Trang 29 sách bài tập Toán 8 Tập 1

200

Với Giải Trang 29 sách bài tập Toán 8 Tập 1 trong Bài tập cuối chương 2 Sách bài tập Toán lớp 8 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán lớp 8.

Trang 29 sách bài tập Toán 8 Tập 1

Câu 1 trang 29 sách bài tập Toán 8 Tập 1: Trong các đẳng thức sau, cái nào là hằng đẳng thức?

A. a(a + 1) = a + 1.

B. a2 – 1 = a.

C. (a + b)(a – b) = a2 + b2.

D. (a + 1)(a + 2) = a2 + 3a + 2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Ta có: (a + 1)(a + 2) = a2 + 2a + a + 2 = a2 + 3a + 2.

Do đó đẳng thức trên là một hằng đẳng thức.

Các đẳng thức còn lại, khi thay một giá trị a, b bất kì vào hai vế ta được kết quả không bằng nhau nên không phải là hằng đẳng thức.

Câu 2 trang 29 sách bài tập Toán 8 Tập 1: Đa thức x3 – 8 được phân tích thành tích của hai đa thức

A. x − 2 và x2 − 2x – 4.

B. x − 2 và x2 + 2x – 4.

C. x − 2 và x2 + 2x + 4.

D. x − 2 và x2 – 2x + 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Ta có: x3 – 8 = x3 ‒ 23 = (x ‒ 2)(x2 + 2x + 4).

Câu 3 trang 29 sách bài tập Toán 8 Tập 1: Biểu thức x2+x+14 viết được dưới dạng bình phương của một tổng là

A. x+-122.

B. x+122.

C. 2x+122.

D. 12x+12.

 

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Ta có: x2+x+14=x2+2.x.12+122=x+122.

Câu 4 trang 29 sách bài tập Toán 8 Tập 1: Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. (A – B)(A2 – AB + B2) = A3 – B3.

B. (A + B)(A2 + AB + B2) = A3 + B3.

C. (A + B)(A2 – AB + B2) = A3 – B3.

D. (A + B)(A2 – AB + B2) = A3 + B3.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Ta có:

•A3 + B3 = (A + B)(A2 – AB + B2);

• A3 – B3 = (A – B)(A2 + AB + B2).

Do đó phương án D là đúng.

Câu 5 trang 29 sách bài tập Toán 8 Tập 1: Rút gọn biểu thức (x + 1)(x − 1) − (x + 2)(x − 2) ta được

A. 5.

B. 4.

C. 3.

D. –3.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Ta có: (x + 1)(x − 1) − (x + 2)(x − 2)

= x2 ‒ 1 ‒ (x2 ‒ 22)

= x2 ‒ 1 ‒ x2 + 4 = 3.

Bài 2.19 trang 29 sách bài tập Toán 8 Tập 1: Tính nhanh giá trị của các biểu thức:

a) x2 + 12x + 36 tại x = −1006;

b) x3 – 9x2 + 27x – 27 tại x = 103.

Lời giải:

a) x2 + 12x + 36 = x2 + 2.x.6 + 62 = (x + 6)2

Tại x = −1006 ta có:

(‒1006 + 6)2 = 10002 = 1 000 000.

b) x3 – 9x2 + 27x – 27 = x3 ‒ 3.x2.3 + 3.x.32 ‒ 33 = (x ‒ 3)3

Tại x = 103 ta có:

(103 ‒ 3)3 = 1003 = 1 000 000.

Đánh giá

0

0 đánh giá