Câu hỏi đuôi trong Tiếng Anh

277

Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu kiến thức tổng hợp lý thuyết về Câu hỏi đuôi trong Tiếng Anh, giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Tiếng Anh. Mời các bạn đón xem:

 

Câu hỏi đuôi trong Tiếng Anh

I. Khái niệm

Câu hỏi đuôi là một câu hỏi ngắn, được đính kèm sau câu trần thuật để lấy thông tin. Đây là dạng câu hỏi dạng Yes/No Question!. Câu hỏi đuôi thường mang nhiều sắc thái khác nhau giống như chúng ta hay nói trong tiếng Việt dạng: Ngày mai chúng ta đi chơi nhé, có được không? 

Ví dụ: They are student, aren’t they? 

Cấu trúc câu hỏi đuôi

Nếu Mệnh đề chính là thể khẳng định, thì câu hỏi đuôi sẽ là thể phủ định và ngược lại.

Mệnh đề chính

Câu hỏi đuôi

Thể phủ định (-)

Thể khẳng định (+)

Thể khẳng định (+)

Thể phủ định (-)

Câu hỏi đuôi sẽ sử dụng với hai mục đích. Nếu bạn lên giọng ở cuối câu tức là bạn mong chờ một câu trả lời là Yes hoặc No. Còn nếu bạn hạ giọng ở cuối câu thì tức là bạn đã biết được chắc chắn câu trả lời là đúng rồi. Bạn chỉ đang mong chờ một sự đồng ý từ người nghe mà thôi.

Ví dụ: 

You haven't seen Huong for 2 years, have you?

=> Dịch: Bạn đã không gặp Hương 2 năm rồi phải không?

Lưu ý: Thể phủ định của câu hỏi đuôi luôn ở dạng viết tắt.

II. Cách sử dụng câu hỏi đuôi

Để thành lập được câu hỏi đuôi, bạn cần phải xác định được 2 yếu tố sau: Mệnh đề chính ở dạng khẳng định hay phủ định.

  • Phải xác định được thì của động từ ở mệnh đề chính. Mệnh đề chính ở thì nào thì phần câu hỏi đuôi mượn trợ động từ ở thì đấy!

Ví dụ:

 You haven't seen Huong for 2 years, have you?

Mệnh đề chính: ở dạng phủ định, thì hiện tại hoàn thành, chủ ngữ là you

-> Câu hỏi đuôi: dạng khẳng định, trợ động từ và have, has, chủ ngữ vẫn là "you" + have.

1. Câu hỏi đuôi với các thì ở hiện tại

Thì hiện tại với động từ thường mượn Do, Does theo chủ ngữ

Ví dụ:  You don’t like me, do you?

Thì hiện tại với động từ tobe mượn is/am/are theo chủ ngữ.

Ví dụ: Snow is white, isn’t it?

2. Câu hỏi đuôi với các thì ở quá khứ

Thì quá khứ với động từ thường mượn: Did

Ví dụ: The phone didn't ring, did it?

Thì quá khứ với động từ tobe mượn: was, were

Ví dụ: It was raining that day, wasn't it?

3. Câu hỏi đuôi với các thì ở tương lai

Cấu trúc: Mệnh đề, will (+ not) + S?

Ví dụ: You won’t be late, will you?

4. Câu hỏi đuôi với các thì hoàn thành

Thì hiện tại hoàn thành mượn trợ động từ Have, Has

Ví dụ: We have never seen that, have we?

Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn mượn trợ động từ Had

Ví dụ: Your Mom hadn't met him before, had she?

5. Đối với động từ thường (ordinary verbs)

+ Câu giới thiệu khẳng định, phần hỏi đuôi phủ định.

Cấu trúc: S + V(s/es/ed/2)….., don’t/doesn’t/didn’t + S?

+ Câu giới thiệu phủ định, phần hỏi đuôi khẳng định

Cấu trúc: S + don’t/ doesn’t/didn’t + V….., do/does/did + S?

6. Đối với động từ đặc biệt (special)

- Câu hỏi đuôi đặc biệt là các động từ khi chuyển sang câu phủ định ta thêm NOT vào sau động từ, khi chuyển sang nghi vấn đưa chính động từ này lên trước chủ ngữ.

- Câu giới thiệu khẳng định, phần hỏi đuôi phủ định.

Cấu trúc: S + special verb….. , special verb + not + S?

Ví dụ:         

+ You are a student, aren’t you?

+ She has just bought a new bicycle, hasn’t she?

