Soạn bài Trong mắt trẻ trang 13 (Cánh diều)

315

Với soạn bài Trong mắt trẻ trang 13 Ngữ văn 8 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó học tốt văn 8.

Soạn bài Trong mắt trẻ trang 13 (Cánh diều)

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 13 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

- Đọc trước đoạn trích Trong mắt mẹ; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Ăng-toan-đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri và tác phẩm Hoàng tử bé.

- Đọc nội dung giới thiệu truyện Hoàng tử bé (SGK/13) để biết được vị trí và bối cảnh đoạn trích.

Trả lời:

* Tác giả:

- Tên: Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pê-ri;

- Năm sinh – năm mất: 1900 – 1944;

- Nhà văn lớn của Pháp;

- Các sáng tác lấy đề tài, cảm hứng từ hững chuyến bay và cuộc sống của người phi công;

- Đậm chất trữ tình, trong trẻo, giàu cảm hứng lãng mạn.

- Tác giả là một phi công và từng tham gia chiến đấu trong chiến tranh thế giới thứ hai.

- Ông có những tác phẩm xuất sắc như Hoàng tử bé, Bay đêm, Cõi người ta, Phi công thời chiến…

* Tác phẩm:

- Hoàng tử bé đã được dùng để đặt cho một thiên thể: hành tinh 2578 Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri. Hoàng tử bé từng được bình chọn là tác phẩm văn học hay nhất thế kỉ XX của Pháp, được dịch ra hơn 250 thứ tiếng, đã phát hành hơn 200 triệu bản trên toàn thế giới và vẫn tiếp tục được in khoảng 2 triệu bản mỗi năm, được chuyển thể thành truyện tranh, phim… Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 8 bản dịch tác phẩm Hoàng tử bé.

- Phần trích trong tác phẩm là chương I & chương II.

- Bối cảnh: Viết về câu chuyện khi tác giả lên sáu tuổi.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính:

             Văn bản đề cập đến tầm quan trọng của các mối quan hệ và đưa ra cái nhìn sâu sắc của tác giả về tuổi tác và cách suy nghĩ. Đồng thời qua văn bản tác giả muốn gửi gắm thông điệp khi con người đối mặt với nỗi buồn khi mất đi người mình yêu thương.

Soạn bài Trong mắt trẻ | Hay nhất Soạn văn 8 Cánh diều

* Trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1 (trang 14 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Chú ý cách nhìn của người lớn về bức tranh số 1

Trả lời:

- “Một cái mũ thì có gì đáng sợ”. Cái nhìn khác với trẻ em.

Câu 2 (trang 15 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Nguyên nhân nào đã khiến nhân vật “tôi” trở thành phi công?

Trả lời:

- Nhân vật "tôi" cho rằng việc chỉ cần nhìn loáng một cái đã nhận ra ngay nước nào là điều có ích, nếu người ta có lỡ lạc hướng bay vào ban đêm.

Câu 3 (trang 15 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Tình huống gặp gỡ giữa tôi và hoàng tử bé.

Trả lời:

Tình huống: Xảy ra một tai nạn trên sa mạc Sa-ha-ra. Tôi gặp gỡ hoàng tử bé trong lúc mình thiếp đi.

Câu 4 (trang 16 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Vì sao có thể cho rằng nhận xét của hoàng tử bé về những bức vẽ của “tôi” là rất bất ngờ, đầy thú vị?

Trả lời:

-  Vì hoàng tử bé là người đầu tiên nhận ra nội dung thật sự của bức tranh mà không cần qua giải thích. Trước đây, mỗi khi nhân vật "tôi" đưa bức tranh của mình cho người khác xem, không ai có thể nhận ra nội dung thật sự mà anh muốn vẽ cả.

Câu 5 (trang 17 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Chú ý thời điểm tác giả kể lại chuyện ở chương này.

Trả lời:

Đã 6 năm trôi qua.

* Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 18 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Đoạn trích trên kể về sự kiện gì? Nội dung các chương I, II và XXVII liên quan với nhau như thế nào?

Trả lời:

- Đoạn trích trên kể về sự kiện nhân vật "tôi" gặp được hoàng tử bé khi đang gặp sự cố trên hoang mạc.

- Nội dung các chương I, II và XXVII đều đề cập đến việc nhân vật "tôi" gặp sự cố ở hoang mạc và những bức tranh của nhân vật "tôi".

Câu 2 (trang 18 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Xác định và nêu ý nghĩa của hoàn cảnh diễn ra cuộc gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” và hoàng tử bé.

Trả lời:

– Nhân vật “tôi” gặp hoàng tử bé khi đang ở trong tỉnh huống sống còn: cô độc trên sa mạc rộng lớn, nước chỉ còn dùng đủ tám ngày, tự mình sửa chữa máy bay để mong thoát khỏi nơi đây, đang thiếp đi vì mệt mỏi.

– Trong bối cảnh ấy, khi cạn dần sức lực, hi vọng, con người rất cần một chỗ dựa. Có thể nói hoàng tử bé xuất hiện rất đúng lúc, xuất hiện một cách đối lập hoàn toàn với những gì mà nhân vật “tôi” đang gặp (ngoại hình đẹp đẽ, “chẳng có vẻ gì là lạc đường hay mệt mỏi, không là người vì đói khát, cũng chẳng hề tỏ ra sợ sệt”, lời nói và phản ứng rất nhẹ nhàng, yêu cầu một vấn đề thiên về khía cạnh tinh thần chứ không phải những thứ giúp thoát khỏi tình trạng cô đơn, lạc lõng nơi sa mạc) để thực sự trở thành một điểm tựa tinh thần cho nhân vật “tôi”. Trong bối cảnh nhiều khó khăn, đầy thử thách như vậy, giá trị của việc hoàng tử bé xuất hiện càng được thể hiện rõ.

Câu 3 (trang 18 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Theo em, điều gì đã dẫn đến sự khác nhau trong cách nhìn của hoàng tử bé và những người lớn đối với bức tranh con trăn mà nhân vật “tôi” đã vẽ? Điều này có tác động đến cách nhìn của hoàng tử bé với những bức tranh con cừu hay không? Vì sao?

Trả lời:

– Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau trong cách nhìn của hoàng từ bé và những người lớn đối với bức tranh con trăn mà nhân vật “tôi” đã vẽ đó là ở chỗ người lớn không còn / không có khả năng tưởng tượng. liên tưởng phong phú như trẻ thơ. Người lớn đã nhìn bức tranh ở bề mặt chứ không chú tâm đến sự bay bổng của ý tưởng, sự đột phá trong suy nghĩ, sự thú vị trong những phát hiện mà trẻ con muốn trình bày. Nói đúng hơn, người lớn đã không nhìn tranh vẽ của trẻ con bằng đôi mắt của trẻ con.

– Điều này đã tác động sâu sắc đến cách nhìn của hoàng tử bé với những bức tranh con cửu vì bằng sự phát hiện tinh tế, khả năng tưởng tượng, liên tưởng phong phú, sự bay bổng của ý tưởng, sự đột phá trong suy nghĩ, cậu đã nhận ra những điều mà nhiều người khó có thể thấy:

+ Cậu chỉ ra một vài thay đổi nhỏ trong nét vẽ của nhân vật “tôi” cũng đủ biến con cừu này thành con cừu khác về trạng thái, giới tính, độ tuổi.

+ Cậu chỉ nhìn cái hộp mà hình dung ra cả một chú cừu đang ở trong hộp ấy, tưởng tượng được cả vẻ ngoài lẫn trạng thái của chú cừu đó.

Câu 4 (trang 18 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” sau khi đã chia tay hoàng tử bé và trở về nhà. Theo em, nguyên nhân nào khiến nhân vật “tôi” mong gặp lại hoàng tử bé?

Trả lời:

– Diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” sau khi đã chia tay hoàng tử bé và trở về nhà:

+ Buồn: “buồn lắm”, “những chiếc lục lạc lại biến hết cả thành nước mắt”, cho rằng nơi từng gặp hoàng tử bé là “quang cảnh đẹp nhất và buồn nhất thế gian”.

+ Ngổn ngang nhiều cảm giác khó tả: lo lắng vì mình đã quên vẽ vòng da của rọ mõm cho con cừu nên nó có thể ăn mất bông hoa; tuy nhiên, anh vẫn yên tâm, hạnh phúc vì tin tưởng vào sự cẩn thận của cậu bé.

