Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu kiến thức tổng hợp lý thuyết về Câu điều kiện trong Tiếng Anh, giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Tiếng Anh. Mời các bạn đón xem:
Câu điều kiện trong Tiếng Anh
A/ Định nghĩa
Câu điều kiện là loại câu được sử dụng thông dụng phổ biến trong tiếng Anh, bao gồm: câu điều kiện loại 0, loại 1, loại 2, loại 3.
Câu điều kiện dùng để nêu lên một giả thiết về một sự việc, mà sự việc đó chỉ có thể xảy ra khi điều kiện được nói đến xảy ra. Câu điều kiện gồm có hai phần (hai mệnh đề):
Mệnh đề nêu lên điều kiện (còn gọi là mệnh đề IF) là mệnh đề phụ hay mệnh đề điều kiện
Mệnh đề nêu lên kết quả là mệnh đề chính. Ví dụ: If it rains - I will stay at home. Phân tích ví dụ này sẽ có mệnh đề điều kiện: If it rains (nếu trời mưa) - mệnh đề chính: I will stay at home ( tôi sẽ ở nhà)
B/ Cách dùng
I/ Câu điều kiện loại 0
Câu điều kiện này diễn tả một thói quen, một hành động thường xuyên xảy ra nếu điều kiện được đáp ứng, hoặc diễn tả một sự thật hiển nhiên, một kết quả tất yếu xảy ra.
Cấu trúc: If + S + V (hiện tại), S + V (hiện tại)
Tất cả động từ trong câu (mệnh đề chính và mệnh đề điều kiện) đều được chia ở thì hiện tại đơn.
+ If + Mệnh đề 1 (thì hiện tại đơn giản), Mệnh đề 2 (thì hiện tại đơn giản) => Khi muốn nhắn nhủ ai đó:
Ví dụ : If you see Nam, you tell him I’m in Vietnam
=> Dịch: Nếu bạn gặp Nam, you hãy nhắn anh ấy rằng tôi đang ở Việt Nam nhé.
+ If + Mệnh đề 1 (thì hiện tại đơn giản), Mệnh đề 2 (mệnh lệnh thức) => Dùng khi muốn nhấn mạnh
Ví dụ: If you have any trouble, please telephone me though 115
=> Dịch: Nếu bạn có bất kỳ rắc rối nào, xin hẫy gọi cho tôi qua số điện thoại 115.
Nếu diễn tả thói quen, trong mệnh đề chính thường xuất hiện thêm: often, usually, or always.
Ví dụ:
If water is frozen, it expands. (Nếu nước bị đông đặc nó nở ra.)
I usually walk to school if I have enough time. (Tôi thường đi bộ đến trường nếu tôi có thời gian.)
If you heat ice, it turns to water. (Nếu bạn làm nóng nước đá, nó sẽ chảy ra.)
If we are cold, we shiver. (Nếu bị lạnh, chúng ta sẽ run lên.)
II/ Câu điều kiện loại 1:
1. Khái niệm:
Câu điều kiện loại I còn được gọi là câu điều kiện có thực ở hiện tại. Điều kiện có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.
2. Cấu trúc:
If clause |
Main clause |
If + S + V s(es)... |
S + will / can/ may + V1 (won't/can't + VI) |
Hiểu cách khác trong câu điều kiện loại 1, mệnh đề IF dùng thì hiện tại đơn, mệnh đề chính dùng thì tương lai đơn.
IF + Chủ ngữ 1 + Động từ chia ở thì hiện tại đơn + Bổ ngữ, Chủ ngữ 2 + WILL + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ (nếu có).
Chủ ngữ 1 và chủ ngữ 2 có thể trùng nhau. Bổ ngữ có thể không có, tùy ý nghĩa của câu. Mệnh đề IF và mệnh đề chính có thể đứng trước hay sau đều được.
Trong câu điều kiện loại I, động từ của mệnh đề điều kiện chia ở thì hiện tại đơn, còn động từ trong mệnh đề chính chia ở thì tương lai đơn.
3. Cách dùng:
Câu điều kiện loại 1 còn có thể được gọi là câu điều kiện hiện tại có thể có thật. Ta sử dụng câu điều kiện loại 1 để đặt ra một điều kiện có thể thực hiện được trong hiện tại và nêu kết quả có thể xảy ra.
Ví dụ:
If I find her address, I’ll send her an invitation.
=> Dịch: Nếu tôi tìm được địa chỉ của cô ấy, tôi sẽ gửi lời mời tới cô ấy)
=> Đổi vị trí 2 mệnh đề quan hệ: I will send her an invitation if I find her address.)
=> Dịch: Nếu John có nhiều tiền, anh ấy sẽ mua chiếc Ferrari.
Các ví dụ khác cho câu điều kiện loại 1:
If Caroline and Sue prepare the salad, Phil will decorate the house.
If Sue cuts the onions for the salad, Caroline will peel the mushrooms.
Jane will hoover the sitting room if Aaron and Tim move the furniture.
Elaine will buy the drinks if somebody helps her carry the bottles.
III. Câu điều kiện loại 2:
1. Khái niệm:
Câu điều kiện loại 2 là câu điều kiện trái với thực tế ở hiện tại
2. Công thức:
If clause |
Main clause |
If + S + V-ed /V2... To be: were / weren't
|
S + would / could / should + V1 (wouldn't / couldn't + V1) |
Ví dụ: Trong câu điều kiện loại II, động từ của mệnh đề điều kiện chia ở bang thái cách (past subjunctive), động từ của mệnh đề chính chia ở thì điều kiện hiện tại (simple conditional). Chú ý: Bàng thái cách (Past subjunctive) là hình thức chia động từ giống hệt như thì quá khư đơn, riêng động từ “to be” thì dùng “were” cho tất cả các ngôi.
If I had a million USD, I would buy a Ferrari. (Nếu tôi có một triệu đô la, tôi sẽ mua chiếc xe đó.) ⇐ hiện tại tôi không có
If he had more time, he would learn karate. ( Nếu anh có nhiều thời gian, anh sẽ học karate.) ⇐ thời gian không có nhiều
She would spend a year in the USA if it were easier to get a green card. Cô ấy sẽ dành một năm ở Mỹ nếu dễ dàng có được thẻ xanh). ⇐ thực tế để lấy được thẻ xanh của Mỹ rất khó
If I lived on a lonely island, I would run around naked all day. (Nếu tôi sống trên một hòn đảo cô đơn, tôi sẽ khỏa thân chạy quanh cả ngày.) ⇐ thực tế bạn không có hòn đảo nào
IV. Câu điều kiện loại 3
1. Khái niệm
Câu điều kiện loại 3 là câu điều kiện không có thực trong quá khứ.
Điều kiện không thể xảy ra trong quá khứ, chỉ mang tính ước muốn trong quá khứ, một giả thiết trái ngược với thực trạng ở quá khứ.
2. Cấu trúc
If clause |
Main clause |
lf +S + had + P.P |
S + would / could / should + have + P.P |
Ví dụ:– Trong câu điều kiện loại III, động từ của mệnh đề điều kiện chia ở quá khứ phân từ, còn động từ của mệnh đề chính chia ở điều kiện hoàn thành (perfect conditional).
If the forwards had run faster, they would have scored more goals. (Nếu tiền đạo chạy nhanh hơn, họ sẽ ghi được nhiều bàn thắng hơn.)
If it had been a home game, our team would have won the match. (Nếu đó là trận đấu sân nhà, đội của chúng tôi sẽ thắng.)
If you had spoken English, she would have understood. (Nếu bạn nói tiếng Anh thì cô ấy đã hiểu)
If they had listened to me, we would have been home earlier. ( nếu họ đã nghe lời tôi, chúng ta đã về nhà sớm hơn)
I would have written you a postcard if I had had your address. (Tôi đã viết cho bạn một tấm bưu thiếp nếu tôi có địa chỉ của bạn)
V. Những cách khác để diễn đạt câu điều kiện
1. Câu điều kiện Hỗn hợp:
Ngoài công thức áp dụng cho câu điều kiện loại 1, 2 3 thì trong tiếng Anh có nhiều cách khác nhau được dùng diễn tả điều kiện trong mệnh đề chỉ điều kiện với “If”. Câu điều kiện hỗn hợp là mix của các loại câu điều kiện với nhau, ví dụ một số trường hợp được sử dụng trong giao tiếp và ngôn ngữ viết:
+ If she hadn't stayed up late last night, she wouldn't be so tired now. (Nếu cô ấy không ở lại muộn vào đêm qua, bây giờ cô ấy sẽ không quá mệt mỏi ) ⇒ Thường có trạng từ đi theo (loại 3+ loại 2: giả thiết trái ngược với quá khứ, nhưng kết quả thì trái ngược với hiện tại)
+ If I were you, I would have learned English earlier. (Nếu tôi là bạn, tôi đã học tiếng Anh sớm hơn) ⇒ (loại 2 + loại 3: giả thiết trái ngược với hiện tại nhưng kết quả trái ngược với quá khứ)
2. Câu điều kiện ở dạng đảo:
Lưu ý trong tiếng Anh câu điều kiện Loại 2, loại 3 và loại 2/3 thường được dùng ở dạng đảo. Dùng should, were, had đảo lên trước chủ ngữ (should là dùng trong điều kiện loại 1; were dùng trong loại 2; had dùng trong loại 3)
Ví dụ: Were I the president, I would build more hospitals. Had I taken his advice, I would be rich now. Nếu tôi là tổng thống, tôi sẽ xây thêm nhiều bệnh viện hơn. Nếu tôi lấy lời khuyên của anh ấy, bây giờ tôi đã giàu có.
