SBT Ngữ Văn 8 (Cánh diều) Bài 6: Truyện

185

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Giải SBT Ngữ Văn 8 Bài 6: Truyện (Cánh diều) hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi SBT Ngữ văn 8 từ đó học tốt môn Ngữ văn 8.

SBT Ngữ Văn 8 (Cánh diều) Bài 6: Truyện

I. Bài tập đọc hiểu

Lão Hạc

Câu 1 trang 3 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 1, SGK) Tóm tắt truyện Lão Hạc trong khoảng 10 – 15 dòng.

Trả lời:

Lão Hạc có hoàn cảnh rất đáng thương: vợ đã mất, con trai vì nghèo không lấy được vợ nên phẫn chí xin đi mộ phu đồn điền cao su. Một mình lão thui thủi bầu bạn cùng cậu Vàng, vốn là con chó do con trai từng nuôi. Thế nhưng cuối cùng lão cũng phải tính toán bán cậu Vàng đi vì tình cảnh ngặt nghèo khó lòng nuôi nổi nó. Sau khi bán chó, lão Hạc tính trước tương lai khi gửi gắm ông giáo tiền bạc và nhờ ông giúp trông nom nhà cửa. Những ngày khốn khó bất ngờ ập đến, cùng với sự xa cách đã dần gây ra hiểu nhầm cho những người xung quanh với lão Hạc, đặc biệt là ông giáo. Cuối cùng, lão Hạc tự tử bằng bả chó, gây bất ngờ cho mọi người và để lại nhiều xót xa, ngậm ngùi cho ông giáo.

Câu 2 trang 3 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Phương án nào sau đây phù hợp nhất khi nói về chủ đề của truyện ngắn Lão Hạc?

A. Nông thôn Việt Nam nghèo đói, xơ xác trước Cách mạng tháng Tám 1945

B. Những người nông dân già bị đày đoạ vào cảnh nghèo đói, cùng đường

C. Người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám 1945

D. Giá trị nhân phẩm của người nông dân trong hoàn cảnh khốn cùng trước Cách mạng tháng Tám 1945

Trả lời:

Đáp án D

Câu 3 trang 3 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 3b, SGK) Phân tích diễn biến hành động, tâm trạng của lão Hạc sau khi bán con chó vàng. Theo em, nguyên nhân nào khiến lão Hạc có hành động và tâm trạng như vậy?

Trả lời:

* Diễn biến hành động, tâm trạng của lão Hạc sau khi bán con chó vàng:

- Hành động sau khi bán chó:

+ “Cố làm ra vẻ vui vẻ” nhưng “trông lão cười như mếu”, “đôi mắt lão ầng ậng nước”.

+ Nỗi niềm dần vỡ oà không ngăn lại được: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...”.

- Tâm trạng sau khi bán chó:

+ Cảm thấy tội lỗi, tệ bạc khi lừa một con chó: “Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!”.

+ Đau đớn, dằn vặt vì quá thương cậu Vàng. “Nó có biết gì đâu!. Nó thấy tên gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Có thể là thằng Mục với thằng Xiên, hai thẳng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!”.

+ Chua chát, cay đắng cho số phận cơ cực của bản thân: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”.

* Nguyên nhân khiến lão Hạc có hành động và tâm trạng như vậy:

- Việc “lừa một con chó” mâu thuẫn với nhân cách tử tế từ trước tới giờ của lão. Lão Hạc xem cậu Vàng như một người bạn, thậm chí là một người thân của mình.

- Cậu Vàng là kỉ niệm và cũng là sự kết nối duy nhất của lão và con trai.

- Lão Hạc nhận thức được sự bế tắc của số phận khi phải lừa bán con chó.

Câu 4 trang 3 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Theo em, điều gì khiến lão Hạc tìm đến cái chết vật vã, đau đớn như thế?

