Toptailieu.vn xin giới thiệu 30 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 6 (có đáp án 2023): Thạch quyển. Nội lực, hay nhất giúp học sinh lớp 10 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Địa lí.
Mời các bạn đón xem:
30 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 6 (có đáp án 2023): Thạch quyển. Nội lực
Bài tập
Câu 1: Kết quả của hiện tượng uốn nếp là
A. tạo ra núi lửa, động đất.
B. tạo ra các hẻm vực, thung lũng.
C. làm xuất hiện các miền núi uốn nếp.
D. sinh ra hiện tượng biển tiến, biển thoái.
Đáp án: C
Câu 2: Vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau, còn được gọi là
A. khí quyển.
B. thủy quyển.
C. thạch quyển.
D. sinh quyển.
Đáp án: C
Câu 3: Địa hào thường được sinh ra trong điều kiện các lớp đá
A. uốn nếp.
B. trồi lên.
C. xô lệch.
D. sụt xuống.
Đáp án: D
Câu 4: Nội lực là lực phát sinh từ
A. bên trong Trái Đất.
B. nhân của Trái Đất.
C. bên ngoài Trái Đất.
D. bức xạ của Mặt Trời.
Đáp án: A
Câu 5: Địa lũy thường được sinh ra trong điều kiện các lớp đá
A. sụt xuống.
B. trồi lên.
C. uốn nếp.
D. xô lệch.
Đáp án: B
Câu 6: Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở nơi tiếp xúc của mảng nào?
A. Âu - Á, Nam Mĩ với các mảng xung quanh.
B. Thái Bình Dương với các mảng xung quanh.
C. Ấn Độ - Ôxtrâylia với các mảng xung quanh.
D. Phi, các mảng nhỏ với các mảng xung quanh.
Đáp án: B
Câu 7: Vận động kiến tạo theo phương nằm ngang xảy ra không phải do nguồn năng lượng của
A. bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất.
B. sự dịch chuyển các dòng vật chất.
C. các phản ứng hóa học khác nhau.
D. sự phân huỷ các chất phóng xạ.
Đáp án: A
Câu 8: Thung lũng sông Hồng được hình thành do hiện tượng nào?
A. Nâng lên.
B. Uốn nếp.
C. Đứt gãy.
D. Tách dãn.
Đáp án: C
Câu 9: Tác động nào sau đây làm cho biển tiến và biển thoái?
A. Lục địa nâng lên, hạ xuống.
B. Các lớp đá mềm bị uốn nếp.
C. Động đất, núi lửa hoạt động.
D. Các lớp đá cứng bị đứt gãy.
Đáp án: A
Câu 10: Ở vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo không bao giờ là
A. có xảy ra các loại hoạt động kiến tạo.
B. có những sống núi ngầm ở đại dương.
C. có nhiều hoạt động núi lửa, động đất.
D. những vùng ổn định của vỏ Trái Đất.
Đáp án: D
Câu 11: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất không dẫn đến hiện tượng nào sau đây?
A. Biển tiến, biển thoái.
B. Uốn nếp hoặc đứt gãy.
C. Nâng lên, hạ xuống.
D. Bão, lụt và hạn hán.
Đáp án: D
Câu 12: Vận động nội lực theo phương nằm ngang không làm
A. những nơi địa luỹ.
B. những nơi địa hào.
C. lục địa nâng lên.
D. thành núi uốn nếp.
Đáp án: C
Câu 13: Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là nguồn năng lượng
A. từ đại dương.
B. trong lòng Trái Đất.
C. của bức xạ mặt trời.
D. từ các vụ thử hạt nhân.
Đáp án: B
Câu 14: Sự hoạt động của các dòng đối lưu vật chất nóng chảy trong lòng Trái Đất là nguyên nhân khiến cho
A. các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp nhân.
B. các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp Manti.
C. các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển trượt lên bề mặt nhau.
D. các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên vỏ lục địa.
Đáp án: B
Câu 15: Các lớp đá bị đứt gãy trong điều kiện vận động kiến tạo theo phương
A. ngang ở vùng đá cứng.
B. ngang ở vùng đá mềm.
C. đứng ở vùng đá mềm.
D. đứng ở vùng đá cứng.
Đáp án: A
Câu 16: Biểu hiện nào sau đây là kết quả của vận động nội lực theo phương thẳng đứng?
A. Các địa luỹ.
B. Núi uốn nếp.
C. Các địa hào.
D. Lục địa nâng.
Đáp án: D
Câu 17: Theo thuyết kiến tạo mảng, thạch quyển gồm có
A. đất, nước và không khí.
B. đại dương, lục địa và núi.
C. các loại đá nhất định.
D. một số mảng kiến tạo.
Đáp án: D
Câu 18: Biểu hiện rõ rệt nhất của vận động theo phương thẳng đứng là gì?
A. Sự mở rộng của các đồng bằng hạ lưu các sông lớn.
B. Sự nâng cao địa hình ở các vùng núi được uốn nếp.
C. Sự thay đổi mực nước biển, đại dương ở nhiều nơi.
D. Các thiên tai ở vùng biển xảy ra thường xuyên hơn.
Đáp án: D
Câu 19: Các hiện tượng như động đất, núi lửa lại phân bố thành các vành đai là do
A. chúng xuất hiện ở nơi tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo.
B. chúng xuất hiện ở nơi tiếp xúc giữa lục địa và đại dương.
C. chúng xuất hiện ở ranh giới các đại dương.
D. sự phân bố xen kẽ của lục địa và đại dương.
Đáp án: A
Câu 20: Vận động kiến tạo theo phương thẳng đứng xảy ra không phải do nguồn năng lượng của
A. các phản ứng hóa học khác nhau.
B. sự dịch chuyển các dòng vật chất.
C. sự phân huỷ các chất phóng xạ.
D. bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất.
Đáp án: D
Câu 21: Lực phát sinh từ bên trong Trái Đất được gọi là gì?
A. Ngoại lực.
B. Lực hấp dẫn.
C. Nội lực.
D. Lực Côriôlit.
Đáp án: C
Câu 22: Biểu hiện rõ rệt nhất của vận động theo phương thẳng đứng là gì?
A. Sự mở rộng của các đồng bằng hạ lưu các sông lớn.
B. Sự nâng cao địa hình ở các vùng núi được uốn nếp.
C. Sự thay đổi mực nước biển, đại dương ở nhiều nơi.
D. Các thiên tai ở vùng biển xảy ra thường xuyên hơn.
Đáp án: C
Câu 23: Sông nào sau đây ở Việt Nam chảy trên một đứt gãy kiến tạo?
A. Đồng Nai.
B. Cả.
C. Thu Bồn.
D. Hồng.
Đáp án: D
Câu 24: Nguyên nhân của hiện tượng biển tiến, biển thoái là do đâu?
A. Vận động nâng lên và hạ xuống.
B. Tác động của hải lưu chạy ven bờ.
C. Biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra.
D. Ảnh hưởng của địa hình ven biển.
Đáp án: A
Câu 25: Mảng kiến tạo không phải là
A. chìm sâu mà nổi ở phần trên lớp Manti.
B. luôn luôn đứng yên không di chuyển.
C. bộ phận lục địa nổi trên bề mặt Trái Đất.
D. những bộ phận lớn của đáy đại dương.
Đáp án: B
Câu 26: Hiện tượng uốn nếp thể hiện rõ rệt nhất ở loại đá nào?
A. Đá mắcma.
B. Đá biến chất.
C. Đá badan.
D. Đá trầm tích.
Đáp án: D
Câu 27: Nhận định nào không đúng với đặc điểm tầng đá trầm tích?
A. Là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất.
B. Phân bố thành một lớp liên tục theo bắc - nam.
C. Do vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành.
D. Có nơi rất mỏng, nơi dày tới khoảng 15km.
Đáp án: B
Câu 28: Quá trình nào sau đây thuộc tác động nội lực?
A. Nâng lên, hạ xuống, uốn nếp, đứt gãy.
B. Nâng lên, hạ xuống, bóc mòn, vận chuyển.
C. Uốn nếp, đứt gãy, bồi tụ, vận chuyển.
D. Uốn nếp, đứt gãy, xâm thực, bóc mòn.
Đáp án: A
Câu 29: Sự hình thành những tích tụ khoáng sản có giá trị thường liên quan đến hiện tượng gì?
A. Các đứt gãy sâu.
B. Hiện tượng uốn nếp.
C. Vận động tạo núi.
D. Động đất, núi lửa.
Đáp án: B
Câu 30: Phát biểu nào sau đây không đúng với vận động nội lực theo phương nằm ngang?
A. Các lục địa nâng lên, hạ xuống.
B. Sinh ra những địa luỹ, địa hào.
C. Tạo nên những nơi núi uốn nếp.
D. Có hiện tượng động đất, núi lửa.
Đáp án: A
Lý thuyết
I. KHÁI NIỆM THẠCH QUYỂN
- Khái niệm thạch quyển: là phần cứng ngoài cùng của Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên của lớp man-ti.
- Cấu tạo: chủ yếu là các loại đá. Nên thạch quyển còn gọi là quyển đá.
- Theo thuyết kiến tạo mảng:
+ Thạch quyển được cấu tạo bởi các mảng kiến tạo có kích thước lớn nhỏ khác nhau, chuyển động trên lớp man-ti quánh dẻo.
+ Vận động kiến tạo ở các ranh giới các mảng đã làm thay đổi cấu trúc, hình thái địa hình bề mặt Trái Đất.
II. NỘI LỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
1. Nội lực
- Nội lực là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất.
- Nguyên nhân: Nội lực sinh ra là do sự phân hủy của các nguyên tố phóng xạ, sự dịch chuyển của các dòng vật chất theo trọng lực, năng lượng của các phản ứng hóa học trong lòng đất.
- Hệ quả là làm thay đổi bề mặt Trái Đất: dịch chuyển các mảng kiến tạo, hình thành núi, tạo ra các uốn nếp, đứt gãy, gây ra động đất, núi lửa,...
2. Tác động của nội lực đến sự hình thành bề mặt Trái Đất
Tác động của nội lực thể hiện qua vận động theo phương thẳng đứng và vận động theo phương nằm ngang.
a. Vận động theo phương thẳng đứng
- Vận động theo phương thẳng đứng là vận động nâng lên, hạ xuống, diễn ra phổ biến ở nhiều nơi trong lớp vỏ Trái Đất, trên một diện tích lớn.
- Vận động này có thể làm mở rộng hoặc thu hẹp diện tích của một khu vực, gây ra hiện tượng biển tiến, biển thoái.
Ví dụ: hoạt động nâng lên, hạ xuống ở bán đảo Xcan-di-na-vi, khiến phía bắc của Thụy Điển và Phần Lan được nâng lên, còn Hà Lan bị hạ xuống.
b. Vận động theo phương nằm ngang
Vận động theo phương nằm ngang làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này, tách dãn ở khu vực khác, gây ra hiện tượng uốn nếp và đứt gãy.
- Hiện tượng uốn nếp:
+ Khái niệm: là hiện tượng các lớp đá bị xô ép, uốn cong thành các nếp uốn do tác động của lục nén ép theo phương nằm ngang, nhưng không phá vỡ tính liên tục của chúng. Hiện tượng này thường xảy ra ở nơi đá trầm tích.
+ Hệ quả: làm các lớp đá bị thay đổi thế nằm ban đầu thành các nếp uốn, hình thành miền núi uốn nếp,...
Ví dụ: dãy núi U-ran, Thiên Sơn, Hi-ma-lay-a,...
- Hiện tượng đứt gãy:
+ Tại những vùng đá cứng, vận động theo phương nằm ngang sẽ làm cho các lớp đất đá bị gãy, đứt ra rồi dịch chuyển theo hướng ngược nhau theo phương thẳng đứng hoặc nằm ngang.
+ Hệ quả: biên độ tách dãn yếu sẽ khiến cho đá nứt nẻ, tạo nên các khe nứt, biên độ tách dãn lớn sẽ hình thành nên các địa hào, địa lũy, hẻm vực, thung lũng,...
Ví dụ: dãy con Voi nằm giữa hai đứt gãy sông Hồng và sông Chảy..
Xem thêm các bài giải Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 4: Trái Đất. thuyết kiến tạo mảng
Bài 5: hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất
Bài 8: Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.