Đảo ngữ câu điều kiện loại 1: Should + S + Vo, S + Will +Vo
Ví dụ: Should I meet him tomorrow, I will give him this letter = If I meet him tomorrow, I will give him this letter
Đảo ngữ câu điều kiện loại 2: Were + S + to + Vo, S + Would + Vo
Ví dụ: Were I you, I would buy this house = If I were you, I would buy this house.
Đảo ngữ câu điều kiện loại 3: Had + S + V3/Ved, S + Would have + V3/Ved
Ví dụ: Had he driven carefully, the accident wouldn't have happened. = If he had driven carefully, the accident wouldn't have happened.
3. Những trường hợp khác trong câu điều kiện:
a. Unless = If...not (Trừ phi, nếu...không)
Ví dụ: If you don't study hard, you can't pass the exam. = Unless you work hard, you can't pass the exam.
b. Cụm Từ đồng nghĩa: Suppose / Supposing (giả sử như), in case (trong trường hợp), even if (ngay cả khi, cho dù), as long as, so long as, provided (that), on condition (that) (miễn là, với điều kiện là) có thể thay cho if trong câu điều kiện
Ví dụ: Supposing (that) you are wrong, what will you do then?
c. Without: không có
Ví dụ Without water, life wouldn't exist.
= If there were no water, life wouldn't exist.
Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu kiến thức tổng hợp lý thuyết về Câu chẻ trong Tiếng Anh , giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Tiếng Anh. Mời các bạn đón xem:
Nội dung bài viết
I/ Định nghĩa
II/ Cách dùng
III/ Cấu trúc
Câu chẻ trong Tiếng Anh
I/ Định nghĩa
Câu chẻ trong tiếng Anh là một dạng câu ghép có hai mệnh đề là mệnh đề phụ thuộc và mệnh đề chính. Loại câu này rất phổ biến trong văn nói đặc biệt khi người nói muốn nhấn mạnh vào một thành phần hay một đối tượng trong câu.
II/ Cách dùng
Trong tiếng Việt, nếu muốn nhấn mạnh đến một yếu tố nào của câu, người ta thường thêm “đây chính là” vào câu. Ví dụ:
– Câu thường: cô ấy ăn hết 12 tô mì một bữa
– Khi muốn nhấn mạnh sẽ nói: Đây chính là cô gái mà ăn hết 12 tô mì một bữa.
Còn trong tiếng Anh, khi muốn nhận mạnh như thế, người ta sẽ sử dụng cấu trúc câu chẻ. Từ “chẻ” có nghĩa là chẻ câu ra và thêm cụm từ khác vào để nhấn mạnh. Thông thường, câu chẻ sẽ có hai vế, một vế chính là thành phần cần nhấn mạnh đi sau cụm “it +be”, một vế còn lại sử dụng mệnh đề quan hệ: that, who, while, when,…
III/ Cấu trúc
Cấu trúc chung: It + is/was + cụm từ + that….
1.Cấu trúc it was/is khi muốn nhấn mạnh vào chủ ngữ.
a. Với chủ ngữ chỉ người
Cấu trúc: It + was/is + Danh từ/đại từ chỉ người + who/that + V + O
Ví dụ:
Câu gốc: My brother gave me this shoes (Anh tôi tặng tôi đôi giày đó)
Câu chẻ: It was my brother that/who gave me this shoes (Chính là anh trai tôi người đã tặng tôi đôi giày
=> Trong trường hợp này, câu nói muốn nhấn mạnh vào người tặng giày “my brother”
Câu gốc: Ms. Huong is my high school’s teacher (Cô Hương là giáo viên của trường cấp ba của tôi)
Câu chẻ: It is Ms. Huong that/who is my high school’s teacher (Cô Hương chính là giáo viên của trường cấp ba của tôi)
=> Câu này nhấn mạnh vào từ chỉ người “Ms. Hương”
b. Cấu trúc it was/is nhấn mạnh vào chủ ngữ chỉ vật
Cấu trúc câu chẻ trong tiếng Anh này như sau: It + was + Danh từ chỉ vật + that + V +O
Ví dụ:
Câu gốc: Her bad behavior made her father angry.
=> Dịch: Cách cư xử tệ của cô ta khiến bố cô tức giận.
Câu chẻ: It was her bad behavior that made her father angry
=> Dịch: Chính cách cư xử tồi tệ của cô ấy khiến bố cô tức giận.
=> Cấu trúc câu nhấn mạnh trong tiếng Anh này nhằm vào từ “her bad behavior”
Câu gốc: This dress is the present I gave you on your birthday (Cái váy này là món mà tôi đã tặng bạn vào ngày sinh nhật)
Câu chẻ: It is this dress that is the present I gave you on your birthday (Chính chiếc váy này là món quà tôi tặng bạn vào ngày sinh nhật)
=> Câu chẻ này nhấn mạnh vào từ “this dress”
2. Cấu trúc câu chẻ trong tiếng Anh nhấn mạnh tân ngữ
a. Khi tân ngữ chỉ vật
Cấu trúc: It + was/is + O (chỉ vật) + that + S + V
Ví dụ:
Câu gốc: I bought this car from this showroom (Tôi mua chiếc xe này ở showroom đó)
Câu chẻ: It was this car that I bought from this showroom (Chiếc xe này chính là cái mà tôi mua ở showroom đó)
=> Nhấn mạnh vào tân ngữ “this motorbike”
Câu gốc: She made this cake for her mother (Cô ấy làm cái bánh này cho mẹ)
Câu chẻ: It was this cake that she made for her mother (Cái bánh này chính là cái cô ấy làm cho mẹ)
=> Câu chẻ này nhấn mạnh vào từ “this cake”
b. Câu chẻ trong tiếng Anh nhấn mạnh vào tân ngữ chỉ người
Cấu trúc: It was/is + O (chỉ người) + whom/that + S + V
Ví dụ:
Câu gốc: You met Ha when you traveled in Da Nang ( Bạn đã gặp Ha khi đi du lịch Đà Nẵng)
Câu chẻ: It was Ha that you met when traveled in Da Nang (Hà chính là người mà bạn đã gặp khi du lịch ở Đà Nẵng)
=> Câu chẻ này nhấn mạnh vào tân ngữ chỉ người là “Ha”
Chú ý: Khi làm bài tập câu chẻ với it was, khi nhấn mạnh vào danh từ chỉ tên riêng thì chỉ được dùng “that” chứ không dùng “whom”
Câu gốc: My mother usually scold me because of my laziness (Mẹ hay mắng tôi vì tính lười biếng)
Câu chẻ: It was me whom/that my mother usually scold because of my laziness (Chính tôi là người thường xuyên bị mẹ mắng vì tính lười biếng)
=> Câu chẻ này nhấn mạnh vào tân ngữ chỉ người “ me”
c. Cấu trúc câu chẻ trong tiếng Anh nhấn mạnh vào trạng từ (chỉ nơi chốn hoặc thời gian)
Cấu trúc: It + was/is + Adv (chỉ thời gian/nơi chốn) + that + S + V
Ví dụ:
Câu gốc: I met her the first time on this day 2 years ago (Tôi gặp cô ấy lần đầu vào ngày này 2 năm trước)
Câu chẻ: It was on this day 2 years ago that I met her the first time (Ngày này 2 năm trước chính là lúc tôi gặp cô ấy lần đầu tiên)
=> Câu chẻ này nhấn mạnh vào trạng từ “on this day 2 years ago”
Câu gốc: She study in Quang Nam (Cô ấy học ở Quảng Nam)
Câu chẻ: It is in Quang Nam that she study ( Quảng Nam chính là nơi cô ấy học)
=> Câu chẻ này nhấn mạnh vào trạng từ “in Quang Nam”
4. Câu chẻ trong tiếng Anh dạng bị động
Đây là cấu trúc nhấn mạnh trong tiếng Anh mà mệnh đề quan hệ ở dạng bị động.
a. Với đại từ/danh từ chỉ người
Cấu trúc: It + was/is + Đại từ/danh từ chỉ người + who/that + be + P2
Ví dụ:
Câu gốc: My teacher criticized me in class because my exam had so many mistakes
=> Dịch: Cô giáo phê bình tôi trên lớp vì bài tập của tôi có nhiều lỗi sai.
Câu chẻ: It was me who was criticized by my teacher in class because my exam had so many mistakes.
=> Dịch: Tôi chính là người bị giáo viên phê bình trước lớp vì có nhiều lỗi sai trong bài tập.
Câu gốc: She love you so much (Cô ấy yêu bạn rất nhiều)
Câu chẻ: It is me that/who is loved so much by her (Chính là bạn người được cô ấy yêu rất nhiều)
b. Câu chẻ đối với những danh từ chỉ vật
Cấu trúc: It + was/is + Danh từ chỉ vật + That + to be + p2
Ví dụ:
Câu gốc: I saw he at Hang Day stadium
=> Dịch: Tôi đã gặp anh ấy ở sân vận động Hàng Đẫy.
Câu chẻ: It is he who/that was seen at Hang Day stadium
=> Dịch: Chính anh ta là người đã được tôi nhìn thấy ở sân vận động Hàng Đẫy.
Câu gốc: My brothers are talking about this movie
=> Dịch: Anh em tôi đang nói về bộ phim đó.
Câu chẻ: It is this movie that is being talked about by my brothers.
=> Dịch: Chính bộ phim này cái mà đang được anh em tôi nói đến.
Một số cấu trúc nhấn mạnh trong tiếng Anh khác
Bên cạnh câu chẻ trong tiếng Anh với cấu trúc It was/is , chúng ta cũng có thể gặp bài tập câu chẻ với những dạng khác:
1. Sử dụng các cấu trúc đảo ngữ
Người dùng có thể đảo trật các từ với việc sử dụng những cụm từ hoặc cụm giới từ như: suddenly into, little, at not time, seldom, never,… vào đầu câu
Ví dụ:
+ At no time did she say me couldn’t come
=> Dịch: Cô ấy có nói là tôi không thể đến được.
+ Seldom has she felt so happy
=> Dịch: Hiếm khi nào cô ấy thấy hạnh phúc.
+ Little did she understand what was life.
=> Dịch: Cô ấy hiểu biết ít về cuộc sống.
Chú ý: Khi gặp bài tập câu chẻ mà trong câu có trợ động từ thì trật tự câu sẽ ở dạng: Trợ động từ + S + V chính.
2. Sử dụng một số trạng từ
Một số các trạng từ như forever, always,…cũng sử dụng khi thể hiện sự khó chịu với hành động của người nào đó. Cấu trúc này thuộc dạng đặc biệt vì nó thường chỉ thói quen hơn là một hành động ở một thời điểm cụ thể.
Ví dụ:
+ Hanna is forever asking silly question
=> Dịch: Hanna luôn luôn hỏi những câu ngớ ngẩn.
+ My brother is always getting into trouble.
=> Dịch: Anh trai tôi luôn dính vào những vụ rắc rối.
+ Dan was always forget doing homework.
=> Dịch: Dan luôn quên làm bài tập về nhà.
Chú ý: cấu trúc này thường sử dụng đối với thì quá khứ tiếp diễn và thì hiện tại tiếp diễn.
3. Cấu trúc câu chẻ trong tiếng Anh với what
Bên cạnh cấu trúc it was thì bài tập câu chẻ cũng thường xuyên xuất hiện cấu trúc với “what”. Những câu mở đầu với “what” thường sử dụng khi nhấn mạnh một tân ngữ hoặc chủ ngữ cụ thể. Đi theo sau đó mệnh đề đó sẽ sử dụng động từ “tobe”
Cấu trúc: what + focus (điều muốn nhấn mạnh + tobe
Ví dụ:
+ What I need is a home
=> Dịch: Cái tôi cần là một mái nhà.
+ What she thinks is necessarily true.
=> Dịch: Điều cô ấy nghĩ có thể là sự thật.
Chú ý:
– Thông thường người ta sẽ dùng what nhưng cũng có thể thay thế bằng where, why, how,…
– Cấu trúc nhấn mạnh trong tiếng Anh với what thường được dùng với các động từ thể hiện cảm xúc như: like, love, need, prefer, want, adore, dislike, enjoy, hate,…
4. Câu nhấn mạnh với động từ “did” hoặc “do”
Hai trợ động từ này thường không sử dụng với câu khẳng định. Tuy nhiên nó cũng có thể xuất hiện để nhấn mạnh điều gì đó.
Ví dụ:
I do believe that she should twice about this problem
=> Dịch: Tôi tin rằng cô ấy nên nghĩ lại về vấn đề này.
Xem thêm tổng hợp các công thức Tiếng Anh đầy đủ, chi tiết khác:
Cấu trúc giả định trong Tiếng Anh
Cách sử dụng While/ During/ For trong Tiếng Anh
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.