TOP 11 mẫu Tóm tắt Người thầy đầu tiên hay, ngắn gọn (Cánh diều 2024)

95

Toptailieu.vn xin giới thiệu TOP 10 mẫu Tóm tắt Người thầy đầu tiên hay, ngắn gọn (Cánh diều 2024) giúp học sinh lớp 8 nắm được trọng tâm văn bản Người thầy đầu tiên từ đó học tốt môn Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:

TOP 11 mẫu Tóm tắt Người thầy đầu tiên hay, ngắn gọn (Cánh diều 2024)

Video bài giảng Người thầy đầu tiên (Cánh diều)

Tóm tắt Người thầy đầu tiên

Tóm tắt Người thầy đầu tiên (mẫu 1)

Tác phẩm “Người thầy đầu tiên” là lời kể của người họa sĩ An-tư-nai về một người thầy đáng quý của họ và của cả ngôi làng. Thầy Đuy-sen là một người thầy tuyệt với, với tâm lòng đồng cảm, yêu thương và bao bọc những hoàn cảnh khó khăn nhất là những học sinh của mình. Thầy ân cần chăm sóc học sinh của mình, không quản ngại thời tiết lạnh giá để cõng các em nhỏ qua suối. Thầy đưa cái chữ đến mọi người làng Cư-rơ-gư-dơ-xtan, thầy mong cho cô bé An-tư-nai có được điều kiện học tập tốt nhất để phát triển ước mơ của mình.

Tóm tắt Người thầy đầu tiên (mẫu 2)

Văn bản Người thầy đầu tiên kể về thầy giáo Đuy-sen, người thầy đầu tiên của ngôi làng Cư-rơ-gư-dơ-xtan. Không chỉ là một người thầy giáo hết lòng vì học trò, thầy Đuy-sen còn đồng hành với từng học sinh trên con đường đi học mỗi sáng. Một trong những học trò nổi bật nhất của thầy chính là cô bé An-tư-nai thông minh lanh lợi. Tận mắt chứng kiến những tâm huyết của thầy giáo trong việc giúp học sinh qua con suối lạnh giá, hay lặng lẽ chịu đựng sự châm chọc của những kẻ qua đường, An-tư-nai càng cảm động và biết ơn thầy hơn. Câu chuyện là một minh chứng rõ nhất về tình cảm thầy trò cao quý và thiêng liêng.

Tóm tắt Người thầy đầu tiên (mẫu 3)

Đoạn trích Người thầy đầu tiên là lời kể lại của người họa sĩ và An-tư-nai về một người thầy đầu tiên của họ và của cả ngôi làng. Đuy-sen là một người thầy tuyệt vời, không chỉ vận động các học sinh tới trường, thầy còn tự tay cõng các em nhỏ qua suối, không quản thời tiết lạnh buốt hay bị những kẻ cưỡi ngựa châm chọc. Thầy Đuy-sen quan tâm đến các học sinh và đặc biệt là An-tư-nai, mong cô bé có thể lên thành phố lớn học tập. Câu chuyện kể lại từ An-tư-nai khiến người họa sĩ đồng hương cảm thấy day dứt và muốn vẽ bức tranh thật đẹp về hai thầy trò.

Bố cục Người thầy đầu tiên (Cánh diều) CHÍNH XÁC NHẤT (ảnh 3)

Tóm tắt Người thầy đầu tiên (mẫu 4)

Người thầy đầu tiên ca ngợi người thầy Đuy-sen với những tâm huyết, sự tận tụy và tình cảm mà thầy dành cho học sinh của mình, đặc biệt là An-tư-nai. Đuy-sen là một người thầy tuyệt vời, không chỉ vận động các học sinh tới trường, thầy còn tự tay cõng các em nhỏ qua suối, không quản thời tiết lạnh buốt hay bị những kẻ cưỡi ngựa châm chọc. Nhờ sự kiên trì và hết lòng bảo vệ, thầy Đuy-sen đã giúp An-tu-nai có cơ hội lên thành phố tiếp tục việc học hành. An-tư-nai rất yêu quý thầy Đuy-sen nhưng do hoàn cảnh, thầy trò phải xa cách rồi bật tin nhau. Mấy chục năm sau, An-tư-nai đã là một viện sĩ, trở về thăm làng và gặp lại người thầy đầu tiên của minh trong một tình huống rất éo le. Bà đã viết thư nhờ người hoạ sĩ đồng hương kể lại câu chuyện về thầy Đuy-sen như một hành động chuộc lỗi.