Trả lời:

Điều khiến lão Hạc tìm đến cái chết vật vã, đau đớn:

- Lão muốn bảo vệ tài sản cho con trai, quyết không xâm phạm. Đó là sự hi sinh đầy cảm động của một người cha.

- Lòng tự trọng khiến lão không muốn phải phiền lụy hàng xóm.

- Phần nào đó lão cũng muốn chuộc lỗi với cậu Vàng.

Câu 5 trang 3 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 6, SGK) Chỉ ra những yếu tố nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn Lão Hạc. Trong đó, em ấn tượng nhất với yếu tố nào? Vì sao?

Trả lời:

- Những yếu tố nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn Lão Hạc:

+ Nhân vật được xây dựng sinh động, tâm lí được khắc hoạ tinh tế.

+ Trần thuật bằng ngôi kể thứ nhất làm tăng tính khách quan, chân thực cho câu chuyện.

+ Kết hợp linh hoạt giữa tự sự và một số phương thức biểu đạt khác.

- Yếu tố khiến em ấn tượng nhất là nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật vì ngoại hình nhân vật được khắc hoạ rõ nét, góp phần thể hiện nội tâm; chiều sâu tâm lí nhân vật được nhà văn mô tả, phân tích với những diễn biến tâm trạng phức tạp, sinh động.

Câu 6 trang 3 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 7, SGK) Trong truyện có nhiều đoạn văn mang tính triết lí về cuộc sống, con người. Em thích nhất đoạn văn nào? Vì sao?

Trả lời:

* Một số đoạn mang tính triết lí:

- “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương không bao giờ ta thương”.

- “Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của minh để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa.”

* Đoạn văn khiến em thích nhất là đoạn “Chao ôi!... là những người đáng thương không bao giờ ta thương.” vì đoạn văn đã cho ta thấy bài học bài học trong cách đánh giá người khác: Bản tính tốt của con người nhiều khi đang bị những biểu hiện tiêu cực che lấp đi; do vậy, chúng ta phải cố gắng tìm hiểu, đặt bản thân vào hoàn cảnh của họ để có thể thông cảm, chia sẻ và yêu thương họ. Đoạn văn trên đã góp phần làm nên một nét đặc sắc của truyện ngắn Lão Hạc (trong truyện có nhiều đoạn văn mang tính triết lí về cuộc sống, con người và đó cũng là một đặc trưng khá nổi bật trong những sáng tác của Nam Cao (tác phẩm thường có tính triết lí sâu sắc).

Câu 7 trang 3 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Nêu bài học sâu sắc mà em rút ra được sau khi đọc truyện ngắn này.

Trả lời:

Truyện ngắn gửi gắm nhiều thông điệp bài học cao đẹp xoay quanh nhân vật lão Hạc. Đó là bài học về nhân cách sống đáng ngưỡng mộ của ông lão nghèo khổ. Tình yêu thương cao cả của ông dành cho con trai, tình yêu thương ấm áp ông dành cho cậu Vàng. Chính vì tình yêu thương đó mà ông sẵn sàng chọn cái chết để bảo vệ tài sản cho con và cũng là cách chuộc lỗi cho chú chó nhỏ. Ngoài ra, truyện ngắn còn là bài học về lòng tự trọng, “đói cho sạch rách cho thơm”. Dù trong hòn cảnh nào cũng phải giữ được lòng tự tôn, không để hoàn cảnh mà đánh mất đi nhân cách cao ngời.

Trong mắt trẻ

Câu 1 trang 4 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Phương án nào sau đây không phù hợp khi nhận xét về ý nghĩa của sự gắn kết giữa các chương I, II và XXVII trong văn bản?

A. Tạo sự gắn kết chặt chẽ trong cốt truyện

B. Làm sáng tỏ vai trò của nhân vật hoàng tử bé

C. Góp phần thể hiện ý nghĩa của văn bản

D. Thể hiện rõ những cảm xúc của “tôi” khi gặp hoàng tử bé

Trả lời:

Đáp án D

Câu 2 trang 4 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Phương án nào sau đây không phù hợp khi nhận xét về vai trò của nhân vật hoàng tử bé?