+ Khát khao được gặp lại hoàng tử bé: cứ nghĩ mãi về cậu bé, về nơi cậu xuất hiện, về chốn cậu sinh sống, về những thứ nhỏ nhoi xung quanh cậu như con cừu và bông hoa; mong muốn mọi người nếu có đi qua nơi tác giả từng gặp hoàng tử bé và vô tình gặp được cậu ấy thì “hãy nhanh tay viết thư cho tôi biết là cậu đã trở lại”.

– Nguyên nhân khiến nhân vật “tôi” mong gặp lại hoàng tử bé:

+ Gặp gỡ hoàng tử bé là một kỉ niệm không thể quên trong đời.

+ Hoàng tử bé như là một tri kỉ vô cùng quan trọng đối với nhân vật “tôi”.

+ Hoàng tử bé là tấm gương phản chiếu những giấc mộng ấu thơ chưa thành, là động lực làm sáng lại đôi mắt trẻ thơ hồn nhiên, vô tư, lạc quan nhìn cuộc đời mà nhân vật “tôi” đã đánh mất, là chất xúc tác làm thăng hoa sự bay bổng của ý tưởng, sự đột phá trong suy nghĩ, sự thú vị trong những phát hiện đã từng có.

Câu 5 (trang 18 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Nhận xét về hình thức trình bày của văn bản Trong mắt trẻ. Em ấn tượng với bức tranh nào nhất? Vì sao?

Trả lời:

- Điểm đặc sắc về hình thức trình bày của văn bản là có những tranh vẽ minh họa bám sát diễn biến câu chuyện.

- Em ấn tượng với bức tranh đầu tiên nhất bởi nó thể hiện nhiều góc nhìn của người lớn và trẻ nhỏ với cùng một bức tranh.

Câu 6 (trang 19 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Em rút ra được thông điệp gì sau khi đọc đoạn trích trên?

Trả lời:

Thông điệp:

- Trẻ em rất cần sự động viên, khuyến khích của người lớn đối với những nguyện vọng, mơ ước của mình vì điều đó thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm, chia sẻ, thấu hiểu và đồng cảm của người lớn với các em.

- Trẻ em cần lắng nghe những khuyên bảo của người lớn trên con đường thực hiện mơ ước, cần nhận thức được ý nghĩa của sự hỗ trợ từ gia đình. Các em cũng cần học cách thuyết phục người khác chấp nhận những ước mơ của mình bằng tất cả sự cầu thị, tự tin và kiên định.

- Mỗi người đều cần học cách chấp nhận những quan điểm khác biệt, có sự tôn trọng cần thiết đối với góc nhìn riêng của từng cá nhân về một sự vật, hiện tượng.

- Đừng bao giờ đánh mất sự bay bổng của ý tưởng, sự đột phá trong suy nghĩ, sự thú vị trong những phát hiện đã từng có ở thời thơ ấu vì đây chính là những nền tảng quan trọng để giúp mỗi cá nhân có thể trưởng thành nhanh chóng.

Câu 7 (trang 19 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Việc tái hiện sự khác nhau trong cách nhìn những bức tranh liên quan chặt chẽ đến ý nghĩa của đoạn trích. Em có đồng ý với quan điểm này không? Vì sao? (Trình bày thành một đoạn văn khoảng 8 – 10 dòng)

Trả lời:

Tham khảo

      Văn bản “Trong mắt trẻ” của tác giả Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri đã đem đến cho chúng ta những sự thật thú vị về vấn đề góc nhìn. Và em hoàn toàn đồng ý với nhận xét “Việc tái hiện sự khác nhau trong cách nhìn những bức tranh liên quan chặt chẽ đến ý nghĩa của đoạn trích.”. Bởi vì đoạn trích đặt ra vấn đề cách nhìn của trẻ con nói riêng và vấn đề góc nhìn nói chung. Ai trong chúng ta cũng từng là những đứa trẻ, với trí óc của trẻ nhỏ ta cảm nhận và khám phá mọi thứ xung quanh bằng tâm thế vô tư, hồn nhiên nhất. Đồng thời đoạn trích khiến người đọc lưu tâm đến việc cùng một vấn đề sẽ có những cách tiếp cận, những góc nhìn khác nhau. Bởi ở mỗi độ tuổi chúng ta ta sẽ có cách nhìn nhận vấn đề khác nhau, khi cảm thụ một tác phẩm văn học cũng vậy.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:

Lão Hạc

Thực hành tiếng Việt trang 19

Người thầy đầu tiên

Phân tích một tác phẩm truyện

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

Đánh giá

0

0 đánh giá