Tóm tắt Người thầy đầu tiên (mẫu 5)

An-tư-nai mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Cô phải sống với chú thím, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tình cảm. Thầy Đuy-sen đã giúp đỡ để An-tư-nai có thể đi học. Trong kí ức của An-tư-nai, thầy Đuy-sen là một người có tấm lòng nhân hậu, bao dung và giàu tình yêu thương. Khi thấy học sinh phải lội qua suối giữa mùa đông lạnh giá, thầy đã bế hoặc cõng các em qua suối. Thầy còn lấy đá và những tảng đất cỏ đắp thành các ụ nhỏ trên lòng suốt để bước qua cho khỏi bị ướt chân. Khi An-tư-nai bị ngã ở suối, thầy đỡ An-tư-nai lên lên bờ, lót chiếc áo choàng cho An-tư-nai ngồi, còn mình thì vẫn tiếp tục công việc. Cũng nhờ có thầy Đuy-sen mà An-tư-nai đã cố gắng học hành và trở thành một viện sĩ.

Tóm tắt Người thầy đầu tiên (mẫu 6)

Thầy Đuy-sen là một người thầy giáo tuyệt vời. Thầy đã vận động học sinh trong làng tới trường. Vào mùa đông, thầy cõng các em nhỏ qua suối, không quản thời tiết lạnh buốt hay bị những kẻ cưỡi ngựa châm chọc. Không chỉ vậy, thầy Đuy-sen đã giúp An-tư-nai, một cô bé mồ côi cha mẹ, chịu nhiều bất hạnh cả về vật chất và tinh thần, đã có cơ hội lên thành phố tiếp tục việc học hành. Sau này, An-tư-nai đã trở thành một viện sĩ, nhưng vẫn nhớ về người thầy đầu tiên của mình.

Bố cục Người thầy đầu tiên (Cánh diều) CHÍNH XÁC NHẤT (ảnh 1)

Tóm tắt Người thầy đầu tiên (mẫu 7)

Nhân vật tôi nhận được bức thư của dân làng mời về dự lễ khánh thành ngôi trường mới do nông trường xây dựng. Trong số những người được mờ có cả bà viện sĩ Xu-lai-ma-nô-va. Sau khi trở về Mát-xcơ-va, nhân vật tôi đã nhận được thư của bà viện sĩ. Trong thư, bà kể về tuổi thơ bất hạnh và về người thầy đầu tiên của mình. An-tư-nai mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Cô phải sống với chú thím, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tình cảm. Thầy Đuy-sen đã giúp đỡ để An-tư-nai có thể đi học. Trong kí ức của cô, thầy Đuy-sen là một người có tấm lòng nhân hậu, bao dung và giàu tình yêu thương. Khi thấy học sinh phải lội qua suối giữa mùa đông lạnh giá, thầy đã bế hoặc cõng các em qua suối. Thầy còn lấy đá và những tảng đất cỏ đắp thành các ụ nhỏ trên lòng suốt để bước qua cho khỏi bị ướt chân. Học sinh trong làng đều rất yêu mến thầy Đuy-sen. Riêng An-tư-nai lại thầm ước có một người anh trai như thầy. Câu chuyện của bà viện sĩ Xu-lai-ma-nô-va đã thôi thúc nhân vật tôi vẽ một bức tranh về “Người thầy đầu tiên”.

Tóm tắt Người thầy đầu tiên (mẫu 8)

Truyện kể về nhân vật chính là An-tư-nai, một cô bé mồ côi, phải sống với gia đình chú thím, bị đối xử tàn nhẫn,... Thầy Đuy-sen đã kiên trì dạy An-tư-nai học chữ; hết lòng bảo vệ và giúp An-tư-nai có cơ hội lên thành phố tiếp tục việc học hành. An-tư-nai rất yêu quý thầy Đuy-sen nhưng do hoàn cảnh, thầy trò phải xa cách rồi bặt tin nhau. Mấy chục năm sau, An-tư-nai đã là một viện sĩ, trở về thăm làng và gặp lại người thầy đầu tiên của mình trong một tình huống rất éo le. Bà đã viết thư nhờ người họa sĩ đồng hương kể lại câu chuyện về thầy Đuy-sen như một hành động chuộc lỗi.

Tóm tắt Người thầy đầu tiên (mẫu 9)

“Người thầy đầu tiên” của tác giả A-mai-tốp nói về người thầy đầu tiên của làm Cư-rơ-gư-dơ-xtan, đó là thầy Đuy-sen. Thầy Đuy-sen là một người thầy luôn hết lòng vì học trò của mình, thầy không quản ngại khó khăn để đồng hành cũng học sinh trên con đường đi học mỗi sáng. Thầy cõng những học trò của mình qua con suối lạnh giá, thầy lấy đá, lấy đất cỏ đắp thành các ụ nhỏ trên lòng suối để bước qua cho khỏi bị ướt chân mà bỏ ngoài tai lời châm chọc của những kẻ cưỡi ngựa. Thầy đưa ước mơ, hoài bão của An-tư-nai thành hiện thực. Chính những điều tuyệt với về thầy Đuy-sen khi nghe An-tư-nai kể khiến cho người họa sĩ muốn vẽ một bức tranh thật đẹp về hai thầy trò.

Tóm tắt Người thầy đầu tiên (mẫu 10)

Nội dung truyện được đặt vào bối cảnh vùng quê hẻo lánh của Kyrgyzstan vào giữa những năm 20 thế kỉ trước. Thời đó, trình độ phát triển ở đây còn thấp, tư tưởng phong kiến, gia trưởng còn nặng nề, phụ nữ bị coi thường, trẻ mồ côi bị rẻ rúng.

Cô bé Altynai mồ côi sống trong gia đình chú thím ở làng Kurkureu, chẳng được học hành, và phải chịu sự giám sát, sai khiến hà khắc của bà thím. Dyuyshen được Đoàn Thanh niên Cộng sản cử về làng để mở trường, đã kịp thời cứu giúp, cho em đến trường học. Sau này Altynai trở thành nữ viện sĩ Altynai Xu-lai-ma-nô-va, còn thầy Dyuyshen về già đi đưa thư. Khi Altynai còn đang học ở trường làng, có hôm thầy Dyuyshen mang về trường hai cây phong non và bảo em: ''Hai cây phong này thầy mang về cho em đây. Chúng ta sẽ cùng trồng. Và trong khi chờ chúng lớn lên, ngày một thêm sức sống, em sẽ trưởng thành, em sẽ là một người tốt... Em bây giờ trẻ măng như một thân cây non, như đôi cây phong nhỏ này...''.

Tác giả tác phẩm Người thầy đầu tiên - Ngữ văn 8 (Cánh diều) (ảnh 2)

Tóm tắt Người thầy đầu tiên (mẫu 11)

Đoạn trích kể về tình thầy trò cảm động giữa cô học trò An-tư-nai thông minh, lanh lợi và người thầy đầu tiên, thầy Đuy-sen. Thầy Đuy-sen tuy trẻ tuổi nhưng đầy tâm huyết, ở thầy không chỉ có tình yêu nghề, mà còn có cả sự tận tụy, chăm sóc học trò của mình như một người anh trai. Không chỉ là người đưa học trò làng Cư-rơ-gư-dơ-xtan đến gần hơn với kiến thức, thầy Đuy-sen còn bế từng học sinh qua con suối lạnh buốt, bất chấp sự khinh thường của những kẻ cưỡi ngựa qua đường. Thầy hy vọng học trò ưu tú của mình, cô bé An-tư-nai có thể được lên thành phố học tập ở một môi trường tốt hơn để phát triển chính mình.

Bố cục Người thầy đầu tiên

Gồm 4 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “kể hết chuyện này”: Lời kể của người họa sĩ về bức thư của An-tư-nai.

+ Phần 2: Tiếp theo đến “bước về làng”: Lần gặp mặt đầu tiên của thầy Đuy-sen và An-tư-nai.

+ Phần 3: Tiếp theo đến “thầy Đuy-sen giảng bài”: Hình ảnh thầy Đuy-sen trong kí ức của An-tư-nai.

+ Phần 4: Còn lại: Những trăn trở trong lòng người họa sĩ khi nghĩ về thầy Đuy-sen và An-tư-nai.