A. Đây là một người tri kỉ đáng quý mà nhân vật “tôi” bất ngờ có được

B. Khơi gợi cho nhân vật “tôi” phần hồn nhiên, tươi tắn, vô tư ngỡ đã bị vùi lấp theo thời gian

C. Nhắc nhở nhân vật “tôi” và cả người đọc về ý nghĩa to lớn của trí tưởng tượng trong thế giới tuổi thơ

D. Phê phán những người lớn đã thiếu tôn trọng ước mơ của trẻ em

Trả lời:

Đáp án D

Câu 3 trang 4 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Câu hỏi 4, SGK) Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” sau khi đã chia tay hoàng tử bé và trở về nhà. Theo em, nguyên nhân nào khiến nhân vật “tôi” mong gặp lại hoàng tử bé?

Trả lời:

- Diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” sau khi đã chia tay hoàng tử bé và trở về nhà:

+ Buồn: “buồn lắm”, “những chiếc lục lạc lại biến hết cả thành nước mắt”, cho rằng nơi từng gặp hoàng tử bé là “quang cảnh đẹp nhất và buồn nhất thế gian”.

+ Ngôn ngang nhiều cảm giác khó tả: lo lắng vì mình đã quên vẽ vòng da của rọ mõm khiến nó không thể buộc vào con cừu nên con cừu có thể ăn mặt bông hoa; tuy vậy, anh vẫn yên tâm, hạnh phúc vì tin tưởng vào sự cẩn thận của cậu bé.

+ Khát khao được gặp lại hoàng tử bé: cứ nghĩ mãi về cậu bé, về nơi cậu xuất hiện, về chốn cậu sinh sống, về những thứ nhỏ nhoi xung quanh cậu như con cừu và bông hoa; mong muốn mọi người nếu có đi qua nơi tác giả từng gặp hoàng tử bé và vô tình gặp được cậu ấy thì “hãy nhanh tay viết thư cho tôi biết là cậu đã trở lại”.

- Theo em, nguyên nhân khiến nhân vật “tôi” muốn gặp hoàng tử bé là:

+ Gặp gỡ hoàng tử bé là một kỉ niệm không thể quên trong đời (nhân vật “tôi gặp cậu bé khi đang trong tình huống sống còn và cậu bé thực sự đã trở thành điểm tựa tinh thần cho anh).

+ Hoàng tử bé là tấm gương phản chiếu những giấc mộng ấu thơ chưa thành, là động lực làm sáng lại đôi mắt trẻ thơ hồn nhiên, vô tư, lạc quan nhìn cuộc đời mà nhân vật “tôi” đã đánh mất, là chất xúc tác làm thăng hoa sự bay bổng của ý tưởng, sự đột phá trong suy nghĩ, sự thú vị trong những phát hiện đã từng có.

Câu 4 trang 4 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 5, SGK) Nhận xét về hình thức trình bày của văn bản Trong mắt trẻ. Em ấn tượng với bức tranh nào nhất? Vì sao?

Trả lời:

- Điểm đặc sắc trong hình thức trình bày của văn bản là có những tranh vẽ minh hoạ bám sát diễn biến câu chuyện.

- Bức tranh khiến em ấn tượng nhất là:

+ Bức tranh con trăn vì nó thể hiện khả năng tưởng tượng, liên tưởng phong phú của trẻ thơ và để lại bài học về cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề.

+ Bức tranh cuối cùng vì nó thể hiện được nỗi cô độc và niềm mong nhớ tha thiết của nhân vật “tôi” khi đang trơ trọi giữa sa mạc và ngóng chờ hoàng tử bé trở lại.

Câu 5 trang 4 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 6, SGK) Em rút ra được thông điệp gì sau khi đọc đoạn trích trên?