- Câu giới thiệu phủ định, phần hỏi đuôi khẳng định

Cấu trúc: S + special verb + not….., special verb  + S?

Ví dụ:        

+ You aren’t a student, are you?

+ She hasn’t bought a new bicycle, has she?

7. Đối với động từ khiếm khuyết (modal verbs)

Câu giới thiệu khẳng định, phần hỏi đuôi phủ định.

Cấu trúc:  S + modal verb…………., modal verb + not + S?

Ví dụ:       

  • He can speak English, can’t he?

  • Lan will go to Hue next week, won’t she?

Câu giới thiệu phủ định, phần hỏi đuôi khẳng định

Cấu trúc: S + modal verb + not…………., modal verb + S?

Ví dụ:         

  • He can’t speak English, can he?

  • Lan won’t go to Hue next week, will she?

III. Các dạng đặc biệt của câu hỏi đuôi:

Bên cạnh các trường hợp phổ biến, câu hỏi đuôi cũng có những trường hợp đặc biệt mà ta cần ghi nhớ để tránh nhầm lẫn. Sau đây là những trường hợp mà các bạn cần lưu ý.

1/ Câu dùng I AM, câu hỏi đuôi là AREN’T I, I AM NOT thì câu hỏi đuôi là AM I.

Ví dụ:

  • I am a translator, aren’t I? (Tôi là biên dịch viên mà nhỉ?)

  • I am not sick, am I? (Con không ốm phải không mẹ?)

2/ Câu dùng LET’S, câu hỏi đuôi là SHALL WE?

  • Ví dụ: Let’s go outside, shall we? (Chúng ta ra ngoài nhé?)

3/ Câu có chủ ngữ là những đại từ bất định như EVERYONE, EVERYBODY, ANYBODY, ANYONE,… thì câu hỏi đuôi sẽ có chủ ngữ là THEY.

Ví dụ:

  • Everyone speaks English, don’t they? (Mọi người đều nói tiếng Anh phải không?)

  • Someone isn’t here, are they? (Không ai ở đây nhỉ?)

4/ Câu có chủ ngữ là NOTHING, NO ONE, NOBODY: Mặc dù câu ở mệnh đề chính ở dạng khẳng định nhưng phần hỏi đuôi sẽ ở dạng khẳng định, do các từ này vốn đã mang nghĩa phủ định. Đặc biệt, với NO ONE, NOBODY thì phần hỏi đuôi sẽ là THEY. Với NOTHING thì phần hỏi đuôi sẽ là IT.

  • Ví dụ: Nothing is special, isn’t it? (Chẳng có gì đặc biệt cả, phải không?)

5/ Câu chứa các trạng từ phủ định như NEVER, SELDOM, HARDLY, LITTLE, FEW,… thì mặc dù dạng câu ở mệnh đề chính là khẳng định, ta vẫn hiểu là câu đó mang nghĩa phủ định, nên phần hỏi đuôi sẽ vẫn ở dạng khẳng định.

  • Ví dụ: She hardly eats bread, does she? (Cô ta không ăn tý bánh mì nào đúng không?)

6/ Câu có cấu trúc IT SEEMS THAT… thì mệnh đề chính sẽ là mệnh đề đứng sau THAT, phần hỏi đuôi sẽ áp dụng quy tắc như bình thường.

Ví dụ:

  • It seems that it is going to rain, isn’t it? (Hình như trời sắp mưa nhỉ?)

  • It seems that you don’t want to go with me, do you? (Có vẻ như anh không muốn đi cùng tôi nhỉ?)

7/ Nếu câu có chủ ngữ là một mệnh đề, một danh ngữ, động từ dạng TO V thì phần hỏi đuôi sẽ dùng IT là chủ ngữ.

Ví dụ:

  • What I am hearing is very interesting, isn’t it? (Những gì tôi đang nghe thật thú vị, phải không nào?)

  • Singing helps us reduce stress, doesn’t it? (Hát giúp chúng ta giảm stress nhỉ?)

  • To play video games doesn’t entertain us much, does it? (Chơi trò chơi điện tử không giúp chúng ta giải trí lắm, phải không nhỉ?)

8/ Nếu câu ở phần mệnh đề chính là câu mệnh lệnh thì phần hỏi đuôi sẽ là “will you?”

Ví dụ:

  • Do sit down, will you? (Anh sẽ ngồi chứ?)

  • Don’t make noise, will you? (Các em sẽ không làm ồn, đúng không nhỉ?)