Nội dung chính Người thầy đầu tiên

Văn bản Người thầy đầu tiên kể về thầy giáo Đuy-sen hết lòng vì học trò và cô học trò An-tư-nai thông minh lanh lợi. Qua đó người đọc thấy được tình cảm thầy trò cao quý và thiêng liêng.

Tác giả tác phẩm Người thầy đầu tiên - Ngữ văn 8 (Cánh diều)

I. Tác giả văn bản Người thầy đầu tiên

Tác giả tác phẩm Người thầy đầu tiên - Ngữ văn 8 (Cánh diều) (ảnh 1)

- Ai-tơ-ma-tốp (1928 – 2008) là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan, một nước cộng hoà ờ vùng Trung Á, thuộc Liên Xô trước đây

- Hoạt động văn học của Ai-ma-tốp bắt đầu từ năm 1952, khi ông là sinh viên Trường Đại học Nông nghiệp Cư-rơ-gư-xtan. Từ năm 1956 đến năm 1958 ông học Trường viết văn M. Goóc-ki ở Mát-xcơ-va. Sau khi tốt nghiệp (1959), Ai-tơ-ma-tốp làm phóng viên báo Sự thật thường trú tại Cư-rơ-gư-xtan.

Một số tác phẩm chính: Gia-mi-li-a(1958), Cây phong non trùm khăn đỏ(1961), Con tàu Trắng (1970).

II. Tìm hiểu tác phẩm Người thầy đầu tiên

1. Thể loại

- Văn bản thuộc thể loại: Truyện ngắn.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời

- Sáng tác năm 1962.

- Bối cảnh: truyện lấy bối cảnh cuộc sống ở một vùng quê miền núi còn rất lạc hậu ở Cư-rơ-gư-dơ-xtan vào những năm đầu thế kỉ XX.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: Tự sự.

4. Giá trị nội dung Người thầy đầu tiên

- Tác phẩm cho người đọc cảm nhận được niềm tin vào cuộc sống, đó là câu chuyện không chỉ của người thầy mà còn của người cha có tấm lòng cao cả.

- Người thầy đầu tiên đã thành công khắc họa nên một câu chuyện tuyệt đẹp về tình thầy trog cũng như phản ánh được chế độ phong kiến lạc hậu với những quan niệm sai trái, không kém phần nặng nề.

5. Giá trị nghệ thuật Người thầy đầu tiên

- Lựa chọn ngôi kể, người kể tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo.

- Sự kết hợp giữa miêu tả, biểu cảm với ngòi bút đậm chất hội họa, truyền sự rung cảm đến người đọc.

- Nghệ thuật nhân hóa với những liên tưởng tác bạo đầy chất thơ tại nên sức hấp đẫn cho văn bản.

Đọc tác phẩm Người thầy đầu tiên

Ngày hôm sau đến trường, tôi nhận thấy ngay thầy Đuy-sen vẻ mặt sa sầm, như đang có điều gì lo nghĩ, mặc dầu thầy cố giấu đi. Tôi còn nhận thấy có điều nữa là không hiểu tại sao thầy không hề nhìn về phía tôi. Sau buổi học, khi chúng tôi ào ào chạy ra khỏi trường như ong vỡ tổ, thầy Đuy-sen gọi giật tôi lại:

- An-tư-nai, đứng lại thầy bảo. – Thầy bước lại gần tôi, nhìn chằm chằm vào mắt rồi đặt tay lên vai tôi – Em đừng về nhà nữa. An-tư-nai, em có hiểu thầy không?

Tôi lặng người đi vì kinh hãi. Bây giờ, tôi mới hiểu thím tôi định làm gì tôi.

Thầy Đuy-sen nói:

- Thầy sẽ chịu trách nhiệm về em. Em ở tạm nhà bác Ka-tan-bai (Kartanbai) với thầy. Và lúc nào cũng phải đi theo thầy.

Chắc hẳn lúc ấy tôi không còn chút máu mặt nào nữa. Thầy Đuy-sen lấy tay nâng cằm tôi lên, nhìn thẳng vào mắt tôi và mỉm cười như mọi khi:

- An-tư-nai, em đừng sợ! – Thầy vừa cười vừa nói – Thầy còn ở bên em, thì em không phải sợ ai cả. Em cứ học đi, cứ đến trường như cũ và đừng nghĩ ngợi gì… Vì thầy vẫn biết là em nhát lắm.

