Toán 11 Bài 3: Đường thẳng và mặt phẳng song song | Giải Toán lớp 11

606

Toptailieu.vn giới thiệu Giải bài tập Toán 11 Bài 3: Đường thẳng và mặt phẳng song song chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập đường thẳng và mặt phẳng song song lớp 11.

Giải bài tập Toán 11 Bài 3: Đường thẳng và mặt phẳng song song

Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu hỏi 1 trang 60 SGK Hình học 11: Trong phòng học hãy quan sát hình ảnh của đường thẳng song song với mặt phẳng.

Lời giải:

Học sinh tự quan sát

Chẳng hạn: Mô phỏng phòng học và tên các đường thẳng (cạnh tường) tương ứng như sau:

Đường thẳng song song với mặt phẳng là:

d5,d6,d7,d8,//(U)

d4,d7,d11,d12,//(P)

d1,d5,d9,d10,//(S)

d3,d8,d9,d12,//(R)

d2,d6,d10,d11,//(Q)

Câu hỏi 2 trang 61 SGK Hình học 11: Cho tứ diện ABCD. Gọi M,N,P lần lượt là trung điểm của AB,AC,AD. Các đường thẳng MN,NP,PM có song song với mặt phẳng (BCD) không?

Lời giải:

Vì M,N,P lần lượt là trung điểm của AB,AC,AD nên MN,NP,MP lần lượt là đường trung bình của tam giác ABC,ACD,ABD

MN//BC,NP//CD,PM//BD

Mà BC,CD,BD thuộc (BCD)

MN,NP,PM không thuộc (BCD)

⇒ Các đường thẳng MN,NP,PM có song song với mặt phẳng (BCD).

Bài tập trang 63 SGK Toán 11

Bài 1 trang 63 SGK Hình học lớp 11: Cho hai hình bình hành ABCD và ABEF không cùng nằm trong một mặt phẳng.

a) Gọi O và O lần lượt là tâm của các hình bình hành ABCD và ABEF. Chứng minh rằng đường thằng OO song song với các mặt phẳng (ADF) và (BCE).

b) Gọi M và N lần lượt là trọng tâm của hai tam giác ABD và ABE. Chứng minh đường thẳng MN song song với mặt phẳng (CEF).

Phương pháp giải:

Muốn chứng minh 1 đường thẳng song song với một mặt phẳng ta chứng minh đường thẳng song song với một đường thẳng bất kì trong mặt phẳng.

Lời giải:

a) Vì O là tâm của hình bình hành ABCD nên O là trung điểm AC,BD.

O là tâm hbh ABEF nên O là trung điểm AE,BF.

Tam giác DBF có OO là đường trung bình nên OO//DF.

DF nằm trong mặt phẳng (ADF) nên OO//mp(ADF).

ΔAEC có OO là đường trung bình nên OO//EC, mà EC(BCE)

OO//(BCE).

b) Ta thấy mp(CEF) chính là mp(CEFD).

Gọi J là trung điểm đoạn thẳng AB.

Ta có:

M là trọng tâm ΔABDJMJD=13

N là trọng tâm ΔABEJNJE=13

JMJD=JNJE=13MN//ED

ED(CEFD)MN//(CEFD) hay MN//(CEF).

Bài 2 trang 63 SGK Hình học lớp 11: Cho tứ diện ABCD. Trên cạnh AB lấy một điểm M. Cho (α) là mặt phẳng qua M, song song với hai đường thẳng AC và BD

a) Tìm giao tuyến của (α) với các mặt tứ diện

b) Thiết diện của tứ diện cắt bởi mặt phẳng (α) là hình gì?

Phương pháp giải:

Vận dụng định lí 2:

Cho đường thẳng a song song với mặt phẳng α. Nếu mặt phẳng β chứa a và cắt α theo giao tuyến b thì b song song với a.

Lời giải:

a) Ta có:

(α)//AC

⇒ Giao tuyến của (α) và (ABC) là đường thẳng song song với AC.

Mà M(ABC)(α).

(ABC)(α)=MN là đường thẳng qua M, song song với AC(NBC).

+ Tương tự (α)(ABD)=MQ là đường thẳng qua M song song với BD(QAD).

(α)(BCD)=NP là đường thẳng qua N song song với BD(PCD).

(α)(ACD)=QP.

b) Ta có: 

{(α)(ABD)=MQ(α)(ABC)=MN(α)(ACD)=PQ(α)(BCD)=PN nên thiết diện là tứ giác MNPQ.

{(α)(ACD)=PQAC//(α)AC(ACD)PQ//AC.

Mà MN//AC (câu a) nên MN//PQ.

Lại có: MQ//BD,NP//BD (câu a) nên MQ//NP.

Tứ giác MNPQ có hai cặp cạnh đối song song nên là hình bình hành.

Bài 3 trang 63 SGK Hình học lớp 11: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là một tứ giác lồi. Gọi O là giao điểm của hai đường chéo AC và BD. Xác định thiết diện của hình chóp cắt bởi mặt phẳng (α) đi qua O, song song với AB và SC. Thiết diện đó là hình gì?
Phương pháp giải:

Sử dụng nội dung của định lí 2:

Cho đường thẳng a song song với mặt phẳng α. Nếu mặt phẳng β chứa a và cắt α theo giao tuyến b thì b song song với a.

Lời giải:

+) (α)//AB,AB(ABCD)O là điểm chung của (α) và (ABCD)

 Giao tuyến của hai mặt phẳng (α) và (ABCD) là đường thẳng qua O và song song với AB.

Trong (ABCD) qua O kẻ MN//AB  (MBC,NAD)

(α)(ABCD)=MN

+) (α)//SC,SC(SBC)M là điểm chung của (α) và (SBC)

 Giao tuyến của hai mặt phẳng (α) và (SBC) là đường thẳng qua M và song song với SC.

Trong (SBC) qua M kẻ MQ//SC  (QSB)

(α)(SBC)=MQ

+) (α)//AB,AB(SAB)Q là điểm chung của (α) và (SAB)

 Giao tuyến của hai mặt phẳng (α) và (SAB) là đường thẳng qua Q và song song với AB.

Trong (SAB) qua Q kẻ QP//AB (PSA)

(α)(SAB)=QP

+) (α)(SAD)=NP

Vậy thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mặt phẳng (α) là tứ giác MNPQ có MN//PQ//AB

Vậy thiết diện là hình thang MNPQ.

Lý thuyết Bài 3. Đường thẳng và mặt phẳng song song

1. Lý thuyết Tính chất đường thẳng và mặt phẳng song song

- Nếu đường thẳng a không nằm trên mặt phẳng (P) và song song với một đường thẳng b nào đó nằm trên mặt phẳng (P) thì a song song với (P).

Kí hiệu: 

{a(P)b(P)a//ba//(P).

- Nếu đường thẳng a song song với mặt phẳng (P) thì mọi mặt phẳng (Q) chứa a mà cắt (P) thì cắt (P) theo giao tuyến song song với a. (Đây là tính chất quan trọng dùng để xác định giao tuyến hai mặt phẳng và để tìm thiết diện của hình chóp).

Kí hiệu:

{a//(P)(Q)a(P)(Q)=ba//b.

- Nếu hai mặt phẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thì giao tuyến của chúng (nếu có) cũng song song với đường thẳng đó.

Kí hiệu: 

{(P)//a(Q)//a(P)(Q)=ba//b.

- Nếu a và b là hai đường thẳng chéo nhau thì có duy nhất một mặt phẳng chứa a và song song với b.

2. Lý thuyết vị trí tương đối giữa đường thẳng và mặt phẳng

Cho đường thẳng d và mặt phẳng (α), có 3 trường hợp như sau:

d và (α) có nhiều hơn một điểm chung: d(α).

d và (α) có một điểm chung duy nhất: d cắt (α) hay d(α)=M.

d và (α) không có điểm chung: d//(α).

3. Phương pháp tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng

Bài toán:

Cho đường thẳng d và mặt phẳng (P). Tìm giao điểm của d và (P).

Phương pháp:

Cách 1:

- Bước 1: Tìm một đường thẳng Δ nằm trong (P) mà d cắt Δ.

- Bước 2: Giao điểm của d và Δ chính là giao điểm của d và (P).

Cách 2:

- Bước 1: Tìm mặt phẳng (Q)d mà (Q)(P)=Δ.

- Bước 2: Giao điểm của d và Δ chính là giao điểm của d và (P).

Ví dụ: Cho bốn điểm A,B,C,D không đồng phẳng. Trên AD,AB lần lượt lấy các điểm E,F sao cho EF không song song BD. Tìm giao điểm của đường thẳng EF và mặt phẳng (BCD).

Giải:

Gọi H là giao điểm của EF và BD.

Do đó HBDH(BCD), mà HEF nên H=EF(BCD).

Đánh giá

0

0 đánh giá