Bài tập 8 trang 7 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

217

Với giải Bài tập 8 trang 7 SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 6: Nguyễn Du – Những điều trông thấy mà đau đớn lòng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Bài tập 8 trang 7 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 8 trang 7 SBT Ngữ văn 11 Tập 2: Đọc lại văn bản Mộng đắc thái liên trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 30 – 32) và trả lời câu hỏi hoặc thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Sưu tầm một số câu ca dao, câu thơ,... viết về hình ảnh cây sen, hoa sen. Nêu nhận xét về cách khai thác vẻ đẹp, phẩm chất,... của cây sen, hoa sen mà nội dung các câu ca dao, câu thơ,... đó đề cập.

Trả lời:

- Các câu ca dao, thơ về hình ảnh cây sen, hoa sen:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen,

Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng

Nhụy vàng bông trắng lá xanh,

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

 

“Ngắt bông sen, còn vương tơ óng,

Cắt dây tình, nào có dao đâu!”

 

“Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

(Gương báu khuyên răn - Nguyễn Trãi)

- Cây sen, hoa sen là những hình ảnh rất gần gũi, quen thuộc. Trong văn hoá Việt Nam, hoa sen có thể coi là “quốc hoa. Những hình ảnh như ao sen, đầm sen, hương sen, hoa sen, nhuỵ sen,... xuất hiện khá nhiều trong văn chương. Tuỳ vào các trường hợp cụ thể, hình tượng cây sen, hoa sen,... được khai thác từ nhiều góc độ, cấp độ khác nhau. Trong các câu ca dao, câu thơ trên, hình ảnh cây sen hiện lên tượng trưng cho mùa hè thôn quê, cho vẻ đẹp thuần khiết tuyệt mĩ và mùi hương thanh mát thư thái; cho phẩm chất cao quý của loài hoa sinh trưởng trong bùn ao.

Câu 2 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Chỉ ra mối liên hệ giữa nhân vật trữ tình trong bài thơ và các hình ảnh liên quan đến cây sen.

Trả lời:

- Mối liên hệ, tính liên tưởng của cặp hình ảnh:

+ Vẻ đẹp tươi sáng, nõn nà – động tác uyển chuyển, thướt tha.

+ Bóng lá sen xanh – bóng người trên mặt nước hồ.

+ Khóm hoa che – tiếng cười e ấp.

+ Người mình giận/người mình thương – hoa sen/gương sen.

+ Tơ sen vấn vương – tình duyên gắn kết;...

Câu 3 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Quan hệ đối về ý trong khổ thơ thứ tư gợi cho bạn suy nghĩ gì về cách nhìn nhận đối với các hiện tượng trong tự nhiên và đời sống?

Trả lời:

- Hai câu đầu của khổ thơ thứ tư thể hiện trực tiếp một sự thật có tính đối lập: “Ai cũng chỉ thích hoa sen,/ Còn cọng hoa mấy ai thích”. Hoa là bộ phận chứa đựng phần tinh tuý của cây sen, được người đời ưa chuộng, thưởng lãm. Búp sen xanh, cánh sen hồng, nhuỵ sen vàng, hương sen ngát,.. là những điều dễ thấy, dễ cảm. Còn cọng sen là phần nâng đỡ bông sen thì mảnh khảnh, có phần xù xì quả là ít người để ý tới chứ chưa nói là được yêu thích.

“Phát hiện” đặc biệt của tác giả về cọng sen/ thân sen được lí giải ở hai câu sau của khổ thơ:“Thân sen ẩn tơ bền,/ Vấn vương không dứt được”. Hàng trăm sợi tơ mong manh ẩn bên trong thân sen xù xì như những mạch máu nối kết ngó sen (phần ẩn dưới bùn) với đài sen, hoa sen hoá ra là bộ phận quyết định làm nên đặc tính và “sức sống” của sen. Tơ sen khó thấy, như “tơ duyên” làm nên mọi gắn kết.

- Trong tự nhiên và đời sống cũng thường có những hiện tượng, biểu hiện tương tự. Cái đặc chất tinh khiết, nhỏ bé nhưng quý giá đôi khi ẩn sâu giấu kín. Cần phải có con mắt tinh tường, sự thấu hiểu bản chất ở bên trong hiện tượng; đôi khi cần cả sự nhạy cảm của tâm hồn, sự tinh tế của suy tư,... mới có thể nhận biết được.

Câu 4 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Theo bạn, những ý thơ nào trong bài thơ có sự liên hệ về nghĩa với câu thơ “Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng?” trong Truyện Kiều?

Trả lời:

- Các ý thơ trong bài thơ có sự liên hệ về nghĩa với câu thơ “Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng” (Truyện Kiều): trong cuống sen có “chân ti” (tơ bền, tơ quý); sợi tơ mỏng manh có thể kéo dài, làm nên sự gắn kết, khiến cho thân sen không rời nhau (“Khiên liên bất khả đoạn”); cô gái hái sen như bông sen yêu kiều nõn nà, động tác hải sen khẽ khàng ngập ngừng, dường như sợ làm tổn thương đến sen,... hẳn là người có “chân tình” – “chân tâm”, có tâm hồn trong sáng và tấm lòng nâng niu trân trọng cái đẹp, cái tình; “Hái sen chớ làm thương ngó” là lời tự nhủ của tác giả, được thốt lên khi đắm say thưởng sen, ngắm người.

Câu 5 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Bài thơ có sự kết hợp cả bút pháp tự sự và trữ tình. Hãy chỉ ra một số biểu hiện cụ thể của hai bút pháp đó và lí giải khái quát về cảm hứng sáng tác của tác giả.

Trả lời:

- Một số biểu hiện cụ thể của bút pháp tự sự và trữ tình:

+ Bút pháp tự sự: miêu tả chi tiết cảnh đi hái sen Hồ Tây (nhân vật, địa điểm, thời gian, khung cảnh,...); miêu tả động tác hái sen; kể chuyện hẹn cô hàng xóm cùng đi hái sen;

+ Bút pháp trữ tình: hình ảnh sinh động, lãng mạn, tươi sáng (váy cánh bướm, mặt nước xao động, tiếng cười nói; tơ sen vấn vương, lá sen xanh, hoa sen kiều diễm nõn nà,...); hệ thống các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ; lối ví von tình tứ đậm chất dân ca; câu hỏi tu từ;...

- Cảm hứng sáng tác của tác giả: hồi ức, hoài niệm (giấc mơ) về thời tuổi trẻ sôi nổi, đắm say; tình cảm nam nữ - tình yêu lứa đôi lãng mạn đạt dào, từ thơ gợi hứng từ việc hẹn hò cùng người đẹp đi hái sen và khung cảnh hái sen để nói đến sự nâng niu, trân trọng cái đẹp và cuộc sống.

Câu 6 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Bạn có cảm nhận như thế nào về đời sống tâm hồn của nhà thơ được thể hiện trong tác phẩm?

Trả lời:

- Tâm hồn trong sáng, tinh tế, ý nhị; tình yêu thiên nhiên hoà quyện với tình cảm lứa đôi tha thiết, lãng mạn.

- Đời sống nội tâm sâu sắc, thầm kín, thanh cao; suy tư và triết lí nhẹ nhàng, giàu sức gợi.

– Xúc cảm trẻ trung, hiện đại, tươi mới nhưng ý vị nhân sinh sâu lắng.

Xem thêm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài tập 1 trang 3 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 2 trang 4 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 3 trang 4 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 4 trang 5 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 5 trang 5, 6 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 6 trang 6 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 7 trang 6, 7 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Đánh giá

0

0 đánh giá