[…] Dù tôi có cố gắng can đảm lên bao nhiêu cho thầy Đuy-sen khỏi bận tâm, những ý nghĩ lo sợ cũng vẫn không buông tha tôi. Vì bất thần lúc nào thím tôi cũng có thể đến cưỡng bức lôi tôi đi. Rồi ở nhà họ muốn làm gì thì làm, không ai ở trong làng cấm được họ cả. Suốt đêm, tôi trằn trọc không ngủ được vì mải lo nghĩ tới tai họa sắp đến.

Tất nhiên thầy Đuy-sen hiểu rõ tâm trạng tôi. Cũng có thể vì muốn xua đuổi những ý nghĩ đen tối đó của tôi nên ngày hôm sau thầy mang về trường hai cây phong nhỏ. Sau buổi học, thầy cầm tay tôi dẫn sang một bên. Thầy mỉm cười một nụ cười bí ẩn và bảo tôi:

- An-tư-nai, bây giờ thầy với em cùng làm chung một việc. Hai cây phong này thầy mang về cho em đấy. Chúng ta sẽ cùng trồng. Và trong khi chúng lớn lên, em sẽ là một người tốt. Em có một tâm hồn đẹp và một đầu óc ham học. Thầy bao giờ cũng nghĩ rằng em sẽ trở thành người thông thái. Thầy tin như vậy, em ạ, số phận em nhất định sẽ như thế. em bây giờ trẻ măng như một thân cây non, như đôi cây phong nhỏ này. An-tư-nai ạ, ta sẽ tự tay trồng lấy hai cây phong này. Và mong sao em sẽ tìm thấy hạnh phúc trong học tập, ngôi sao nhỏ trong sáng của thầy ạ…

Hai cây phong ấy còn non, vừa cao bằng người tôi, thân biêng biếc. Và khi hai chúng tôi đã trồng xuống khoảnh đất cạnh trường, từ chân núi đưa lên một làn gió nhẹ, lần đầu tiên chạm vào những khóm lá bé lăn tăn như thổi một luồng sinh khí vào chúng. Mấy khóm lá run rẩy, hai cây phong bắt đầu lay động, đung đưa…

- Em trông, đẹp chưa kìa! – Thầy Đuy-sen cười, lùi lại ngắm – Bây giờ ta hãy đào một đường dẫn nước ở ngọn suối đằng kia về. Rồi em sẽ thấy hai cây phong của chúng ta đẹp đến nhường nào! Chúng nó sẽ đứng trên ngọn đồi này, sát cánh nhau như hai anh em. Và mọi người sẽ luôn luôn nhìn thấy chúng và những người lành sẽ thấy lòng vui lên khi nhìn thấy chúng. Đến khi ấy cả cuộc sống cũng sẽ khác, An-tư-nai ạ. Tất cả những gì đẹp nhất đều hãy còn ở phía trước…

Ngay cả bây giờ tôi cũng không sao tìm được những lời lẽ có thể nói lên ít nhiều lòng cảm kích của tôi trước tâm hồn cao thượng của thầy Đuy-sen. Còn khi ấy, tôi chỉ đứng yên nhìn thấy. Tôi nhìn như thể lần đầu tiên tôi được thấy hết vẻ đẹp sáng ngời trên gương mặt thầy, tấm lòng trìu mến và trung hậu ánh lên trong đôi mắt thầy, dường như trước kia tôi chưa từng biết đôi bàn tay của thầy mạnh mẽ và khéo léo như thế nào trong lao động, nụ cười trong sáng của thầy có sức sưởi ấm lòng người đến nhường nào. Và trong lòng tôi, như một đợt sóng nồng nàn, bỗng cuộn lên một tình cảm mới mẻ mà tôi chưa hề biết, từ một thế giới xa lạ nào lan tới. [….]