9/ Nếu câu ở mệnh đề chính là câu điều ước thì phần hỏi đuôi sẽ dùng MAY.

Ví dụ:

  • She wishes she would become beautiful, may she? (Cô ta ước cô ta sẽ trở nên xinh đẹp, phải không nhỉ?)

10/ Nếu chủ ngữ của mệnh đề chính là ONE thì phần hỏi đuôi sẽ có chủ ngữ là ONE/YOU.

Ví dụ:

  • One can play this song, can’t you? (Một bạn nào đó có thể chơi bài này, đúng không?)

11/ Nếu câu ở mệnh đề chính có chứa MUST:

– MUST chỉ sự cần thiết thì phần hỏi đuôi dùng NEEDN’T.

Ví dụ:

  • I must work a lot to meet the deadline, needn’t I? (Tôi phải làm việc thật nhiều để kịp hạn nộp, đúng không?)

– MUST chỉ sự cấm đoán thì phần hỏi đuôi dùng MUST (+ NOT).

Ví dụ:

  • They must come home late, mustn’t they? (Họ không được về nhà muộn, đúng không nhỉ?)

  • He mustn’t date with her, must he? (Anh ta không được hẹn hò với cô ấy phải không?)

– MUST chỉ sự dự đoán ở hiện tại: tùy vào động từ theo sau MUST mà ta chia động từ ở phần hỏi đuôi cho phù hợp.

Ví dụ:

  • He must come early, doesn’t he? (Chắc là anh ta đến sớm đấy nhỉ?)

  • The child must be very good, is he? (Thằng bé chắc là ngoan lắm đấy nhỉ?)

12/ Nếu câu ở mệnh đề chính là câu cảm than (WHAT A/AN…, HOW…, SUCH A/AN…) thì danh từ trong câu cảm thán sẽ là chủ ngữ chính của câu, từ đó ta sẽ biến đổi danh từ sang đại từ thích hợp để làm chủ ngữ trong phần hỏi đuôi.

Ví dụ:

  • What a lovely kitten, isn’t it? (Con mèo kia đáng yêu quá, phải không nào?)

  • How a handsome boy, isn’t he? (Anh ta đẹp trai, đúng không?)

13/ Nếu có cấu trúc dạng: S + động từ tình thái (feel, think, expect,…) + clause, ta có hai trường hợp chia câu hỏi đuôi tùy vào chủ ngữ.

– Trường hợp 1:

Chủ ngữ là “I” thì phần hỏi đuôi sẽ được chia theo mệnh đề phụ trong câu. Khi đó, ta áp dụng các quy tắc chia câu hỏi đuôi như bình thường.

Lưu ý: Khi các động từ này ở dạng phủ định thì phần hỏi đuôi sẽ chia ở dạng khẳng định. Tuy nhiên, chủ ngữ ở phần hỏi đuôi sẽ là chủ ngữ của mệnh đề phụ.

Ví dụ:

  • I believe the fairies exist, don’t they? (Tôi tin là thiên thần tồn tại, đúng nhỉ?)

  • I don’t think she can do it, can’t she? (Tôi không nghĩ là cô ấy có thể làm được, phải không?)

– Trường hợp 2:

Nếu chủ ngữ là danh từ/đại từ khác “I”, thì phần hỏi đuôi sẽ được chia theo mệnh đề có chứa các động từ trên và áp dụng các quy tắc chia phần hỏi đuôi như bình thường.

Ví dụ:

  • They expect she will come soon, don’t they? (Họ hy vọng cô ta sẽ đến sớm hả?)

  • My mother doesn’t think I am fine, does she? (Mẹ tôi không nghĩ là tôi vẫn khỏe à?)

14/ Nếu câu ở mệnh đề chính có chứa HAD BETTER hoặc WOULD RATHER, ta coi HAD, WOULD là trợ động từ và chia phần hỏi đuôi như bình thường.

Ví dụ:

  • You had better go to school early, hadn’t you? (Con nên đi học sớm, đúng không nào?)

  • You hadn’t better stay up late, had you? (Cậu không nên thức khuya, phải không nhỉ?)

Xem thêm tổng hợp các công thức Tiếng Anh đầy đủ, chi tiết khác:

Cấu trúc câu mong ước trong Tiếng Anh

Cấu trúc giả định trong Tiếng Anh

Câu điều kiện trong Tiếng Anh

Câu chẻ trong Tiếng Anh

Cách sử dụng While/ During/ For trong Tiếng Anh

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá