Nhận xét về cách sử dụng các từ Hán Việt “tương tư”, “keo loan” trong hai câu thơ sau

247

Với giải Câu 7 trang 4 SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 6: Nguyễn Du – Những điều trông thấy mà đau đớn lòng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Nhận xét về cách sử dụng các từ Hán Việt “tương tư”, “keo loan” trong hai câu thơ sau

Câu 7 trang 4 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nhận xét về cách sử dụng các từ Hán Việt “tương tư”, “keo loan” trong hai câu thơ sau: “Giữa đường đứt gánh tương tư,/ Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Trả lời:

- “Tương tư”: cảm xúc từ 1 phía, nhớ thương không thể gọi tên, không nói được với người thương.

- “keo loan”: một thứ keo được chế từ máu chim loan, dùng nối dây đàn rất bền.

=> Nàng sử dụng những từ mang sắc thái trang trọng, hàm súc, nghĩa là nàng phải rất trân quý, coi trọng đoạn tình cảm này. Nhưng mối tình sớm nở chóng tàn. Tơ duyên đã đứt, dù có níu kéo, dùng thứ keo bền chắc để nối lại thì vẫn chỉ là tơ thừa. 2 từ Hán Việt được sử dụng cho thấy nỗi chua xót, bất lực của Thúy Kiều khi phải từ bỏ mối tình sâu đậm.

Đánh giá

0

0 đánh giá