Lúc ấy, chúng tôi chỉ đứng yên dưới vòm trời trong sáng giữa vùng đồi xuân xanh mơn mởn, mỗi người theo đuổi một ước mơ riêng. Và giờ phút ấy, tôi quên bẵng mối nguy cơ đang lơ lửng trên đời tôi. Thậm chí tôi cũng không hề nghĩ xem ngày mai đây cái gì đang chờ đợi tôi và cũng không nghĩ xem tại sao đã hai ngày nay thím tôi không đi tìm tôi. Có lẽ họ đã quên tôi chăng, hay họ đã đành chịu để mặc tôi? Nhưng thật ra thầy Đuy-sen lại đang nghĩ đến điều đó.

– Em đừng buồn, An-tư-nai a, ta sẽ tìm ra lối thoát. — Thầy Đuy-sen nói khi chúng tôi trở về thôn – Ngày kia, thầy sẽ lên huyện. Thầy sẽ bàn việc của em với các đồng chí trên ấy. Có lẽ họ sẽ nghe thầy mà cho em lên tỉnh học. Em có muốn không?

– Thầy đã nói sao, em cũng xin vâng lời. – Tôi đáp.

[...] Và hôm sau, trong khi ngồi học, tôi cũng chỉ nghĩ đến việc ấy: Tôi sẽ sống ở tỉnh ra sao và biết ở nhà ai? Nếu có ai cho tôi ở nhờ, tôi sẽ bổ củi, xách nước, giặt giũ, họ sai gì tôi cũng làm. Tôi đang suy nghĩ liên miên như thế trong lúc ngồi học thì bỗng giật mình thảng thốt khi chợt nghe tiếng vó ngựa dồn dập sau mấy bức vách ọp ẹp của ngôi trường chúng tôi. Những tiếng động ấy đột ngột quá và mấy con ngựa phi nhanh quá, đến nỗi tưởng như chúng sắp xéo bừa lên ngôi trường. Chúng tôi ai nấy đều nín thở, chờ đợi.

- Các em đừng để ý, cứ lo việc của các em đi. – Thầy Đuy-sen nói nhanh.

Nhưng lúc ấy cánh cửa bỗng mở toang nghe đánh sầm một tiếng và trên ngưỡng cửa, thím tôi hiện ra, trên môi nụ cười hả hê nanh ác, đầy vẻ thách thức. Thầy Đuy-sen bước ra cửa.

- Bà đến có việc gì?

- Đến có việc chẳng dính dáng gì đến mày. Tao đem con tao đi gả chồng. Ê! Cái con cầu bơ cầu bất kia! – Thím chồm về phía tôi, nhưng thầy Đuy-sen đã chặn lối.

- Ở đây toàn là nữ sinh cả, chưa có em nào gả chồng được! – Thầy nói, giọng rắn rỏi và điềm tĩnh.

- Để rồi xem. Ê! Bọn đàn ông! Bắt lấy con chó chết ấy, lôi nó ra!

Thím tôi giơ tay vẫy một tên trong bọn cưỡi ngựa. Đó chính là cái lão mặt đỏ đội mũ da cáo. Thêm hai tên nữa cầm những chiếc gậy nặng vót nhọn xuống ngựa theo sau lão ta. Tên mặt đỏ xông vào thầy Đuy-sen như một con gấu.

[…] Nhưng thầy Đuy-sen đã nhanh tay hơn hẳn. Thầy giơ chân đạp mạnh vào bụng hắn. Hắn kêu lên một tiếng và ngã xuống. Ngay lúc ấy, hai tên cầm gậy nhọn xông vào. Lũ trẻ con kêu rú lên và chạy bổ về phía tôi. Cánh cửa bị xô mạnh vỡ ra từng mảnh. Tôi lao vào đám đánh nhau, lôi theo cả lũ trẻ đang bíu vào người tôi.

– Buông thầy giáo ra! Không được đánh! Tôi đây, bắt tôi đi chứ không được đánh thầy giáo!

Thầy Đuy-sen quay lại nhìn. Mình mẩy thầy máu me bê bết, vẻ căm giận trông rất khủng khiếp. Thầy cúi xuống đất lấy một tấm ván khoa lên, quát:

– Chạy đi các em, chạy về làng! An-tư-nai, chạy đi! — Tiếng kêu của thầy nghẹn ngào thành tiếng nấc.

Chúng nó đã đánh gãy tay thầy Đuy-sen; thầy ép cánh tay vào ngực, bước lùi lại, còn bọn kia thấy thầy không còn sức chống cự, liền xông vào đánh thầy, rống lên như một đàn bò dại. [...]

Bọn chúng vật tôi xuống và trói tay tôi lại. Trong lúc đó, thầy Đuy-sen lăn lộn trên mặt đất.

− Thầy ơi!

Nhưng bọn chúng đã bịt mồm tôi lại và xốc tôi nằm vắt ngang trên yên ngựa.

[…] Tôi không nhớ chúng đem tôi đến đâu và như thế nào. Tôi tỉnh dậy trong một căn lều vải. Những ngôi sao đầu hôm, trầm tĩnh, không chút ưu tư, dòm qua chóp lều để hở. Gần đâu đây một con sông chảy róc rách và nghe văng vắng có tiếng nói chuyện của những người chăn cửu đêm. Bên bếp lửa đã tàn lại có một bà già lầm lì, người khô đét như que củi đang ngồi yên.

[...] Đến đêm thứ ba, tôi nhất quyết trốn đi, dù có sao cũng mặc. Dù có lạc đường hay bị bọn hung đồ đuổi kịp, tôi cũng sẽ chống cự cho đến hơi thở cuối cùng như thấy Đuy-sen. Trong đêm tối, tôi lặng lẽ lần ra phía cửa lều. Tôi sở lên cửa thì thấy nó đã bị buộc chặt bằng một sợi dây thừng tết bằng lông đuôi ngựa. Nút dây xiết cứng rắc rối, tối mịt thế này không thể mở ra được. Tôi bèn cố vén thành lều lên để tìm cách bỏ ra ngoài. Nhưng dù tôi cố sức bao nhiêu cũng không sao vén được: ở phía ngoài cũng có những sợi chào căng sát vách lều xuống đất.

[...] Tôi hăm hở, mê mai đào đất dưới vách lều. Mặt đất ở chỗ ấy lởm chởm những đá không sao đào được. Tôi cáo bằng móng tay, mấy ngón tay tôi toạc rách rớm máu. Và đến khi lỗ đảo đã vừa rộng để thò tay ra ngoài lều thì trời đã hứng sáng. Chó sủa ran, người ở các lều bên đã bắt đầu thức dậy. Có tiếng vỏ rầm rập của một đàn ngựa phi qua lều xuống sông uống nước. Những đàn cừu ngái ngủ kéo qua, thờ phì phò. Rồi có ai đến cạnh lều, thảo cởi những sợi chão căng ở ngoài và bắt đầu đỡ các tấm ni lợp lều. Đó là người đàn bà mặt đen trầm lặng.

[….] Những tấm dạ đều đã cuộn lại, lều chỉ còn lại một cái sườn và tôi như ngồi trong một cái lồng nhìn ra ngoài: cách đẩy không xa, bên kia sông có mấy người đang thắng yên ngựa và xếp đồ đạc lên lưng bỏ. Rồi tôi thấy ba người cưỡi ngựa từ đâu bỗng phi về phía lều tôi đang ngồi. Thoạt tiên, tôi tưởng họ đi tập hợp mọi người lên đường, nhưng khi nhìn kĩ lại, tôi choáng người đi. Đó là thầy Đuy-sen, còn hai người kia thì đội mũ lưỡi trai công an, mặc áo khoác đỉnh dài khuy đỏ.

Tôi ngồi thử ra như người chết rồi, thậm chí cũng không kêu lên được nữa. Tôi mừng quýnh lên: Thầy tôi vẫn sống!

Đầu thầy Đuy-sen quấn băng, tay cũng đeo băng. Thầy nhảy xuống ngựa, giơ chân đập sập cửa, chạy vào lều và kéo phắt tấm chăn đắp trên người lão mặt đỏ.

- Dây! — Thầy Đuy-sen giận dữ quát.

Lão kia nhắc đầu lên, dụi mắt rồi toan chổm lên người thầy, nhưng lập tức phải chịu im khi thấy hai khẩu súng lục của hai người công an chĩa vào mặt. Thầy Đuy-sen túm lấy cổ áo hắn lay mạnh rồi kéo đầu hắn vào sát mặt mình.

- Đồ hèn mạt! – Thầy nói thì thảo qua đôi môi trắng bệch – Bây giờ phải đi theo

Lão kia ngoan ngoãn cất bước. Họ để cho tên mặt đò đi ủng, trói tay hắn lại và xốc lên ngựa. Một trong hai người công an cầm cương dắt đi, còn người kia cưỡi ngựa theo sau.

Tôi ngồi lên yên ngựa của thầy Đuy-sen, còn thầy đi bộ bên cạnh.

[...] Như một cơn ác mộng, đầu tôi cử váng lên. Minh mẩy ê ẩm, tôi đò dẫn ngồi trên lưng ngựa. Thấy Đuy-sen cầm cương đi trước một quãng. Thầy lặng thỉnh, mái đầu quấn băng cái gầm. Đi mãi hồi lâu chúng tôi mới ra khỏi cái thung lũng ghê rợn kia. Hai anh công an vượt lên trước, cách chúng tôi khá xa. Thầy Đuy-san cho ngựa dừng lại và lần đầu tiên nhìn tôi, đôi mắt buồn rười rượi.

- An-tư-nai ơi, thầy không bảo vệ được em, em tha thứ cho thấy nhé. – Thầy Đuy-sen nói, đoạn cầm lấy tay tôi áp lên má. Nhưng dù em có tha thủ đi nữa thì thấy cũng không đời nào có thể tự tha thứ cho minh việc này được.

Tôi khóc nắc lên và gục xuống bờm ngựa, thầy Đuy-sen đứng cạnh, lặng lẽ vuốt tóc tối và đợi tôi nín khóc. Cuối cùng, thấy nói:

- Em binh tâm lại, An-tự-nai a, ta đi đi. Em nghe thấy nhé. Hôm kia, thầy vừa lên huyện. Em sẽ lên tinh học. Em nghe thấy không?

Khi chúng tôi dừng lại bên một ngọn suối trong veo tuôn chảy róc rách, thầy nói:

- An-tư-nai, em xuống ngựa mà tắm một chút. – Thầy rút trong túi ra một miếng xà phòng nhỏ – Cẩm lấy, An-tư-nai, cứ tha hồ dùng cho hết. Thầy sẽ ra kia cho ngựa ăn có một lát, em xuống tắm đi. Và em hãy quên những chuyện đã xảy ra, đừng bao giờ nhớ đến nữa. Tắm đi, An-tư-nai, em sẽ thấy dễ chịu hơn. Được chứ?

Tôi gật đầu. Và khi thầy Đuy-sen đã dắt ngựa đi khuất, tôi thận trọng bước xuống suối. Những viên sỏi trắng, tím, xanh, đỏ từ dưới lòng suối nhìn tôi. Lẫn nước xanh lơ chảy xiết réo lên quanh mắt cá tôi. Tôi lấy tay vốc nước vỗ lên ngực. Những dòng nước mát rượi chảy trên thân thể tôi. Và tôi bắt giác cắt tiếng cười, lần đầu tiên trong suốt mấy ngày hôm ấy. Được cười, thích biết bao nhiêu! Tôi luôn tay vốc nước phả lên người rồi gieo mình xuống làn nước sâu. Dòng suối băng băng cuốn tôi đến một cồn cát. Tôi đứng lên rồi ngụp xuống dòng nước chảy cuồn cuộn, tung bọt trắng xoá.

- Nước ơi, hãy cuốn đi tất cả những bản nhơ, những nỗi ô nhục của mấy ngày hôm nay! Hãy làm cho tôi trong sạch như nước suối này! — Tôi thì thầm rồi cắt tiếng cười vô cớ.

Tại sao vết chân con người không còn lại mãi mãi ở những nơi thân thiết, đáng ghi nhớ đối với lòng họ? Giá giờ đây tôi có thể tìm lại con đường mòn mà thầy Đuy-sen đã đưa tôi xuống núi, tôi sẽ phục xuống đất và hôn lên những vết chân của thầy tôi. Đối với tôi, con đường mòn ấy là con đường dẫn tới mọi con đường. Thiêng liêng và diễm phúc thay ngày hôm ấy, con đường mòn ấy, con đường đã dẫn tôi trở về với cuộc sống, với niềm tin mới vào bản thân mình, với những niềm hi vọng mới, với ánh sáng,… Cảm ơn ánh sáng Mặt Trời, cảm ơn mảnh đất ngày hôm ấy…

Xem thêm các bài Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá