Bạn cần đăng nhập để báo cáo vi phạm tài liệu

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, tìm ảnh qua ĐO của điểm M(3; –4)

177

Với giải Thực hành 2 trang 22 Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 4: Phép đối xứng tâm giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Toán 11. Mời các bạn đón xem:

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, tìm ảnh qua ĐO của điểm M(3; –4)

Thực hành 2 trang 22 Chuyên đề Toán 11: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, tìm ảnh qua ĐO của

a) điểm M(3; –4);

b) đường thẳng d: x – 3y + 6 = 0;

c) đường tròn (C): (x + 2)2 + (y – 1)2 = 4.

Lời giải:

a) Gọi M’ là ảnh của M qua ĐO.

Suy ra O là trung điểm của MM’ với M(3; –4).

Do đó Chuyên đề Toán 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 4: Phép đối xứng tâmChuyên đề Toán 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 4: Phép đối xứng tâm (ảnh 13)

Vậy M’(–3; 4).

b) • Chọn A(0; 2) ∈ d: x – 3y + 6 = 0.

Gọi A’là ảnh của A qua ĐO.

Suy ra O là trung điểm của AA’ với A(0; 2)

Do đó Chuyên đề Toán 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 4: Phép đối xứng tâmChuyên đề Toán 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 4: Phép đối xứng tâm (ảnh 14)

Vì vậy A’(0; –2).

• Đường thẳng d: x – 3y + 6 = 0 có vectơ pháp tuyến n=1;3.

Gọi d’ là ảnh của d qua ĐO.

Suy ra d’ song song hoặc trùng với d, nên d’ nhận vectơ pháp tuyến của d là n=1;3 làm vectơ pháp tuyến.

Vậy đường thẳng d’ đi qua A’(0; –2) và nhận làm vectơ n=1;3 pháp tuyến nên có phương trình là:

1(x – 0) – 3(y + 2) = 0 hay x – 3y – 6 = 0.

c) Đường tròn (C): (x + 2)2 + (y – 1)2 = 4 có tâm I(–2; 1), bán kính R = 2.

Gọi (C’) là ảnh của (C) qua ĐO nên (C’) có tâm là ảnh của I(–2; 1) và có bán kính R’ = R = 2.

Gọi I’= ĐO(I).

Suy ra O là trung điểm II’.

Do đó Chuyên đề Toán 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 4: Phép đối xứng tâmChuyên đề Toán 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 4: Phép đối xứng tâm (ảnh 15)

Vì vậy tọa độ I’(2; –1).

Vậy đường tròn (C’) là ảnh của (C) qua ĐO, có tâm I’(2; –1) và R’ = 2 nên có phương trình là:

(x – 2)2 + (y + 1)2 = 4.

Đánh giá

0

0 đánh giá