Toán 11 Ôn tập chương II - Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song | Giải Toán lớp 11

394

Toptailieu.vn giới thiệu Giải bài tập Toán 11 Ôn tập chương II - Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về ôn tập chương II - Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song lớp 11.

Giải bài tập Toán 11 Ôn tập chương II - Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song

Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu hỏi 1 trang 77 SGK Hình học 11: Hãy nêu các cách xác định mặt phẳng, kí hiệu mặt phẳng.

Lời giải:

Có 3 cách xác định mặt phẳng

– Một mặt phẳng được xác định khi biết ba điểm không thẳng hàng của nó.

Kí hiệu mp đi qua ba điểm A,B,C là (ABC).

– Một mặt phẳng được xác định khi biết một đường thẳng và một điểm nằm ngoài đường thẳng.

Mặt phẳng đi qua đường thẳng d và điểm A (không thuộc d) là (A,d).

– Một mặt phẳng được xác định khi biết hai đường thẳng cắt nhau thuộc mặt phẳng.

Mặt phẳng chứa hai đường thẳng cắt nhau d1,d2 là (d1,d2).

Câu hỏi 2 trang 77 SGK Hình học 11: Thế nào là đường thẳng song song với đường thẳng, đường thẳng song song với mặt phẳng, mặt phẳng song song với mặt phẳng.

Lời giải:

- Đường thẳng song song với đường thẳng nếu chúng không có điểm chung và chúng cùng nằm trên cùng mặt phẳng.

- Đường thẳng song song với mặt phẳng nếu chúng không có điểm chung.

- Mặt phẳng song song với mặt phẳng nếu chúng không có điểm chung.

Câu hỏi 3 trang 77 SGK Hình học 11: Nêu phương pháp chứng minh ba điểm thẳng hàng.

Lời giải:

Muốn chứng minh ba điểm thẳng hàng ta chứng minh ba điểm đó là ba điểm chung của hai mặt phẳng phân biệt.

Tức là chứng minh ba điểm này cùng thuộc giao tuyến của hai mặt phẳng.

Câu hỏi 4 trang 77 SGK Hình học 11: Nêu phương pháp chứng minh ba đường thẳng đồng quy.

Lời giải:

Để chứng minh ba đường thẳng đồng quy, ta chứng minh:

– Ba đường thẳng ấy không đồng phẳng và đôi một cắt nhau.

– Ba đường thẳng ấy là các giao tuyến của ba mặt phẳng phân biệt đôi một cắt nhau và chúng không song song.

Câu hỏi 5 trang 77 SGK Hình học 11: Nêu phương pháp chứng minh.

- Đường thẳng song song với đường thẳng;

- Đường thẳng song song với mặt phẳng;

- Mặt phẳng song song với mặt phẳng.

Lời giải:

*) Chứng minh đường thẳng song song với đường thẳng:

Để chứng minh hai đường thẳng song song, ta sử dụng các định lí.

- Ba mặt phẳng phân biệt đôi một cắt nhau theo ba giao tuyến phân biệt thì ba giao tuyến ấy hoặc đồng qui hoặc đôi một song song với nhau.

- Hai mặt phẳng phân biệt lần lượt chứa hai đường thẳng song song thì giao tuyến của chúng (nếu có) cũng song song với hai đường thẳng đó hoặc trùng với một trong hai đường thẳng đó.

- Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba thì song song với nhau.

- Cho đường thẳng d song song với mặt phẳng (α). Nếu mặt phẳng (β) chứa d và cắt (α) theo giao tuyến d’ thì d’ song song với d.

- Hai mặt phẳng phân biệt cùng song song với với một đường thẳng thì giao tuyến của chúng (nếu có) cũng song song với đường thẳng đó.

- Một mặt phẳng cắt hai mặt phẳng song song cho hai giao tuyến song song.

- Sử dụng các phương pháp của hình học phẳng. Tính chất đường trung bình, định lí Ta-lét đảo, cạnh đối hình bình hành…

- Sử dụng tính chất về cạnh bên, cạnh đáy của hình lăng trụ.

*) Chứng minh đường thẳng song song với mặt phẳng

- Chứng minh d song song với đường thẳng d nằm trong (α) và d không thuộc(α).