Trả lời:

Thông điệp sau khi đọc đoạn trích:

- Trẻ em rất cần sự động viên, khuyến khích của người lớn đối với những nguyện vọng, mơ ước của mình vì điều đó thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm, chia sẻ, thấu hiểu và đồng cảm của người lớn với các em.

- Trẻ em cần lắng nghe những khuyên bảo của người lớn trên con đường thực hiện mơ ước, cần nhận thức được ý nghĩa của sự hỗ trợ từ gia đình. Các em cũng cần học cách thuyết phục người khác chấp nhận những ước mơ của mình bằng tất cả sự cầu thị, tự tin và kiên định.

Câu 6 trang 4 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 7, SGK) Việc tái hiện sự khác nhau trong cách nhìn những bức tranh liên quan chặt chẽ đến ý nghĩa của đoạn trích. Em có đồng ý với nhận xét này không? Vì sao? (Trình bày thành một đoạn văn khoảng 8 – 10 dòng).

Trả lời:

Em đồng ý với nhận xét trên vì:

- Việc tái hiện sự khác nhau trong cách nhìn những bức tranh gợi ra nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với một vấn đề, một sự vật, hiện tượng sẽ mang dấu ấn của đặc điểm tâm lí riêng, có thiên hướng chủ quan và tính chất cá biệt của mỗi cá nhân. Ngay ở cùng một người, cách nhìn ấy cũng có sự thay đổi theo vốn tri thức, độ tuổi, trải nghiệm,... Mỗi đứa trẻ sẽ luôn có những cách nhìn nhận mới mẻ riêng bằng những tiếp nhận kiến thức khác nhau mà các em được tiếp nhận. Đó thường là những góc nhìn vô tư, hồn nhiên, đơn giản nhất. Do vậy, mỗi người cần tôn trọng sự khác biệt trong cách nhìn nhận, đánh giá đối với một vấn đề, một sự vật, hiện tượng của người khác, nên hiểu rằng những cách nhìn, cách đánh giá phong phú, đa dạng sẽ tạo nên cái nhìn đa chiều, toàn diện hơn về vấn đề, sự vật, hiện tượng ấy.

Câu 7 trang 4 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

BỤNG TRẺ CON

– Chết, những hai hào kia? Thôi, thế thì đưa đây rồi cô đi mua cho gói kẹo bạc

hà, cô cháu ta cùng ăn, nhé? Liên?...

- Cháu chả...

Liên, một đứa trẻ lên năm, hai má phúng phính, ai trông cũng muốn ôm, hai hàm răng hơi sún, lắc đầu một cái rồi lôi cái tà áo màu lá táo lên mồm.

– Hay là cô vay rồi mai cô trả thành bốn vậy?

Liên đưa đôi mắt ngây thơ lên nhìn cô, nghi hoặc, rồi, khi thấy cô nhìn minh mà cười một cách tỉnh quái, liền bỏ ngay tay vào túi giữ chặt hai hào, lại nguẩy một cái:

Cháu chả!...

Bà cụ đầu đã bạc phơ, ngồi trên ghế khuỳnh tay ngắm nghía cháu, đến bây giờ giơ tay ra gọi:

– Thôi, cô cứ trêu mãi thế, ra đây với bà.

Tức khắc Liên lon ton chạy lại, suýt nữa văng mất cả đôi giày mang cá dài vừa bằng một ngón tay. Liên ôm lấy bà, ngửa cổ ra cười, nũng nịu...

Bà bế cháu lên lòng, hôn hít, xoa đầu rồi hỏi:

Thế hai hào này thì con để làm gì, hở Liên?

Liên sẽ để hai hào làm gì?... Biết nói thế nào?

Không, Liên suy nghĩ đã.

