50 câu trắc nghiệm Đồng và hợp chất của đồng (có đáp án) chọn lọc

Toptailieu.vn xin giới thiệu 50 câu trắc nghiệm Đồng và hợp chất của đồng (có đáp án) chọn lọc, hay nhất giúp học sinh lớp 12 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa. Tài liệu gồm có các nội dung chính sau: Mời các bạn đón xem:

50 câu trắc nghiệm Đồng và hợp chất của đồng (có đáp án) chọn lọc

Câu 1: Cho các tính chất sau:

(a) là kim loại có màu đỏ.

(b) là kim loại nhẹ.

(c) nóng chảy ở nhiệt độ cao.

(d) tương đối cứng.

(e) dễ kéo dài và dát mỏng.

(g) dẫn điện tốt.

(h) dẫn nhiệt kém.

Có bao nhiêu tính chất vật lí là tính chất vật lí của kim loại đồng?

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Đáp án: B

Câu 2: Để nhận biết ion nitrat, thường dùng Cu và dung dịch axit sufuric loãng đun nóng là vì

A. phản ứng tạo ra kết tủa màu vàng và dung dịch có màu xanh.

B. phản ứng tạo ra dung dịch có màu xanh và khí không mùi làm xanh giấy quỳ ẩm.

C. phản ứng tạo ra kết tủa màu xanh.

D. phản ứng tạo dung dịch có màu xanh và khí không màu hóa nâu trong không khí.

Đáp án: D

Câu 3: Cho Cu (Z = 29), vị trí của Cu trong bảng tuần hoàn là

A. ô 29, chu kỳ 4, nhóm IB.

B. ô 29, chu kỳ 4, nhóm IA.

C. ô 29, chu kỳ 4, nhóm VIIIB.

D. ô 29, chu kỳ 4, nhóm IIB.

 Đáp án: A

Câu 4: Trong các hợp chất, đồng có số oxi hóa phổ biến là

A. +1.

B. +2.

C. -2.

D. +1 và +2.

Đáp án: D

Câu 5:  Hợp kim Cu – Zn (45% Zn) được gọi là

A. đồng thau.

B. đồng thanh.

C. đồng bạch.

D. đuy ra.

Đáp án: A

Câu 6: Cho 3,2 gam Cu tác dụng với 100ml dung dịch hỗn hợp (HNO3 0,8M + H2SO4 0,2M), sản phẩm khử duy nhất của HNO3 là NO. Thể tích khí NO (đktc) là

A. 0,672 lít.

B. 0,336 lít.

C. 0,747 lít.

D. 1,792 lít.

 Đáp án: A

Câu 7: Đồng thuộc ô 29 trong bảng tuần hoàn, vậy cấu hình electron của Cu+ và Cu2+ lần lượt là

A. [Ar]3d10; [Ar]3d9.

B. [Ar]3d94s1; [Ar]3d84s1.

C. [Ar]3d94s1; [Ar]3d9.

D. [Ar]3d84s2; [Ar]3d84s1.

Đáp án: A

Câu 8: Tổng hệ số là các số nguyên, tối giản của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Cu với dung dịch HNO3 đặc, nóng là

A. 8.

B. 10.

C. 11.

D. 9.

Đáp án: B

Câu 9:  Nhúng một thanh sắt nặng 100 gam vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,2M. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra, rửa sạch làm khô cân được 101,72 gam (giả thiết các kim loại tạo thành đều bám hết vào thanh sắt). Khối lượng sắt đã phản ứng là

A. 2,16 gam.

B. 0,84 gam.

C. 1,72 gam.

D. 1,40 gam.

Đáp án: D

Câu 10: Nhận định nào sau đây là sai?

A. Đồng dẻo, dễ kéo sợi.

B. Đồng là kim loại có màu đen.

C. Đồng có thể dát mỏng hơn giấy viết từ 5 đến 6 lần.

D. Đồng dẫn nhiệt, điện tốt.

 Đáp án: B

Câu 11: Cho Cu và dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với chất X (một loại phân bón hóa học), thấy thoát ra khí không màu hóa nâu trong không khí. Mặt khác, khi X tác dụng với dung dịch NaOH thì có khí mùi khai thoát ra. Chất X là

A. amophot.

B. ure.

C. natri nitrat.

D. amoni nitrat.

Đáp án: D

Câu 12: Nhúng một thanh Cu vào dung dịch AgNO3, sau một thời gian lấy ra, rửa sạch, sấy khô, đem cân thì khối lượng thanh đồng thay đổi thế nào ?