- Có hai mặt phẳng song song, bất kì đường nào nằm trong hai mặt phẳng này cũng song song với mặt phẳng kia.

*) Chứng minh mặt phẳng song song với mặt phẳng

- Chứng minh mặt phẳng này chứa hai đường thẳng cắt nhau song song với mặt phẳng kia.

- Chứng minh hai mặt phẳng đó cùng song song với mặt phẳng thứ ba.

Câu hỏi 6 trang 77 SGK Hình học 11: Phát biểu định lí Ta – lét trong không gian.

Lời giải:

Định lí Ta – lét trong không gian:

- Định lí thuận (Định lí Ta – lét)

Ba mặt phẳng đôi một song song chắn trên hai cát tuyến bất kì các đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ, nghĩa là:

{(P)//(Q)//(R)a(P)=A,a(Q)=B,a(R)=Ca(P)=A,a(Q)=B,a(R)=CABAB=BCBC=CACA

- Định lí đảo (Định lí Ta – lét đảo)

Giả sử trên hai đường thẳng a và a lần lượt lấy hai bộ ba điểm (A,B,C) và (A,B,C) sao cho ABAB=BCBC=CACA.

Khi đó ba đường thẳng AA,BB,CC cùng song song với một mặt phẳng, nghĩa là ba đường thẳng đó nằm trên ba mặt phẳng song song với nhau.

Câu hỏi 7 trang 77 SGK Hình học 11: Nêu cách xác định thiết diện được tạo bởi một mặt phẳng với một hình chóp, hình hộp, hình lăng trụ.

Lời giải:

Để dựng thiết diện tạo bởi một mặt phẳng với hình chóp, hình hộp, hình lăng trụ, điều quan trọng là ta phải xác định các giao tuyến của mặt phẳng ấy với các mặt của hình chóp, hình hộp, hình lăng trụ

- Trước hết, ta cũng cần tìm giao điểm của các cạnh của hình chóp, hình hộp, hình lăng trụ

- Các đoạn thẳng nối các giao điểm ấy chính là các cạnh của thiết diện

- Ngoài ra cần sử dụng các kiến thức về quan hệ song song để giúp cho việc xác định các giao tuyến được chính xác và nhanh gọn.

Bài tập trang 77, 78, 79, 80 SGK Toán 11

Bài 1 trang 77 sách giáo khoa hình học lớp 11: Cho hai hình thang ABCD và ABEF có chung đáy lớn AB và không cùng nằm trong một mặt phẳng.

a) Tìm giao tuyến của các mặt phắng sau: (AEC) và (BFD)(BCE) và (ADF).

b) Lấy M là điểm thuộc DF. Tìm giao điểm của đường thẳng AM với mặt phẳng (BCE).

c) Chứng minh hai đường thẳng AC và BF không cắt nhau.

Phương pháp giải:

a) Tìm hai điểm chung của các mặt phẳng.

b) Tìm điểm chung của  AM với mặt phẳng (BCE).

c) Sử dụng phương pháp phản chứng: Giả sử AC và BF đồng phẳng.

Lời giải:

a) Trong (ABCD), gọi I=ACBD

Do đó {IAC(AEC)IBD(BFD) I(AEC)(BFD).

Trong (ABEF), gọi J=AEBF

Do đó {JAE(AEC)JBF(BFD)J(AEC)(BFD).

Vậy (ACE)(BDF)=IJ.

Trong (ABCD): gọi G=ADBC.

Khi đó {GAD(ADF)GBC(BCE) G(ADF)(BCE).

Trong (ABEF): gọi H=AFBE.

Khi đó {HAF(ADF)HBE(BCE) H(ADF)(BCE).

Vậy (BCE)(ADF)=GH

b) Trong (AGH): Gọi N=AMGH

{NAMNGH(BGH)(BCE) N=AM(BCE)

c) Chứng minh bằng phương pháp phản chứng.

Giả sử AC và BF cùng nằm trong một mặt phẳng.

Khi đó BF(ABCD) hay hai mặt phẳng (ABCD) và (ABEF) trùng nhau (mâu thuẫn giả thiết)

Do đó: AC và BF không cắt nhau.

