Nêu những nội dung cơ bản của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều. Chọn thuyết minh về một nội dung

171

Với giải Câu 3 trang 3 SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 6: Nguyễn Du – Những điều trông thấy mà đau đớn lòng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Nêu những nội dung cơ bản của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều. Chọn thuyết minh về một nội dung

Câu 3 trang 3 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nêu những nội dung cơ bản của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều. Chọn thuyết minh về một nội dung bạn cho là đặc sắc.

Trả lời:

* Những nội dung cơ bản của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều:

- Cảm hứng tôn vinh vẻ đẹp của con người, đặc biệt là người phụ nữ.

- Phê phán xã hội bất công, tàn ác, chèn ép con người:

+ Vạch trần bộ mặt xấu xa của bọn quan lại “buôn thịt bán người”.

+ Lên án xã hội đồng tiền chà đạp phẩm giá, hạnh phúc của con người.

- Ca ngợi và trân trọng vẻ đẹp của con người:

+ Khắc họa nhân vật sống động, lấy thiên nhiên là thước đó cho vẻ đẹp.

+ Ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn và tài năng (đặc biệt là Thúy Kiều).

- Đồng cảm, xót thương những số phận bất hạnh.

- Đồng tình với khát vọng được sống và yêu tự do.

* Thuyết minh về nội dung: Ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn, tài năng của người phụ nữ.

Với kiệt tác Truyện Kiều, Nguyễn Du đã thể hiện sự tỉ mỉ, chân thành của mình trên con đường đào sâu vào những giá trị tư tưởng nhân đạo phá cách hơn, tiêu biểu phải kể đến cảm hứng tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ. Hình ảnh người phụ nữ với vẻ đẹp toàn diện cả tâm hồn và thể xác đã được ông thể hiện xuất sắc qua hình ảnh chị em Thúy Vân – Thúy Kiều. Đó là 2 người thiếu nữ với vẻ đẹp thanh cao, đoan trang, được ví với những thứ cao đẹp trên đời (trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc). Đối với vẻ đẹp của Thúy Vân, Nguyễn Du đã sử dụng hình ảnh thiên nhiên trong trắng, tinh khôi, rực rỡ mà hiền hòa để miêu tả. Thiên nhiên, tạo hóa cũng phải khiêm nhường trước sắc đẹp của nàng. Đó là một vẻ đẹp nhân hậu, thùy mị, thành thực, quý phái của người thiếu nữ. Bức chân dung đã dự báo cho số phận yên bình, suôn sẻ của nàng. Ngược lại, khác với vẻ đẹp phúc hậu, êm đềm của Thúy Vân, Thúy Kiều lại càng “sắc sảo mặn mà” hơn. Vẻ đẹp của nàng “nghiêng nước nghiêng thành”, lại hội tụ cả trí tuệ, tài năng, đức hạnh theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến lúc bấy giờ. Nguyễn Du đã tập trung gợi tả đôi mắt tuyệt đẹp của nàng bởi đó là nơi thể hiện mọi tinh anh về tâm hồn và trí tuệ. Nàng không chỉ có vẻ đẹp lí tưởng mà tài năng của nàng còn gần như tuyệt đối. Nàng có tài trên mọi lĩnh vực chuẩn mực lúc bấy giờ của người phụ nữ, đó là các lĩnh vực: cầm, kì, thi, họa. Nàng còn có trái tim đa sầu đa cảm, tiếng lòng luôn rung cảm trước mọi cái đẹp. Một tuyệt sắc giai nhân với vẻ đẹp hoàn mĩ khiến bất kì ai cũng đắm say ấy vậy lại là điềm báo cho một cuộc đời, một số phận “hồng nhan bạc mệnh”. Bằng bút pháp tu từ ước lệ và biện pháp so sánh, ẩn dụ, tả cảnh gợi tình, Nguyễn Du đã vẽ nên trước mắt người đọc không chỉ là bức tranh tuyệt đẹp của hai người thiếu nữ, mà còn cho thấy trước những dự báo mang tính số phận. Tình cảm xót thương, sự trân trọng về sắc đẹp và tài năng Thúy Kiều giúp ta hiểu được giá trị nhân đạo thể hiện qua các đoạn trích này nói riêng, trong tác phẩm Truyện Kiều nói chung.

Đánh giá

0

0 đánh giá