15 câu trắc nghiệm Mệnh đề (Chân trời sáng tạo) có đáp án - Toán 10

Toptailieu.vn xin giới thiệu 15 câu trắc nghiệm Mệnh đề (có đáp án) chọn lọc, hay nhất giúp học sinh lớp 10 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Toán.

Mời các bạn đón xem:

15 câu trắc nghiệm Mệnh đề (có đáp án) chọn lọc

Câu 1: Trong các câu sau, câu nào là mệnh đề?

A. “Hà Nội”;

B. “Hà Nội là thủ đô của Việt Nam”;

C. “Hà Nội có phải thủ đô của Việt Nam không?”;

D. “Thủ đô của Việt Nam”.

Đáp án: B

Trong các câu trên chỉ có “Hà Nội là thủ đô của Việt Nam” là mệnh đề, Câu A và câu D không phải là một khẳng định, câu C là câu hỏi.

Câu 2: Câu nào là mệnh đề toán học?

A. “2 là số tự nhiên”;

B. “Hà Nội là thủ đô Việt Nam”;

C. “Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới”;

D. “Dơi là một loài chim”.

Đáp án: A

Chỉ có câu A là mệnh đề nói về vấn đề liên quan đến toán học: 2 là số tự nhiên.

Câu 3: Đâu là mệnh đề chứa biến trong các câu sau:

A. 2 + 3 = 5;

B. 2x là số chẵn;

C. 3 – 1 > 3;

D. 1 + 1 = 0.

Đáp án: B

Câu B là mệnh đề chứa biến x, các câu A, C, D đều là mệnh đề không chứa biến.

Câu 4: Tìm mệnh đề phủ định của mệnh đề “2 không là số chẵn”:

A. “2 là số lẻ”;

B. “2 là số chẵn”;

C. “Số chẵn là số 2”;

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: B

Mệnh đề phủ định của mệnh đề “2 không là số chẵn” là mệnh đề “2 là số chẵn”.

Câu 5: Tìm mệnh đề kéo theo của hai mệnh đề “x là số lẻ” và “x chia hết cho 2”.

A. “Nếu x là số lẻ thì x chia hết cho 2”;

B. “Nếu x là số chẵn thì x chia hết cho 2”;

C. “Nếu x không là số lẻ thì x không chia hết cho 2”;

D. “Nếu x chia hết cho 2 thì x là số lẻ”.

Đáp án: A

Mệnh đề kéo theo là mệnh đề có dạng “Nếu … (mệnh đề 1) thì … (mệnh đề 2)”.

Vậy mệnh đề kéo theo của hai mệnh đề “x là số lẻ” và “x chia hết cho 2” là “Nếu x là số lẻ thì x chia hết cho 2”.

Câu 6: Hai mệnh đề sau là mệnh đề gì: “x chia hết cho 9” và “x chia hết cho 3”.

A. Mệnh đề tương đương;

B. Mệnh đề kéo theo;

C. Mệnh đề phủ định;

D. Không có mối quan hệ gì.

Đáp án: B

Nếu x chia hết cho 9 thì x chia hết cho 3. Nếu x chia hết cho 3 thì x có thể không chia hết cho 9.

Do đó hai mệnh đề “x chia hết cho 9” và “x chia hết cho 3” là mệnh đề kéo theo.

Câu 7: Tìm mệnh đề phủ định của mệnh đề: x , x2 + 2x + 2 > 0?

A. x , x2 + 2x + 2 < 0;

B. x , x2 + 2x + 2 ≤ 0;

C. x , x2 + 2x + 2 > 0;

D. x , x2 + 2x + 2 ≤ 0.

Đáp án: D

Mệnh đề phủ định của mệnh đề: x , x2 + 2x + 2 > 0 là x , x2 + 2x + 2 ≤ 0.

Câu 8: Cho định lí “Nếu a < b thì a + c < b + c”. Giả thiết của định lí này là gì?

A. a + c;

B. a < b;

C. a + c < b + c;

D. a < b thì a + c < b + c.

Đáp án: B

Giả thiết của định lí “Nếu a < b thì a + c < b + c” là a < b. (giả thiết nằm ở sau chữ “Nếu và trước chữ “thì”).

Do đó giả thiết của của định lí “Nếu a < b thì a + c < b + c” là a < b.

Câu 9: Chọn phát biểu đúng về mệnh đề sau: x , x2 < 0?