A. Tăng.

B. Giảm.

C. Không thay đổi.

D. không xác định được.

Đáp án: A

Câu 13: Cho Cu tác dụng với từng dung dịch sau: HCl (1), HNO(2), AgNO3 (3), Fe(NO3)2 (4), Fe(NO3)3 (5), Na2S (6). Cu phản ứng được với

A. 2, 3, 5, 6.

B. 2, 3, 5.

C. 1, 2, 3.

D. 2, 3.

Đáp án: B

Câu 14: Để loại CuSO4 lẫn trong dung dịch FeSO4, cần dùng thêm lượng dư chất nào sau đây?

A. Al.

B. Fe.

C. Zn.

D. Ni.

 Đáp án: B

Câu 15: Hòa tan hết 3,04 gam hỗn hợp bột Fe và Cu trong dung dịch HNO3 loãng thu được 0,896 lít khí NO (đktc). Phần trăm của Fe và Cu trong hỗn hợp lần lượt là

A. 63,2% và 36,8%.

B. 36,8% và 63,2%.

C. 50% và 50%.

D. 36,2% và 63,8%

Đáp án: B

Câu 16: Chất lỏng Boocđo là hỗn hợp CuSO4 và vôi tôi trong nước theo một tỉ lệ nhất định, chất lỏng này phải hơi có tính kiềm (vì nếu CuSO4 dư sẽ thấm vào mô thực vật gây hại lớn cho cây). Boocđo là một chất diệt nấm cho cây rất hiệu quả nên được các nhà làm vườn ưa dùng, hơn nữa việc pha chế nó cũng rất đơn giản. Để phát hiện CuSO4 dư nhanh, có thể dùng phản ứng hóa học nào sau đây?

A. Glixerol tác dụng với CuSO4 trong môi trường kiềm.

B. Sắt tác dụng với CuSO4.

C. Amoniac tác dụng với CuSO4.

D. Bạc tác dụng với CuSO4.

 Đáp án: B

Câu 17: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch HCl dư, sinh ra 3,36 lít khí (ở đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào lượng dư axit nitric đặc, nguội, sinh ra 6,72 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là

A. 10,5.

B. 11,5.

C. 12,3.

D. 15,6.

Đáp án: C

Câu 18: Trong tự nhiên, nguyên tố đồng có hai đồng vị là 63Cu và 65Cu. Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Phần trăm tổng số nguyên tử của đồng vị 65Cu là

A. 73%.

B. 27%.

C. 54%.

D. 50%.

Đáp án: B

Câu 19: Kim loại Cu phản ứng được với dung dịch:

A. FeSO4.

B. AgNO3

C. KNO3.

D. HCl.

Đáp án: B

Câu 20:  Khối lượng tinh thể đồng (II) sunfat ngậm nước (CuSO4.5H2O) cần lấy để pha được 250 ml dung dịch CuSO4 0,15M là

A. 6,000 g.

B. 9,375 g.

C. 9,755 g.

D. 8,775 g.

 Đáp án: B

Câu 21:  Cho 4,32 g hỗn hợp X gồm Zn, Fe và Cu vào cốc đựng dung dịch chứa 0,082 mol CuSO4. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và kết tủa Z. Kết tủa Z là

A. Cu, Zn.

B. Cu, Fe.

C. Cu, Fe, Zn.

D. Cu.

Đáp án: D

Câu 22: Cho dung dịch CuSO4 tác dụng vừa đủ với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 33,1 g kết tủaSố mol CuSO4 và khối lượng chất rắn thu được sau khi nung kết tủa trên đến khối lượng không đổi là:

A. 0,1 mol; 33,1 g.

B. 0,1 mol; 31,3 g.   

C. 0,12 mol; 23,3 g.

D. 0,08 mol; 28,2 g.

Đáp án: B

Câu 23: Đồng(II) oxit có thể điều chế bằng cách

A. nhiệt phân Cu(OH)2.

B. nhiệt phân Cu(NO3)2.

C. nhiệt phân Cu(OH)2.CuCO3.

D. cả A, B, C đều đúng.

Đáp án : D

Câu 24: Hoà tan 3,23 gam hỗn hợp gồm CuCl2 và Cu(NO3)2 vào nước được dung dịch X. Nhúng thanh kim loại Mg vào dung dịch X đến khi dung dịch mất màu xanh rồi lấy thanh Mg ra, cân lại thấy tăng thêm 0,8 gam. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là:

A. 1,15 gam

B. 1,43 gam

C. 2,43 gam

D. 4,13 gam

Đáp án: C

Câu 25: Cho 19,3 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Cu có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 vào dung dịch chứa 0,2 mol Fe2(SO4)3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là:

A. 12,80

B. 12,00

C. 6,40

D. 16,53

Đáp án: C

Câu 26: Điện phân (với điện cực trơ) 200 ml dung dịch CuSO4 nồng độ x mol/l, sau một thời gian thu được dung dịch Y vẫn còn màu xanh, có khối lượng giảm 8 gam so với khối lượng ban đầu. Cho 16,8 gam bột sắt vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 12,4 gam kim loại. Giá trị của x là:

A. 1,25

B. 2,25

C. 1,50

D. 3,25

Đáp án: A

Câu 27: Điện phân dung dịch X chứa hỗn hợp các muối sau: NaCl, CuCl2, FeCl3, ZnCl2. Kim loại cuối cùng thoát ra ở catot trước khi có khí thoát ra là:

A. Fe.

B. Cu.

C. Na.

D. Zn

Đáp án: D

Câu 28:  Cho hỗn hợp Al và Fe vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 được dung dịch X và chất rắn Y gồm 3 kim loại. Vậy chất rắn Y gồm:

A. Al, Fe, Cu

B. Fe, Cu, Ag

C. Al, Cu, Ag

D. Al, Fe, Ag

Đáp án: B

Câu 29: Cho a mol hỗn hợp Fe, Cu tác dụng hết với a mol khí clo, sau phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X. Cho X vào nước thu được dung dịch Y. Thành phần chất tan có trong dung dịch Y là:

A. CuCl2, FeCl2 và FeCl3

B. FeCl2 và FeCl3

C. CuCl2 và FeCl3

D. CuCl2 và FeCl2

Đáp án: D

Câu 30:  Xác định hàm lượng Sn có trong hợp kim Cu-Sn. Biết rằng trong hợp kim này, ứng với 1 mol Sn thì có 5 mol Cu

A. 27,1%

B. 29,5%

C. 30,7%

D. 23,7%

Đáp án: A

Câu 31: Cho Cu (z = 29), vị trí của Cu trong bảng tuần hoàn là

A. ô 29, chu kỳ 4, nhóm IB.

B. ô 29, chu kỳ 4, nhóm IA.

C. ô 29, chu kỳ 4, nhóm VIIIB.

D. ô 29, chu kỳ 4, nhóm IIB.

 Đáp án: A

Câu 32: Cho 3,2 gam Cu tác dụng với 100ml dung dịch hỗn hợp (HNO3 0,8M + H2SO4 0,2M), sản phẩm khử duy nhất của HNO3 là NO. Thể tích khí NO (đktc) là

A. 0,672 lít.    

B. 0,336 lít.

C. 0,747 lít.    

D. 1,792 lít.

Đáp án: A

Câu 33: Cho Cu (z = 29), số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố đồng là

A. 1.    

B. 2.

C. 8.    

D. 10.

 Đáp án: A

Câu 34: Cho các mô tả sau:

(1). Hoà tan Cu bằng dung dịch HCl đặc nóng giải phóng khí H2

(2). Ðồng dẫn nhiệt và dẫn điện tốt, chỉ thua Ag

(3). Ðồng kim loại có thể tan trong dung dịch FeCl3

(4). Có thể hoà tan Cu trong dung dịch HCl khi có mặt O2

(5). Ðồng thuộc nhóm kim loại nhẹ (d = 8,98 g/cm3)

(6). Không tồn tại Cu2O; Cu2S

Số mô tả đúng là:

A. 1.    

B. 2.

C. 3 .    

D. 4.

Đáp án: C

Câu 35: Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng

A. 2.    

B. 3.

C. 4.    

D. 1 .

Đáp án: D

Câu 36: Đồng thuộc ô 29 trong bảng tuần hoàn, vậy cấu hình electron của Cu+ và Cu2+ lần lượt là

A. [Ar]3d10; [Ar]3d9.    

B. [Ar]3d94s1; [Ar]3d84s1.

C. [Ar]3d94s1; [Ar]3d9.    

D. [Ar]3d84s2; [Ar]3d84s1.

 Đáp án: A

Câu 37: Nhúng một thanh sắt nặng 100 gam vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,2M. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra, rửa sạch làm khô cân được 101,72 gam (giả thiết các kim loại tạo thành đều bám hết vào thanh sắt). Khối lượng sắt đã phản ứng là

A. 2,16 gam.    

B. 0,84 gam.

C. 1,72 gam.    

D. 1,40 gam.

 Đáp án: D

Câu 38: Nhận định nào sau đây là sai?

A. Đồng dẻo, dễ kéo sợi .

B. Đồng là kim loại có màu đen.

C. Đồng có thể dát mỏng hơn giấy viết từ 5 đến 6 lần.

D. Đồng dẫn nhiệt, điện tốt.

 Đáp án: B

Câu 39:  Chất nào dùng để phát hiện vết nước trong các chất lỏng ?

A. CaSO4 khan.    

B. CuSO4 khan.

C. CuSO4.5H2O.    

D. Cả A và B.

 Đáp án: B

Câu 40: Cho các dung dịch: HCl, NaOH đặc, NH3, KCl. Số dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 là

A. 1.   

B. 3.

C. 2.   

D. 4.

 Đáp án: C

Câu 41: Cho Cu và dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với chất X (một loại phân bón hóa học), thấy thoát ra khí không màu hóa nâu trong không khí. Mặt khác, khi X tác dụng với dung dịch NaOH thì có khí mùi khai thoát ra. Chất X là

A. amophot.    

B. ure.

C. natri nitrat.   

D. amoni nitrat.

Đáp án: D

Câu 42: Thành phần chính của quặng cancopirit (pirit đồng) là

A. CuS.    

B. CuS2.

C. Cu2S.    

D. CuFeS2.

 Đáp án: D

Câu 43: Cho các mệnh đề sau

(1) Cu2O vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.

(2) CuO vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

(3) Cu(OH)2 tan dễ dàng trong dung dịch NH3.

(4) CuSO4 khan có thể dùng để phát hiện nước lẫn trong dầu hoả hoặc xăng.

(5) CuSO4 có thể dùng làm khô khí NH3.

Số mô tả sai là

A. 1.    

B. 2.

C. 3.    

D. 4.

 Đáp án: B

Câu 44: Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là

A. 0,8 gam.    

B. 8,3 gam.

C. 2,0 gam.    

D. 4,0 gam

 Đáp án: D

Câu 45: Trong các hợp chất, đồng có số oxi hóa phổ biến là

A. +1.    

B. +2.

C. -2.    

D. +1 và +2.

 Đáp án: D

Câu 46:  Hợp kim Cu – Zn (45% Zn) được gọi là

A. đồng thau.   

B. đồng thanh.

C. đồng bạch.    

D. đuy ra.

 Đáp án: A

Câu 47: Hợp kim Cu – Ni (25% Ni) được gọi là

A. đồng thau.   

B. đồng thanh.

C. đồng bạch.    

D. đuy ra.

 Đáp án: C

Câu 48: Nhúng một thanh Cu vào dung dịch AgNO3, sau một thời gian lấy ra, rửa sạch, sấy khô, đem cân thì khối lượng thanh đồng thay đổi thế nào ?

A. Tăng.    

B. Giảm.

C. Không thay đổi.    

D. không xác định được.

 Đáp án: A

Câu 49:  Để loại CuSO4 lẫn trong dung dịch FeSO4, cần dùng thêm lượng dư chất nào sau đây ?

A. Al.    

B. Fe.

C. Zn.    

D. Ni.

 Đáp án: B

Câu 50:  Cho Cu tác dụng với từng dung dịch sau: HCl (1), HNO3 (2), AgNO3 (3), Fe(NO3)2 (4), Fe(NO3)3 (5), Na2S (6). Cu phản ứng được với

A. 2, 3, 5, 6.    

B. 2, 3, 5.

C. 1, 2, 3.    

D. 2, 3.

 Đáp án: B

 

 

 

 

Tài liệu có 17 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

15 câu trắc nghiệm Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1 K 8 4
15 câu trắc nghiệm Tính chất vật lý và hóa học của các đơn chất nhóm VIIA Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Tính chất vật lý và hóa học của các đơn chất nhóm VIIA Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
0.9 K 11 2
15 câu trắc nghiệm Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.2 K 10 5
15 câu trắc nghiệm Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1 K 8 6
Tải xuống