Bạn cần đăng nhập để đánh giá tài liệu

Trong việc lát mặt phẳng bởi các tam giác đều bằng nhau như được thể hiện trong Hình 1.10

240

Với giải Vận dụng 2 trang 11 Chuyên đề Toán 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 2: Phép tịnh tiến giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Toán 11. Mời các bạn đón xem:

Trong việc lát mặt phẳng bởi các tam giác đều bằng nhau như được thể hiện trong Hình 1.10

Vận dụng 2 trang 11 Chuyên đề Toán 11: Trong việc lát mặt phẳng bởi các tam giác đều bằng nhau như được thể hiện trong Hình 1.10, phép tịnh tiến theo vectơ u có biến mỗi viên gạch màu xanh thành một viên gạch màu xanh, mỗi viên gạch màu đỏ thành một viên gạch màu đỏ hay không?

Chuyên đề Toán 11 (Kết nối tri thức) Bài 2: Phép tịnh tiến (ảnh 8)

Lời giải:

Chuyên đề Toán 11 (Kết nối tri thức) Bài 2: Phép tịnh tiến (ảnh 9)

Đặt một số điểm như hình vẽ.

Ta thấy: HE=u,CD=u,EF=u nên phép tịnh tiến Tu biến các điểm H, C, E tương ứng thành E, D, F. Do đó, Tu biến tam giác HCE thành tam giác EDF hay phép tịnh tiến theo vectơ u biến một viên gạch màu xanh thành một viên gạch màu xanh. Đối với các viên gạch màu xanh khác, thực hiện tương tự. Vậy phép tịnh tiến theo vectơ u biến mỗi viên gạch màu xanh thành một viên gạch màu xanh.

Ta cũng có: CD=u,DG=u,EF=u nên phép tịnh tiến Tu biến các điểm C, D, E tương ứng thành D, G, F. Do đó, Tu biến tam giác CDE thành tam giác DGF hay phép tịnh tiến theo vectơ u biến một viên gạch màu đỏ thành một viên gạch màu đỏ. Đối với các viên gạch màu đỏ khác, thực hiện tương tự. Vậy phép tịnh tiến theo vectơ u biến mỗi viên gạch màu đỏ thành một viên gạch màu đỏ.

Đánh giá

0

0 đánh giá