TOP 10 mẫu Tóm tắt Mời trầu hay, ngắn gọn (Cánh diều 2024)

170

Toptailieu.vn xin giới thiệu TOP 10 mẫu Tóm tắt Mời trầu hay, ngắn gọn (Cánh diều 2024) giúp học sinh lớp 8 nắm được trọng tâm văn bản Mời trầu từ đó học tốt môn Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:

TOP 10 mẫu Tóm tắt Mời trầu hay, ngắn gọn (Cánh diều 2024)

Video bài giảng Mời trầu (Cánh diều)

Tóm tắt Mời trầu

Tóm tắt Mời trầu - mẫu 1

Bài thơ “Mời trầu” của Hồ Xuân Hương thể hiện nhiều khía cạnh của tính cách của bà. Bài thơ này cho thấy sự mạnh mẽ của bà trong việc vượt qua các ràng buộc truyền thống và những giới hạn của xã hội thời đó. Bà đảo lộn vai trò truyền thống của người phụ nữ trong việc mời trầu bạn tình. Điều này thể hiện sự tự chủ và tự quyết của bà trong tình yêu, chứng tỏ bà không chịu bị ràng buộc bởi các quy tắc xã hội hay lễ giáo.

Tuy mạnh mẽ và cởi mở trong tình yêu, Hồ Xuân Hương cũng thể hiện sự thông thái và sáng suốt. Bài thơ này thể hiện sự cháy bỏng của bà trong tình yêu, nhưng đồng thời, bà cũng nhận ra sự phù phiếm của tình đời. Điều này cho thấy tính cách của Hồ Xuân Hương không chỉ đa dạng mà còn sâu sắc và tinh tế, và bà luôn giữ vững tinh thần độc lập và sự nhận thức về cuộc sống và tình yêu.

Bố cục Mời trầu (Cánh diều) CHÍNH XÁC NHẤT  (ảnh 1)

Tóm tắt Mời trầu - mẫu 2

Trong kho tàng văn học Việt Nam, tình yêu là một đề tài được rất nhiều nhà thơ ưa chuộng, và có thể nói rất nhiều tác giả đã tạo nên được thành công vang dội qua những bài thơ tình của mình. Và nữ nhà thơ Hồ Xuân Hương cũng là một trong số đó, nhưng cách thể hiện nội tâm của bà lại khác hoàn toàn hết sức nhạy cảm và tinh tế. Qua bài thơ Mời trầu, bà đã thể hiện rõ nét niềm khao khát về một hạnh phúc lứa đôi. Có thể nói rằng, trong cuộc đời của nữ nhà thơ, bà đã từng gặp và nên duyên với rất nhiều người, nhưng dù vậy đến cuối cùng bà lại chẳng có một cái kết đẹp. Thời trẻ với tình cảm hồn nhiên, ngây thơ, nhưng lại gặp những lời giỡn cợt, trêu đùa tình cảm của Chiêu Hổ. Hay thoắt đã trở thành vợ lẽ của Tổng Cóc, sống một kiếp tủi nhục trăm bề, ngày ngày làm bạn với sự cô đơn, hiu quạnh, u buồn. Hay thậm chí đến cả ông phủ Vĩnh Tường- người bạn văn chương thân thiết, cứ ngỡ rằng giờ đây đã tìm được bến đỗ của cuộc đời, nhưng hóa ra cũng chỉ là một mộng ảo. Trái tim nhỏ bé của Xuân Hương vì thế mà tưởng trừng như đã nát tan. Biết bao đêm bà trằn trọc, nằm ôm hận một mình, tự thấy xót xa, thương cho cuộc đời của chính mình.

Bố cục Mời trầu

- Câu 1: Hình ảnh quả cau miếng trầu

- Câu 2: Khẳng định bản thân

- Câu 3: Câu nói giao duyên

- Câu 4: Niềm mong mỏi về hạnh phúc lứa đôi

Nội dung chính Mời trầu

Bài thơ Mời trầu nói về hình ảnh trầu, cau. Qua hình ảnh trầu cau và hành động mời trầu của chính tác giả ta thấy đây chính là một thông điệp mà Hồ Xuân Hương muốn gửi gắm, trong đó gói trọn tâm tình, khát khao nồng thắm của một phụ nữ muốn được vẹn tình, khát khao với tình yêu và cuộc đời.

Tác giả tác phẩm Mời trầu

I. Tác giả Hồ Xuân Hương

Tác giả tác phẩm Mời trầu - Ngữ văn 8 (Cánh diều) (ảnh 1)

- Nhà thơ Hồ Xuân Hương sinh năm 1772 tại Tỉnh Nghệ An, nước Việt Nam. Bà sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Hà Nội, nước Việt Nam. Bà sinh thuộc cung (chưa rõ), cầm tinh con (giáp) rồng (Nhâm Thìn 1772). Hồ Xuân Hương xếp hạng nổi tiếng thứ 1607 trên thế giới và thứ 2 trong danh sách Nhà thơ nổi tiếng.

- Theo các tài liệu lưu truyền, Hồ Xuân Hương (chưa rõ năm sinh năm mất) quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long. Nữ sĩ có một ngôi nhà riêng ở gần Hồ Tây (Hà Nội bây giờ) lấy tên là Cổ Nguyệt Đường.

- Cuộc đời Hồ Xuân Hương lận đận, nhiều nỗi éo le ngang trái: hai lần lấy chồng nhưng đề là lẽ, để đến cuối cùng vẫn sống một mình, cô độc.

Phong cách nghệ thuật của Hồ Xuân Hương:

+ Trong lịch sử văn học Việt Nam, Hồ Xuân Hương là hiện tượng rất độc đáo: nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng.

+ Nổi bật trong sáng tác thơ của Hồ Xuân Hương là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ.

=> Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa Thơ Nôm”.

II. Tìm hiểu tác phẩm Mời trầu

1. Thể loại

- Văn bản thuộc thể loại: Thơ thất ngôn tứ tuyệt.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời

Về hoàn cảnh sáng tác bài thơ Mời trầu thì hiện tại chưa có mốc thời gian hay hoàn cảnh cụ thể, tuy nhiên theo một số ghi chép thì bài thơ ra đời vào những thập niên cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX. Bài thơ này được sử dụng trong chương trình SGK Văn học 10 giai đoạn 1990-2006.

3.Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.

4. Giá trị nội dung

- Bài thơ Mời trầu nói lên được ý thức cá nhân, tinh thần đấu tranh đòi hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa mặc cho những định kiến, những hủ tục u ám của thời đại. Qua đó, bài thơ cũng là một tiếng nói trân trọng người phụ nữ, trân trọng những giá trị và ước mơ của họ trước cuộc đời.

5. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt được Hồ Xuân Hương sử dụng rất nhuần nhuyễn. Đây là thể thơ có quy luật nghiêm khắc về luật, niêm và vần (theo bằng trắc) và có bố cục rõ ràng. Ta có thể thấy điều này thể hiện rõ trong cách gieo vần của bài Mời trầu.

- Vần ở các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Cụ thể ở đây là “hôi”, “rồi” “vôi”. Bốn câu trong bài Mời trầu được viết đúng theo thứ tự là các câu: khai, thừa, chuyển, hợp.

Đọc tác phẩm Mời trầu

Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi,

Này của Xuân Hương mới quệt rồi.

Có phải duyên nhau thì thắm lại,

Đừng xanh như lá, bạc như vôi.

Xem thêm các bài Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá