Em hãy sắm vai để giải quyết Tình huống 1. Em và ba người bạn thân rủ nhau thành lập nhóm học tiếng Anh

197

Với giải Luyện tập 3 trang 40 sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 8 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Giáo dục công dân lớp 8. Mời các bạn đón xem:

Em hãy sắm vai để giải quyết Tình huống 1. Em và ba người bạn thân rủ nhau thành lập nhóm học tiếng Anh

Luyện tập 3 trang 40 GDCD 8: Em hãy sắm vai để giải quyết các tình huống sau:

Tình huống 1. Em và ba người bạn thân rủ nhau thành lập nhóm học tiếng Anh. Khi em hỏi: “Mục tiêu học tiếng Anh của các bạn là gì?”, bạn C trả lời: “Mình không có mục tiêu gì cả. Thấy các bạn học thì mình cùng học cho vui". Còn bạn M thì cho rằng: “Mục tiêu của mình là được gặp các bạn nhiều hơn”. Nghe vậy, bạn B nói: “Các bạn học mà không có mục tiêu cụ thể, chính đáng thì không học còn hơn”. Nghe bạn B nói xong, bạn C và bạn M liền cảm thấy tự ái, không muốn tham gia nhóm nữa. Lúc này, bạn B quay sang nói với em: “Bạn là người khởi xướng chuyện này, giờ bạn hướng dẫn mọi người xác định mục tiêu cho phù hợp đi”.

Tình huống 2. Em và bạn P là bạn thân. Bạn P yêu thích các môn kĩ thuật và có hướng thích khám phá, sáng tạo. Bạn P đặt ra mục tiêu năm lớp 9 sẽ tham gia cuộc thi Khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. bạn P rủ em cùng tham gia dự thi. Khi em hỏi: “Chúng ta bắt đầu từ đâu?". Bạn P đáp: “Cùng nhau lập kế hoạch nhằm thực hiện mục tiêu nhé!”.

Trả lời:

* Xử lí tình huống 1: Em sẽ sử dụng mô hình S.M.A.R.T để hướng dẫn các bạn B và C xác định mục tiêu học tập môn tiếng Anh. Trong đó:

+ S (specific) - là tính cụ thể: mỗi mục tiêu cần có một kết quả cụ thể, rõ ràng. Ví dụ: muốn đạt được điểm IELTS là 6.0 sau 6 tháng học tập, ôn luyện,…

+ M (Measurable) - là tính đo lường được: mỗi mục tiêu cần phải được định lượng, cho phép các bạn có thể theo dõi tiến trình thực hiện.

+ A (Attainable) - là tính khả thi: mục tiêu cần phải phù hợp với khả năng của từng cá nhân.

+ R (relevant) - là tính thực tế: các mục tiêu phải có ý nghĩa, giá trị với bản thân.

+ T (time-specific) - là có thời hạn cụ thể: mỗi mục tiêu phải đi kèm thời hạn đạt được.

* Xử lí tình huống 2: Để lập được kế hoạch thực hiện mục tiêu, em và P cần trải qua các bước làm sau:

+ Bước 1: Liệt kê các việc cần làm để đạt mục tiêu.

+ Bước 2: Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên.

+ Bước 3: Xác định thời gian và nguồn lực cần thiết.

+ Bước 4: Thường xuyên đánh giá việc thực hiện mục tiêu của bản thân.

+ Bước 5: Điều chỉnh cách thực hiện nếu hoàn cảnh thay đổi.

+ Bước 6: Cam kết thực hiện kế hoạch.

Đánh giá

0

0 đánh giá