bức tranh nào nói về mùa xuân ? Em hãy chia sẻ cùng các bạn .

_ Em thích nhất điều gì ở mùa xuân quê  em

GV chiếu slide ảnh mùa xuân cho Hs xem  

B2 :Thực hiện nhiệm vụ

_ HS hoạt động cá nhân , kết nối thực tế , nhớ lại những cảm xúc chân thật nhất về trải nghiệm của bản thân . ghi chép ngắn gọn các  nội dung theo yêu cầu

_ Lưu ý  nếu HS không nhớ thì GV gợi mở tới trải nghiệm gần nhất của em

          B3  : Báo cáo , thảo luận 

GV mời 3- 4 HS  chia sẻ trải nghiệm bản thân một cách ngắn gọn xúc tích

         . GV động viên các em trả lời một cách tự nhiên và chân thật

B4 : Kết luận , nhận định

GV nhận xét cách trả  lời của các bạn  và. GV động viên các em trả lời một cách tự nhiên và chân thật,  tự tin ,   không ngại ngùng chia sẻ trải nghiệm của mình trước đám đông

2,  HĐ2 ; Hình thành kiến thức mới

2.1 Đọc – hiểu văn bản ( 59’)

 I, TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN ( 15’)

 1, Mục tiêu: [1], [2], [3], [4],[5][6]

  2, Nội dung :

_ HS đọc VB , vận dụng “ tri thức ngữ văn ” làm việc cá nhân , làm việc nhóm  để hoàn thành nhiệm vụ

3, Sản phẩm :

Câu trả lời của HS , sản phẩm của nhóm , kết quả trong phiếu học tập

4, Tổ chức thực hiện :

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến ghi bảng

1, Đọc và giải thích từ khó

Chuyển giao nhiệm vụ :

·       * Đọc

_GV hướng dẫn HS dùng ngữ điệu phù hợp khi đọc tùy bút . Tùy bút  thiên về  tính trữ tình , ở bài này tác giả thể hiện nỗi nhớ quê nhà  cho nên khi đọc cần có  ngữ điệu da diết,  nhớ thương  và chú ý đến các câu văn biểu cảm

_ GV đọc mẫu một đoạn   HS chú ý đọc thầm theo và theo dõi đến hộp chỉ dẫn  bên tay phải SHS

·      *  GV yêu cầu HS giải thích 1 số từ khó

từ ( riêu riêu ,  ra ràng , mang mang , đêm xanh, huê tình ….)

_ HS tìm hiểu và giải thích nghĩa 1 số từ 

Thực hiện nhiệm vụ :

_ GV hướng  dẫn và theo dõi HS cách đọc và hỗ trợ học sinh nếu cần

_ HS đọc văn bản các bạn khác theo dõi , quan sát bạn đọc

Báo cáo thảo luận :

GV yêu cầu HS  đọc và trả lời câu hỏi , hướng dẫn hỗ trợ HS nếu cần

HS đọc bài và các bạn nhận xét cách  đọc nếu cấn

Báo cáo thảo luận :

Nhận xét thái độ đọc của HS  và việc trả lời các câu hỏi

2, Tìm hiểu chung về tác giả tác phẩm

B1 : Giao nhiệm vụ

GV yêu cầu học sinh đọc SHS  làm việc  nhóm cặp đôi( theo bàn )   và trả lời câu hỏi .

1, Đọc và giải thích từ khó

Giáo án Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt | Kết nối tri thức Ngữ văn 7 (ảnh 1)

Từ khó

Riêu riêu

Tức  là lửa cháy rất nhỏ và đều . Ở đây tác giả dùng để nói về mưa : mưa phùn hạt nhỏ , đều và kéo dài

Ra ràng

Thường dùng để nói chim đủ lông đủ cánh , bắt đầu bay ra khỏi tổ .Ở đây tác giả dùng để nói về  bướm  , bướm non mới ra khỏi kén

Mang mang

Rộng lớn , bao  phủ khắp nơi

Đêm xanh

Đêm có trăng và bầu trời trong sáng , không có mây

Huê tình

 Tình yêu trai gái

2, Tác giả và  tác phẩm

 

a, Tác giả  : Vũ Bằng (1913-1984)  quê Hà Nội

Giáo án Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt | Kết nối tri thức Ngữ văn 7 (ảnh 1)

 

- Ông là nhà văn và nhà báo , có sở trường về truyện ngắn, tùy bút, bút kí.

_- Một số tác phẩm tiêu biểu như:

Giáo án Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt | Kết nối tri thức Ngữ văn 7 (ảnh 1)

b, Tác phẩm  

Hoàn cảnh sáng tác : Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt

-  Xuất xứ : Văn bản được trích từ thiên tùy bút “Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt” trong tập tùy bút “Thương nhớ mười hai”.

_ Thể loại : Tùy bút

_ Phương thức biểu đạt : Biểu cảm

 Bố cục: 3 phần

- Phần 1: (Từ đầu đến… yêu nhất mùa xuân không phải vì thế   ): Cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với mùa xuân.

- Phần 2: (Tiếp đến… mở hội liên hoan): Cảnh sắc, không khí mùa xuân  Hà Nội

- Phần 3: (Còn lại): Cảnh sắc và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 18 trang, trên đây là tóm tắt 5 trang đầu của Giáo án Ngữ văn 7 Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt Kết nối tri thức. 

Để mua Giáo án Ngữ văn 7 Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọtKết nối tri thức năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Link tài liệu

Xem thêm Giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Tri thức ngữ văn trang 106

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 110

Giáo án Chuyện cơm hến

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 116

Giáo án Hội lồng tồng

Đánh giá

0

0 đánh giá