Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày trang 80 (Chân trời sáng tạo)

691

Với soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày trang 80 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó học tốt văn 8.

Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày trang 80 (Chân trời sáng tạo)

Chuẩn bị đọc

Câu hỏi trang 80 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Theo em, thế nào là keo kiệt?

Trả lời: 

Keo kiệt là từ dùng để chỉ những người hà tiện tới mức bủn xỉn, chỉ biết bo bo giữ của

Trải nghiệm cùng VB 

Câu 1 trang 81 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Câu trả lời này thể hiện nét tính cách gì của người chủ nhà?

Trả lời: 

Câu nói thể hiện tính cách keo kiệt, hà tiện, bủn xỉn tới mức quá quắt của chủ nhà

Câu 2 trang 81 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Vì sao lời giải thích của nhân vật “ông hà tiện” lại gây bất ngờ đối với người đọc?

Trả lời: 

Lời giải thích của nhân vật “ông hà tiện” lại gây bất ngờ đối với người đọc bởi có sự ngược đời, lạ đời, trái với quy luật tự nhiên, khi xảy ra sự cố mọi người sẽ lo cho sức khỏe, tính mạng nhưng nhân vật trong truyện lại sợ đôi giày bị rách mũi mặc cho ngón chân đang chảy máu của mình.

Suy ngẫm và phản hồi 

Câu 1 trang 81 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Xác định đề tài của hai truyện trên. Theo em, nhan đề Vắt cổ chày ra nước và May không đi giày có thể hiện được nội dung của mỗi truyện hay không? Vì sao?

Trả lời: 

Đề tài của hai truyện trên là phê phán, đả kích những người có thói quen sống hà tiện, keo liệt (phê phán những thói xấu trong xã hội).

Nhan đề Vắt cổ chày ra nước và May không đi giày đã thể hiện được nội dung của mỗi truyện bởi thông qua nhan đề người đọc đoán được nội dung cũng như biết được đối tượng văn bản hướng đến.

Câu 2 trang 81 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Em có nhận xét gì về bối cảnh của hai truyện cười trên?

Trả lời: 

Hai truyện trên tác giả tập trung vào cốt truyện, nhân vật còn bối cảnh không được miêu tả cụ thể, tỉ mỉ, bối cảnh không xác định.

Câu 3 trang 81 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Các nhân vật trong hai truyện trên thuộc loại nhân vật nào của truyện cười?

Trả lời: 

Các nhân vật trong hai truyện trên thuộc loại nhân vật mang những thói xấu phổ biến trong xã hội

Câu 4 trang 81 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Dựa vào bảng dưới đây, hãy chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau trong thủ pháp gây cười ở hai truyện Vắt cổ chày ra nước và May không đi giày:

Thủ pháp

Điểm giống nhau

Điểm khác nhau

Vắt cổ chày ra nước

May không đi giày

1. Tạo tình huống trào phúng

 

 

 

2. Sử dụng các biện pháp tu từ

 

 

 

 

Trả lời: 

Thủ pháp

Điểm giống nhau

Điểm khác nhau

Vắt cổ chày ra nước

May không đi giày

1. Tạo tình huống trào phúng

Bất ngờ, gây sự tò mò, hấp dẫn, hài hước

Keo kiệt, tính toán chi li với người khác

Keo kiệt với chính bản thân

2. Sử dụng các biện pháp tu từ

Lối nói chơi chữ

Cách chơi chữ đến từ người khác

Từ chính bản thân nhân vật sử dụng cách nói chơi chữ gây cười

Câu 5 trang 82 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Câu nói: “Dạ, vắt cổ chảy cũng ra nước!” của nhân vật “người đầy tớ” trong truyện Vắt cổ chày ra nước và câu nói: “... may là vì tôi không đi giày! Chớ mà đi giày thì rách mất mũi giày rồi còn gì!” của nhân vật “ông hà tiện” trong truyện May không đi giày có vai trò như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của truyện?

Trả lời: 

Câu nói: “Dạ, vắt cổ chày cũng ra nước!” của nhân vật “người đầy tớ” trong truyện Vắt cổ chày ra nước và câu nói: “may là vì tôi không đi giày! Chớ mà đi giày thì rách mất mũi giày rồi còn gì!” của nhân vật “ông hà tiện” trong truyện May không đi giày có vai trò giúp tạo nên tình huống trào phúng, gây tiếng cười và thể hiện được rõ nội dung của truyện.

Câu 6 trang 82 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Theo em, tác giả dân gian sáng tạo các câu chuyện trên với mục đích gì? Nhận xét về cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả dân gian thông qua các truyện cười này.

Trả lời: 

Tác giả dân gian sáng tạo các câu chuyện trên với mục đích: Tạo tiếng cười, mua vui, giải trí lành mạnh, vui vẻ, đặc biệt là để phê phán, châm biếm các thói hư tật xấu của con người.

Cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả dân gian thông qua các truyện cười này: Thể hiện sự vui vẻ, lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống, đồng thời thể hiện sự thâm thúy của ông cha khi định hướng, thay đổi con người một cách nhẹ nhàng mà sâu cay.

Câu 7 trang 82 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Viết một đoạn văn (khoảng năm đến bảy câu) trình bày sự khác nhau giữa keo kiệt và tiết kiệm.

Trả lời: 

Giữa keo kiệt và tiết kiệm có một ranh giới mong manh. Keo kiệt là cách sống hà tiện, bủn xỉn, chỉ biết giữ của cho mình hoặc thậm chí là keo kiệt với chính bản thân mình. Ngược lại tiết kiệm là lối sống tích cực, chi tiêu hợp lý, biết chia sẻ nhưng không hoang phí. Ví dụ khi cùng chi tiền để đầu tư cho sức khỏe, những người keo kiệt sẽ nghĩ chỉ cần ăn nhiều, không cần cải thiện bữa ăn, không cần bổ sung thêm các chất, không khám sức khỏe định kỳ. Trong khi đó, những người tiết kiệm sẽ chi tiêu hợp lí, hạn chế mua những thứ không cần thiết, để tiền đi thăm khám, mua thêm các thực phẩm chức năng hỗ trợ cải thiện sức khỏe.

Xem thêm các bài soạn văn Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Soạn bài Ôn tập trang 76

Đánh giá

0

0 đánh giá