A. Với mọi số thực x, bình phương của nó đều nhỏ hơn 0;

B. Tồn tại một số thực x, bình phương của nó đều nhỏ hơn 0;

C. Với mọi số tự nhiên x, bình phương của nó đều nhỏ hơn 0;

D. Với mọi số nguyên x, bình phương của nó đều nhỏ hơn 0.

Đáp án: C

Phát biểu đúng của mệnh đề x , x2 < 0 là: “Với mọi số tự nhiên x, bình phương của nó đều nhỏ hơn 0”.

Câu 10: Khi x là số lẻ, mệnh đề nào sau đây là mệnh đề sai:

A. “x không chia hết cho 4”;

B. “x không chia hết cho 3”;

C. “x chia hết cho 2”;

D. “x chia hết cho 3”.

Đáp án: C

Khi x lẻ thì “x chia hết cho 2” là mệnh đề sai, mệnh đề A đúng còn mệnh đề B và D chưa xác định tính đúng sai.

Câu 11: Chọn phát biểu sai trong các câu sau:

A. Nếu mệnh đề phủ định của mệnh đề P đúng thì mệnh đề P sai;

B. Mệnh đề P Q là mệnh đề đảo của mệnh đề P và Q;

C. Mệnh đề P Q và mệnh đề Q P đều đúng thì P Q;

D. P và Q tương đương nhau khi chúng cùng đúng hoặc cùng sai.

Đáp án: B

Mệnh đề P Q là mệnh đề tương đương của mệnh đề P và Q chứ không phải là mệnh đề đảo.

Câu 12: Trong định lí ta nói: P là điều kiện cần để có Q. Khi đó P là gì của định lí?

A. Giả thiết;

B. Kết luận;

C. Nội dung;

D. Cả 3 đáp án trên.

Đáp án: B

P là điều kiện cần để có Q thì khi đó P là kết luận và Q là giả thiết của định lí.

Câu 13: Đâu là kí hiệu của hai mệnh đề kéo theo?

A. P ⇐⇐ Q;

B. P Q;

C. P Q;

D. P Q.

Đáp án: C

Hai mệnh đề kéo theo P và Q kí hiệu là P ⇒ Q.

Câu 14: Mệnh đề P Q sai khi nào?

A. P đúng, Q đúng;

B. Q đúng, P sai;

C. P sai, Q sai;

D. Q sai, P đúng

Đáp án: D

Mệnh đề P Q sai khi P đúng và Q sai.

Câu 15: Nếu cả hai mệnh đề P Q và Q P đều sai thì ta suy ra điều gì?

A. P Q;

B. P và Q là hai mệnh đề đảo;

C. P là mệnh đề phủ định của Q;

D. Không suy ra được gì.

Đáp án: D

Chỉ khi cả hai mệnh đề P Q và Q P đều đúng thì ta mới suy ra 2 mệnh đề này tương đương. Nếu cả hai mệnh đề P Q và Q P đều sai thì ta không thể suy ra được gì từ mối quan hệ giữa hai mệnh đề này.

Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

Lý thuyết Ôn tập chương 7 (Cánh Diều) Toán 7 Giang Tiêu đề (copy ở trên xuống) - Trọn bộ lý thuyết Toán 7 Cánh Diều hay, chi tiết giúp em học tốt Toán 7.
469 47 10
Lý thuyết Tính chất ba đường cao của tam giác (Cánh Diều) Toán 7 Giang Lý thuyết Tính chất ba đường cao của tam giác (Cánh Diều) Toán 7 - Trọn bộ lý thuyết Toán 7 Cánh Diều hay, chi tiết giúp em học tốt Toán 7.
411 12 4
Lý thuyết Tính chất ba đường trung trực của tam giác (Cánh Diều) Toán 7 Giang Lý thuyết Tính chất ba đường trung trực của tam giác (Cánh Diều) Toán 7 - Trọn bộ lý thuyết Toán 7 Cánh Diều hay, chi tiết giúp em học tốt Toán 7.
420 12 8
Lý thuyết Tính chất ba đường phân giác của tam giác (Cánh Diều) Toán 7 Giang Lý thuyết Tính chất ba đường phân giác của tam giác (Cánh Diều) Toán 7 - Trọn bộ lý thuyết Toán 7 Cánh Diều hay, chi tiết giúp em học tốt Toán 7.
444 13 4
Tải xuống