Bài 2 trang 77 sách giáo khoa hình học lớp 11: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M,N,P theo thứ tự là trung điểm của các đoạn thẳng SA,BC,CD. Tìm thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mặt phẳng (MNP).

Gọi O là giao điểm hai đường chéo của hình bình hành ABCD, hãy tìm giao điểm của đường thẳng SO với mp(MNP).

Phương pháp giải:

a) Xác định giao tuyến của mặt phẳng (MNP) với các mặt của hình chóp.

b) Tìm điểm chung của đường thẳng SO với mp(MNP).

Lời giải:

a) Trong mặt phẳng (ABCD) kéo dài NP cắt đường thẳng AB,AD lần lượt tại E,F.

Trong mặt phẳng (SAD) gọi Q=SDMF

Trong mặt phẳng (SAB) gọi R=SBME

Do đó 

{(MNP)(SAD)=MQ(MNP)(SDC)=QP(MNP)(ABCD)=PN(MNP)(SBC)=NR(MNP)(SAB)=RM

Từ đó ta có thiết diện là ngũ giác MQPNR.

b) Trong (ABCD) gọi H=ACNP

HAC(SAC)MH(SAC)

Trong (SAC), gọi I=SOMH{ISOIMH(MNP)

I=SO(MNP).

Bài 3 trang 77 sách giáo khoa hình học lớp 11: Cho hình chóp đỉnh S có đáy là hình thang ABCD với AB là đáy lớn. Gọi M,N theo thứ tự là trung điểm của các cạnh SB,SC

a) Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (SAD) và (SBC)

b) Tìm giao điểm của đường thẳng SD với mặt phẳng (AMN)

c) Tìm thiết dện của hình chóp S.ABCD cắt bởi mặt phẳng (AMN)

Phương pháp giải:

a) Tìm hai điểm chung của hai mặt phẳng (SAD) và (SBC).

b) Tìm điểm chung của đường thẳng SD với mặt phẳng (AMN) theo các bước:

- Tìm một mp chứa SD mà cắt được với (AMN).

- Tìm giao tuyến của mp vừa tìm với (AMN).

- Tìm giao điểm của giao tuyến đó với SD.

c) Tìm giao tuyến của mặt phẳng (AMN) với tất cả các mặt của hình chóp.

Lời giải:

a) Trong (ABCD) gọi E=ADBC

{EAD(SAD)EBC(SBC) E(SAD)(SBC).

Mà S(SAD)(SBC) SE=(SAD)(SBC).

b) + Ta có: SD(SAD)

+ Tìm giao tuyến của SD với (AMN).

Trong (SBE): gọi F=MNSE 

{FMN(AMN)FSE(SAD) F(AMN)(SAD)

Mà A(AMN)(SAD) nên AF=(AMN)(SAD)

+ Tìm giao điểm của AF với SD.

Trong (SAE): gọi P=AFSD 

PAF(AMN).

Mà PSD nên P=SD(AMN)

c) Ta có: (AMN)(SAD)=AP

+) (AMN)(SCD)=PN

+) (AMN)(SBC)=MN

+) (AMN)(SAB)=AM

Vậy thiết diện của hình chóp cắt bởi mặt phẳng (AMN) là tứ giác AMNP.

Bài 4 trang 78 sách giáo khoa hình học lớp 11: Cho hình bình hành ABCD. Qua A,B,C,D lần lượt vẽ bốn nửa đường thẳng Ax,By,Cz,Dt ở cùng phía đối với mặt phẳng (ABCD), song song với nhau và không nằm trong mặt phẳng (ABCD). Một mặt phẳng (β) lần lượt cắt Ax,By,Cz và Dt tại A,B,C và D.

a) Chứng minh mặt phẳng (Ax,By) song song với mặt phẳng (Cz,Dt)

b) Gọi I=ACBD,J=ACBD. Chứng minh IJ song song với AA

c) Cho AA=a,BB=b,CC=c. Hãy tính DD.

Phương pháp giải:

a) Sử dụng định lý: Nếu mặt phẳng (α) chứa hai đường thẳng cắt nhau a,b và a,b cùng song song với mặt phẳng (β) thì hai mặt phẳng đó song song.

b) Dựa vào định lí: Cho hai mặt phẳng song song. Nếu một mặt phẳng cắt mặt phẳng này thì cũng cắt mặt phẳng kia và hai giao tuyến song song với nhau để chứng minh tứ giác ABCD là hình bình hành, từ đó suy ra J là trung điểm của AC.

Dựa vào tính chất đường trung bình của hình thang suy ra IJ//AA.

Lời giải:

a) Ax//Dt (giả thiết) Ax//(Cz,Dt) (1)

AB//CD (vì ABCD là hình bình hành).

Mà CD(Cz,Dt) AB//(Cz,Dt) (2)

Từ (1) và (2) suy ra (Ax,AB)//(Cz,Dt) hay (Ax,By)//(Cz,Dt)

b) Ta có  (Ax,By)//(Cz,Dt).

Mặt phẳng (ABCD) lần lượt cắt hai mặt phẳng (Ax,By) và (Cz,Dt) theo giao tuyến AB và CD AB//CD.

Tương tự ta chứng minh được: AD//BC

Do đó ABCD là hình bình hành.

J=ACBD nên J là trung điểm của AC.

ACCA là hình thàng vì AA//CC. Mà I là trung điểm AC nên IJ là đường trung bình hình thang ACCA.

Vậy IJ//AA.

c) Chứng minh tương tự ta có IJ là đường trung bình của hình thang BDDB.

Theo tính chất của đường trung bình hình thang ta có:

{IJ=12(AA+CC)IJ=12(BB+DD) {AA+CC=2IJBB+DD=2IJ

Do đó : AA+CC=BB+DD DD=AA+CCBB

DD=a+cb.

Bài 1 trang 78 sách giáo khoa hình học lớp 11: Tìm mệnh đề sai trong các mệnh đề sau đây:

(A) Nếu hai mặt phẳng có một điểm chung thì chúng còn có vô số điểm chung khác nữa.

(B) Nếu hai mặt phẳng phân biệt cùng song song với mặt phẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.

(C) Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một mặt phẳng thì song song với nhau.

(D) Nếu một đường thẳng cắt một trong hai mặt phẳng song song với nhau thì sẽ cắt mặt phẳng còn lại.

Phương pháp giải:

Suy luận từng đáp án.

Lời giải:

Đáp án A đúng, nếu hai mặt phẳng có 1 điểm chung, chứng tỏ chúng cắt nhau, tập hợp các điểm chung của hai mặt phẳng chính là giao tuyến của hai mặt phẳng đó. Vậy chúng có vô số điểm chung khác nữa.

Đáp án B và D hiển nhiên đúng.

Đáp án C sai, chẳng hạn

Trong trường hợp dưới đây: d1//(P);d2//(P);d1d2.

Vậy đáp án sai là C.

Bài 2 trang 78 sách giáo khoa hình học 11: Nếu ba đường thẳng không cùng nằm trong một mặt phẳng và đôi một cắt nhau thì ba đường thẳng đó

(A) Đồng quy.

(B) Tạo thành tam giác.

(C) Trùng nhau.

(D) Cùng song song với một mặt phẳng.

Tìm mệnh đề đúng trong các mệnh đề trên.

Phương pháp giải:

Suy luận từng đáp án.

Lời giải:

Nếu ba đường thẳng đó tạo thành một tam giác hay trùng nhau thì chúng đồng phẳng, do đó B và C sai.

Nếu ba đường thẳng đó cùng song song với một mặt phẳng và đôi một cắt nhau thì chúng đồng phẳng, do đó D sai.

Đáp án A đúng (Xem bài tập 3 trang 53 SGK hình học 11).

Chọn đáp án A.

Bài 3 trang 78 sách giáo khoa hình học 11: Cho tứ diện ABCD. Gọi I,J và K lần lượt là trung điểm của AC,BC và BD (h.2.75). Giao tuyến của hai mặt phẳng (ABD) và (IJK) là

(A) KD;

(B) KI;

(C) Đường thẳng qua K và song song với AB;

(D) Không có.

Phương pháp giải:

Sử dụng tính chất: Nếu hai mặt phẳng chứa hai đường thẳng song song thì cắt nhau theo giao tuyến song song với hai đường thẳng đó.

Lời giải:

Ta có: {(ABD)AB(IJK)IJAB//IJK(ABC)(IJK)

 Giao tuyến của hai mặt phẳng (ABD) và (IJK) là đường thẳng qua K và song song với AB.

Chọn đáp án C.

Bài 4 trang 79 sách giáo khoa hình học 11: Tìm mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:

(A) Nếu hai mặt phẳng (α),(β) song song với nhau thì mọi đường thẳng nằm trong (α) đều song song với (β).

(B) Nếu hai mặt phẳng (α),(β) song song với nhau thì mọi đường thẳng nằm trong (α) đều song song với mọi đường thẳng nằm trong (β).

(C) Nếu hai đường thẳng song song với nhau lần lượt nằm trong hai măt phẳng phân biệt (α),(β) thì (α),(β) song song với nhau

(D) Qua một điểm nằm ngoài mặt phẳng cho trước ta vẽ được một và chỉ một đường thẳng song song với mặt phẳng cho trước đó.

Phương pháp giải:

Dựa vào phương pháp chứng minh hai mặt phẳng song song và đường thẳng song song với mặt phẳng.

Lời giải:

Đáp án A: đúng suy ra từ định nghĩa hai mặt phẳng song song.

Đáp án B: sai vì có thể xảy ra trường hợp hai đường thẳng thuộc hai mp chéo nhau.

Đáp án C: sai vì có thể hai mp đó cắt nhau theo giao tuyến song song với hai đường thẳng đã cho (hệ quả trang 57 SGK hình học 11)

Đáp án D: sai vì ta vẽ được vô số đường thẳng, các đường thẳng này cùng nằm trong mp đi qua điểm đó và song song với mp đã cho.

Chọn đáp án A.

Bài 5 trang 79 sách giáo khoa hình học 11: Cho tứ diện ABCD. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của AB và AC (h.2.76), E là điểm trên cạnh CD với ED=3EC. Thiết diện tạo bởi mặt phẳng (MNE) và tứ diện ABCD là:

(A) Tam giác MNE;

(B) Tứ giác MNEF với F là điểm bất kì trên cạnh BD;

(C) Hình bình hành MNEF với F là điểm trên cạnh BD mà EF//BC;

(D) Hình thang MNEF với F là điểm trên cạnh BD mà EF//BC.

Phương pháp giải:

Sử dụng tính chất: Nếu hai mặt phẳng chứa hai đường thẳng song song thì cắt nhau theo giao tuyến song song với hai đường thẳng đó.

Lời giải:

Ta có: MN là đường trung bình của tam giác ABCMN//BC.

{(BCD)BC(MNE)MNMN//BCE(MNE)(BCD)

 giao tuyến của hai mặt phẳng (MNE) và (BCD) là đường thẳng qua E và song song với BC.

Đường thẳng này cắt BD tại F. Do đó MN//EF//BC.

Ta có MN=12BC.

Áp dụng định lí Ta-let trong tam giác BCD ta có: EFBC=DEDC=34 EF=34BCMNEF.

Vậy MNEF là hình thang.

Chọn đáp án D.

Bài 6 trang 79 sách giáo khoa hình học 11: Cho hình lăng trụ tam giác ABC.ABC, Gọi I,J lần lượt là trọng tâm của tam giác ABC và ABC (h.2.77). Thiết diện tạo bởi mặt phẳng (AIJ) với hình lăng trụ đã cho là

(A) Tam giác cân;

(B) Tam giác vuông;

(C) Hình thang;

(D) Hình bình hành.

Phương pháp giải:

Xác định thiết diện của lăng trụ tạo bởi mặt phẳng (AIJ).

Sử dụng tính chất: Nếu hai mặt phẳng chứa hai đường thẳng song song thì cắt nhau theo giao tuyến song song với hai đường thẳng đó.

Lời giải:

Gọi M,M lần lượt là trung điểm của BC,BC.

Do I,J là trọng tâm tam giác ABC,ABC nên A,I,M thẳng hàng và A,J,M thẳng hàng.

Do đó (AAMM)(AIJ) nên thiết diện của lăng trụ tạo bởi mặt phẳng (AIJ) là tứ giác AAMM.

Ta có {(AAMM)(ABC)=AM(AAMM)(ABC)=AM(ABC)//(ABC)

AM//AM.

Lại có ΔABC=ΔABCAM=AM.

Vậy tứ giác AAMM là hình bình hành.

Chọn đáp án D.

Bài 7 trang 79 sách giáo khoa hình học 11: Cho tứ diện SABC cạnh bằng a. Gọi I là trung điểm của đoạn ABM là điểm di động trên đoạn AI. Qua M vẽ mặt phẳng (α) song song với (SIC).

Thiết diện tạo bởi (α) và tứ diện SABC là:

(A) Tam giác cân tại M;

(B) Tam giác đều;

(C) Hình bình hành;

(D) Hình thoi.

Phương pháp giải:

Sử dụng tính chất: Nếu hai mặt phẳng chứa hai đường thẳng song song thì cắt nhau theo giao tuyến song song với hai đường thẳng đó xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mặt phẳng (α).

Sử dụng định lí Ta-let và tam giác bằng nhau chứng minh MN=MP.

Lời giải:

Qua M kẻ MN//SI và MP//IC, khi đó thiết diện của tứ diện khi cắt bởi mặt phẳng (α) là tam giác MNP.

Ta có ΔSAB=ΔCABIS=IC.

Áp dụng định lí Ta-let trong tam giác AIC ta có: MPIC=AMAI

Áp dụng định lí Ta-let trong tam giác SAI ta có: MNIS=AMAI

Do đó MPIC=MNISMP=MN. Vậy tam giác MNP cân tại M.

Chọn đáp án A.

Bài 8 trang 80 sách giáo khoa hình học 11: Với giả thiết của bài tập 7, chu vi của thiết diện tính theo AM=x là:

(A) x(1+3);       (B) 2x(1+3);

(C) 3x(1+3);     (D) Không tính được.

Phương pháp giải:

Sử dụng định lí Ta-let tính các cạnh của tam giác MNP.

Lời giải:

Tam giác ABC đều có I là trung điểm AB nên CIAB.

Tam giác AIC vuông tại I nên IC=ACsin600=a32

Ta có: MP//ICAMAI=MPIC MP=AM.ICAI=x.a32a2=x3

MP=MN=x3

Áp dụng định lí Ta-let trong tam giác SAC có NPSC=APAC=AMAI NP=SC.AMAI=a.xa2=2x

Vậy chu vi tam giác MNP là:

MN+MP+NP =x3+x3+2x =2x(1+3)

Chọn đáp án B.

Bài 9 trang 80 sách giáo khoa hình học 11: Cho hình bình hành ABCD. Gọi Bx,Cy,Dz là các nửa đường thẳng song song với nhau lần lượt đi qua B,C,Dvà nằm về một phía của mặt phẳng (ABCD) đồng thời không nằm trong mặt phẳng (ABCD). Một mặt phẳng đi qua A và cắt Bx,Cy,Dz lần lượt tại B,C,Dvới BB=2,DD=4. Khi đó CC bằng:

(A) 3                                     (B) 4

(C) 5                                     (D) 6

Phương pháp giải:

Sử dụng kết quả của định lí: Cho hai mặt phẳng song song, nếu một mặt phẳng cắt mặt phẳng này thì cũng cắt mặt phẳng kia và hai giao tuyến song song với nhau để chứng minh ABCD là hình bình hành.

Gọi O,O lần lượt là tâm của hình bình hành ABCD,ABCD, dựa vào tính chất đường trung bình của hình thang và đường trung bình của tam giác để tính độ dài CC.

Lời giải:

Ta có: 

{BC//ADBC//(AD,Dz)Bx//DzBx//(AD,Dz)(BC;Bx)//(AD;Dz){(ABCD)(BC;Bx)=BC(ABCD)(AD;Dz)=AD(BC,Bx)//(AD;Dz) AD//BC

Chứng minh tương tự ta có AB//CD. Do đó ABCD là hình bình hành.

Gọi O,O lần lượt là tâm của hình bình hành ABCD,ABCD ta có OO là đường trung bình của hình thang BDDB nên BB+DD=2OO    (1).

OO là đường trung bình của tam giác ACC nên CC=2OO     (2).

Từ (1) và (2) suy ra BB+DD=CC

CC=2+4=6

Chọn đáp án D.

Bài 10 trang 80 sách giáo khoa hình học 11: Tìm mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:

(A) Hai đường thẳng phân biệt cùng nằm trong một mặt phẳng thì không chéo nhau;

(B) Hai đường thẳng phân biệt không cắt nhau thì chéo nhau;

(C) Hai đường thẳng phân biệt không song song thì chéo nhau;

(D) Hai đường thẳng phân biệt lần lượt thuộc hai mặt phẳng khác nhau thì chéo nhau.

Phương pháp giải:

Dựa vào vị trí tương đối của hai đường thẳng phân biệt.

Lời giải:

Đáp án A: Hai đường thẳng phân biệt cùng nằm trong một mặt phẳng thì hoặc song song hoặc cắt nhau chứ không chéo nhau nên A đúng.

Đáp án B: Hai đường thẳng phân biệt không cắt nhau thì hoặc chéo nhau hoặc song song.

Đáp án C: Hai đường thẳng phân biệt không song song thì hoặc chéo nhau hoặc cắt nhau.

Đáp án D: Hai đường thẳng phân biệt lần lượt thuộc hai mặt phẳng khác nhau thì hoặc chéo nhau, hoặc song song, hoặc cắt nhau.

Chọn đáp án A.

Bài 11 trang 80 sách giáo khoa hình học 11: Cho hình vuông ABCD và tam giác đều SAB nằm trong hai mặt phẳng khác nhau. Gọi M là điểm di động trên đoạn AB. Qua M vẽ mặt phẳng (α) song song với (SBC)

Thiết diện tạo bởi (α) và hình chóp S.ABCD là hình gì?

(A) Tam giác               (B) Hình bình hành

(C) Hình thang            (D) Hình vuông

Phương pháp giải:

Xác định thiết diện, sử dụng tính chất: Nếu ba mặt phẳng cắt nhau theo ba giao tuyến phân biệt thì ba giao tuyến ấy hoặc đồng quy hoặc đôi một song song với nhau.

Lời giải:

Trong (ABCD) qua M kẻ MN//BC

Trong (SAB) qua M kẻ MQ//SB

Trong (SCD) qua N kẻ NP//SC.

Từ đó ta có thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mặt phẳng (α) là tứ giác MNPQ.

Ta có {(MNPQ)(SAD)=PQ(MNPQ)(ABCD)=MN(ABCD)(SAD)=AD PQ//MN//AD

Vậy MNPQ là hình thang.

Chọn đáp án C.

Bài 12 trang 80 sách giáo khoa hình học 11: Với giả thiết của bài tập 11, gọi N,P,Q lần lượt là giao của mặt phẳng  (α) với các đường thẳng CD,DS,SA. Tập hợp các giao điểm I của hai đường thẳng MQ và NP là:

(A) Đường thẳng

(B) Nửa đường thẳng

(C) Đoạn thẳng song song với AB

(D) Tập hợp rỗng

Phương pháp giải:
Chứng minh điểm I thuộc giao tuyến của hai mặt phẳng (SAB) và (SCD).

Lời giải:

MQ(SAB)NP(SCD),I=MQNPI(SAB)(SCD).

Ta có: 

{(SAB)AB(SCD)CDAB//CDS(SAB)(SCD)

 giao tuyến của hai mặt phẳng (SAB) và (SCD) là đường thẳng đi qua S và song song với AB,CD.

Do M chạy trên đoạn thẳng AB nên I chạy trên đoạn thẳng song song với AB

Chọn đáp án C.

Lý thuyết Ôn tập chương II - Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song

I. Phương pháp xác định thiết diện của hình chóp

1. Thiết diện của một hình

Định nghĩa: Thiết diện (hay mặt cắt) của hình H khi cắt bởi mặt phẳng (P) là phần chung của mp(P) và hình H.

Ví dụ:

Mặt phẳng (α) cắt các mặt phẳng (SAB),(SBC),(SCD),(SDA) lần lượt theo các giao tuyến FG,GH,HE,EF.

Khi đó, thiết diện của hình chóp S.ABCD khi cắt bởi (α) chính là tứ giác FGHE.

2. Phương pháp xác định thiết diện của hình chóp

Cho hình chóp S.A1A2...An, cắt hình chóp bởi một mặt phẳng (α). Xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bở mặt phẳng (α).

Phương pháp:

- Bước 1: Tìm giao điểm của mặt phẳng (α) với các đường thẳng chứa các cạnh của hình chóp.

- Bước 2: Nối các giao điểm tìm được ở trên thành đa giác.

- Bước 3: Kết luận: Đa giác tìm được ở trên chính là thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mặt phẳng (α).

- Giao điểm ở bước 1 thường được tìm bằng cách:

+) Tìm hai đường thẳng a,b lần lượt thuộc các mặt phẳng (α),(β), đồng thời chúng nằm trong mặt phẳng (γ) nào đó.

+) Giao điểm M=ab chính là điểm chung của (α) và (β).

- Đường thẳng chứa cạnh của thiết diện chính là giao tuyến của mặt phẳng  với mỗi mặt của hình chóp.

Ví dụ: Cho hình chóp S.ABCD có ABCD là tứ giác lồi và một điểm M nằm trên cạnh SB. Xác định thiết diện cắt bởi mặt phẳng (ADM) với hình chóp.

Giải:

Trước hết ta sẽ tìm điểm N là giao điểm của (ADM) với SC.

Trong mặt phẳng (ABCD), gọi O=ACBDSO(SBD).

Trong mặt phẳng (SBD), gọi G=SODMGSO(SAC).

Trong mặt phẳng (SAC), gọi N=AGSC.

Ta có:

(ADM) cắt (SAB) theo giao tuyến AM.

(ADM) cắt (SAD) theo giao tuyến AD.

(ADM) cắt (SCD) theo giao tuyến DN.

(ADM) cắt (SBC) theo giao tuyến MN.

Thiết diện cần tìm là tứ giác ADNM.

II. Các dạng toán về đường thẳng vuông góc với mặt phẳng

Dưới đây là một số bài toán về quan hệ vuông góc trong không gian:

Dạng 1: Chứng minh đường thẳng vuông góc với mặt phẳng

Phương pháp:

Muốn chứng minh đường thẳng d(α) ta có thể dùng một trong hai cách sau.

Cách 1. Chứng minh d vuông góc với hai đường thẳng a,b cắt nhau trong (α).

Kí hiệu: {dadba(α),b(α)ab=Ia(α)

Cách 2. Chứng minh d song song với đường thẳng a mà a vuông góc với (α).

Kí hiệu: {da(α)ad(α)

Cách 3. Chứng minh d vuông góc với (Q) và (Q)//(P).

Dạng 2: Chứng minh hai đường thẳng vuông góc bằng cách dùng đường thẳng vuông góc mặt phẳng

Phương pháp:

Để chứng minh da, ta có thể chứng minh bởi một trong các cách sau:

Cách 1: Chứng minh d vuông góc với (P) và (P) chứa a.

Cách 2: Sử dụng định lí ba đường vuông góc.

Cách 3: Sử dụng các cách chứng minh đã biết ở phần trước.

Ví dụ:

Cho tứ diện SABC có tam giác ABC vuông tại BSA(ABC)

a) Chứng minh: BC(SAB)

b) Gọi AH là đường cao của ΔSAB. Chứng minh: AHSC

Giải

a) Ta có: {SA(ABC)BC(ABC)SABC

Mà BCAB (do tam giác ABC vuông tại B)

Nên {BCSABCABBC(SAB) (đpcm)

b) Do {BC(SAB)AH(SAB)BCAH (1)

Lại có AHSB (2)

Từ (1) và (2) suy ra AH(SBC)

Mà SC(SBC)AHSC (đpcm).

Đánh giá

0

0 đánh giá