Một bận không hiểu vào ngày nào, đã từ lâu, Liên không còn nhớ nữa, thằng nhỏ đi chợ về, ngoài việc bỏ ở rổ ra: thịt, trứng, rau và đậu, nó lại để xuống đất một cái ống tre dài dài, xanh xanh. Liên hỏi, nó bảo đó là ống tiền. Ông tiền? Nghe thế, Liên tưởng trong ống có tiền, liền cầm vào tay lắc mấy cái. Không thấy gì, Liên giương tròn đôi mắt: “Chỉ dối! Nào tiền ở đâu?”. Thằng nhỏ ngửa cổ ra cười vang một gian nhà bếp rồi nói: “Chị rõ... Ống tiền để mà bỏ tiền vào, chị nghe ra chưa?”. Liên vẫn không tin, lại hỏi:

- Chỉ dối!... Thế sao mợ không phải mua ống tre? Sao mợ chỉ bỏ tiền vào hòm?

- Mợ có nhiều tiền nên không phải bỏ vào ống tre.

- Nhỏ cũng có hòm, sao không bỏ vào hòm mà phải mua ống tre?

Thằng nhỏ gãi đầu, không biết đáp thế nào, phải làm một câu:

- Thưa chị, tôi sợ cứ ăn quà cả ngày như chị thì hết mất nên tôi phải mua ống tre để dành.

Liên quay gót ra, ngẫm nghĩ...

Chị Thoa bên cạnh có một con búp bê hai hào. Ngày ngày chị Thoa ra cửa, ẵm búp bê vào lòng kêu là: ru em. Rồi chị Thoa được bà Tham, mợ chị Thoa, may cho búp bê một cái áo xinh xinh bằng lụa đỏ. Liên trông thấy Thoa có búp bê thèm quá cũng muốn có, liền hỏi:

– Đẹp nhỉ... Mấy xu?

Thoa cong môi lên, nguẩy một cái:

– Mấy xu ngay! Của người ta mua những hai hào!

Liên về bảo mợ, mợ cười và bảo cứ ngoan ngoãn đừng đòi ăn quà cả ngày rồi mợ sẽ mua cho. Đến hôm cùng đi với mợ ra hiệu để mợ mua thuốc đánh răng với bít tất cho cậu, thấy bên trong tủ kính không biết bao nhiêu là búp bê giống Thoa, Liên trống ngực đánh thình thình, chờ mợ mua mọi thứ xong, đã sắp giật Liên ra, liền nhắc:

– Mợ ơi! Mợ mua cho con búp bê đi nào...

Mợ quên ngay lời hẹn từ hôm nào, quắc mắt:

– Mua làm gì? Tiền đâu để mà phí thế?

Rồi mợ lôi xềnh xệch Liên ra. Liên ứa nước mắt, quay lại nhìn cái tủ kính lần cuối cùng, trong lòng giận mợ quá đi mất.

Hôm sau, Liên bảo bà:

- Bà bảo thằng nhỏ mua cái ống tiền cho con...

Bà cười, ôm Liên vào lòng khen Liên ngoan, hôn hít Liên mãi. Từ hôm ấy trở đi, mỗi buổi trưa bà lại cho thêm Liên một trinh để dành...

Một hôm, hai cánh tay yếu ớt của Liên nhấc ống tiền lên đã thấy nặng, Liên nói với bà bảo thằng nhỏ bổ ống ra. Lưỡi con dao rựa vừa phang xuống, một núi trinh đã tung toé khắp nhà. Thằng nhỏ nhặt tiền, đếm, bảo là đúng hai hào, vì rằng có bốn mươi đồng trinh. Bỏ vào túi nặng xệ cả một bên áo, Liên lon ton ra khoe bà. Bà đếm tiền rồi bảo để thế rách mất áo, liền đưa ra hai đồng hào đổi cho Liên.

Thế là cô chạy ra xui Liên mua kẹo! Không, Liên chả mua một lúc nhiều kẹo quá thế, ăn không hết lại để cô ăn dỗ mất cả ấy à?...

Không thấy cháu nói gì, bà cụ hỏi lại:

– Thế nào, định để hai hào này làm gì, hở con?

Liên trù trừ2) mãi mới dám nói:

- Bà bảo cậu cháu mua cho cháu con búp bê. Để cháu ẵm như chị Thoa bên bà Tham, nhé bà nhé?

Bà gật đầu:

- Ừ, thế nào bà cũng bảo cậu mua cho con.

[...] Không thấy bà hỏi gì nữa, Liên trụt xuống đất, ra cửa nhìn xem có chị Thoa chơi đấy không. Rồi Liên cũng có búp bê. Rồi Liên sẽ xin mợ những mụn với đó, tím, vàng, xanh, khối ra ở trong thúng của mợ, rồi Liên xin mợ cho Liên cái kim sẵn chỉ, cái kéo, cắt áo mặc cho búp bê rồi ẵm vào lòng ru em cho mà xem! Liên chẳng còn sợ mỗi khi chưa động đến Thoa, Thoa đã cong ngay môi lên, giằng lại cái búp bê Liên ẵm trong tay mà rằng:

– Thôi, tao không chơi với mày nữa.

*

Sau khi được mặc áo lam quần trắng, vào lúc chiều, đèn máy vừa mới bật, Liên được cậu dắt đi chơi phố để mua búp bê và nhân thể xem rước đèn. Liên sung sướng quá, thích quá đi mất, lộp độp khua gót giày mang cá kêu vang lên cũng như giày tây của cậu. Một tay nắm chặt hai hào bỏ trong túi, Liên đi với cậu nghênh ngang, tung tăng.

Đông người quá, giá không đi với cậu chắc Liên lạc, sẽ bị chen ngã chết bẹp, nếu không có hai, ba con mẹ mìn)... Tiếng guốc nhựa kêu vang lên với tiếng kèn tây, trống tây. Một dãy lính cưỡi ngựa đi đầu rồi đến những cái đèn thiềm thừ), quả dưa, Mặt Trăng, ông sao rất nhiều và đẹp hơn của các đám rước sư tử. Lại có cả vô số những ông đội xếp Tây dắt xe đạp đi hai bên lề đường...

Nhanh chân, cậu đã dắt Liên đứng được ở một chỗ ngay vệ hè, không có ai đứng trước mặt cả. Đằng sau Liên, người ta xô nhau xem, tranh nhau chỗ, cãi nhau chí choé. Trước mặt Liên không biết bao nhiêu là lính Tây cưỡi trên lưng những con gì không biết, giống như ngựa, nhưng tại dài và to hơn. Liên vừa thích mắt vừa sợ, mỗi khi thấy một con lăng quăng chực chồm lên hè, Liên nắm chặt lấy cậu cả hai tay. Hết lượt những con ấy rồi, Liên buồn cười vì trong đám lính thổi kèn có một ông Tây đen ngửa bụng ra đeo một cái trống to hơn cái nia ở nhà ấy.

Chợt thấy hình như có cái gì đụng vào bụng Liên, Liên nhìn xuống, thấy một cánh tay vừa ở túi áo có hào của Liên rút ra, tức thời nắm chặt lấy. Liên toan kêu to nhưng không biết nghĩ sao, chỉ quay lại, nghển cổ nhìn. Người bị Liên nắm chặt lấy tay, quần áo rách, mặt trông khổ sở, cũng nhìn Liên bằng đôi mắt như những mắt của bọn ăn mày vẫn chìa tay xin van mợ vậy. Nếu Liên kêu lên, người ấy không thể chạy thoát, sau lưng anh ta còn những bức tưởng người. Cậu của Liên ngày ấy, mấy ông đội xếp Tây đang đi đấy... Liên là mắt nhìn người ăn cắp, người ăn cắp cũng giương đôi mắt khốn khổ, kêu van đối lại, làm cho Liên nghĩ đến bao nhiêu kế ăn mày, rồi... buông tay ra.

Đám rước đã đi sang phố khác, người xem chạy xô nhau rào rào. Rồi người ăn cấp của Liên cũng thừa cơ cắm đầu chạy. Lúc bấy giờ cậu Liên mới nhìn xuống, thấy Liên ngơ ngác nhìn theo một người, liền hỏi:

Cái gì? Hay là nó lấy mất tiền rồi phải không? Liên gật một cái, cậu Liên hấp tấp vội hỏi:

– Thế thằng nào?... Mau chỉ cho tạo...

Liên trỏ vụ với

– Nó chạy vào đám đông kia rồi...

Cậu Liên thừ người ra nhìn rồi mắng:

− [...] Sao không bảo ngay tao?... Thôi! Còn đâu là búp bê nữa! [...] Thôi đi về. Liên cúi đầu theo cậu về, không nói gì cả.

Đến nhà, cậu Liên sôi lên sùng sục, mách với bà, với cô, với mợ, mách cả thẳng nhỏ, và bảo:

– Con này nó đần độn, ngu dại quá đi mất!... Biết rõ đứa ăn cắp lại không bảo ngay mình, lại để nó chạy biến mất đi!... Lại chờ mình hỏi nó mới nói!

Bà không tin, kêu:

– Nào chắc gì nó biết...

Cậu cãi:

− [...] Nó lại biết thì nó mới khờ dại chứ!

Mợ bảo:

– Thôi thế thì nhịn búp bê. Đòi nữa thì gọi là chết đòn.

Cô cũng thêm một câu:

Con bé thế, không ngờ mà ngu thế.

Cậu lại bảo:

– Giá nó bảo ngay thì thằng ăn cắp gọi là nhừ xương với tôi.

Liên không nói gì cả, chỉ đứng im, cúi đầu.

Sau cùng, bà ẵm Liên lên lòng và khẽ hỏi:

– Thế sao con không kêu ngay lên cho cậu con biết?

Liên mãi mới ngừng lên, hai mắt rơm rớm:

Thế ngộ người ấy hôm nay đã phải nhịn đói thì làm thế nào ?...

1914

(Vũ Trọng Phụng, sachhayonline com)

a) Tóm tắt truyện ngắn trên trong khoảng 8 – 10 dòng.

b) Theo em, nhân vật Liên là một cô bé như thế nào?

c) Sự tương đồng về ý nghĩa của truyện ngắn này và đoạn trích Trong mắt trẻ đã học là gì?

d) Em ấn tượng nhất với nét đặc sắc nghệ thuật nào của truyện ngắn này? Vì sao?

Trả lời:

a) Tóm tắt truyện ngắn Bụng trẻ con:

Liên muốn có được búp bê như chị Thoa nhà hàng xóm nên đã để dành tiền mua. Để dành đủ tiền, Liên được bà đổi cho tiền chẵn, được cậu dắt đi chơi phố và mua búp bê. Đang mải mê ngắm đường phố và cảnh rước đèn, Liên phát hiện và nắm được tay người đã lấy tiền em để trong túi. Nhìn bộ dạng đáng thương của người trộm tiền, Liên đã buông tay để người ấy thoát được. Liên bị cậu và mợ mắng vì việc phát hiện mà không lên tiếng, để kẻ lấy tiền chạy mất. Khi bà hỏi, Liên mới nói rằng em làm vậy vì thương họ có thể “hôm nay đã phải nhịn đói”.

b) Theo em, nhân vật Liên là một cô bé hồn nhiên, ngây thơ; biết chú ý quan sát và biết suy nghĩ, đánh giá sự việc và con người; đặc biệt, có một tấm lòng nhân ái, vị tha.

c) Sự tương đồng về ý nghĩa của truyện ngắn Bụng trẻ con và đoạn trích Trong mắt trẻ đã học:

Trẻ con có những cảm xúc, suy nghĩ, hành động rất khác biệt mà người lớn chưa thể hiểu hết. Dẫu vậy, người lớn vẫn cần phải tôn trọng các em.

- Cần đặt bản thân vào hoàn cảnh của người khác để chia sẻ, thấu hiểu và thông cảm cho những hành động, việc làm, lựa chọn của họ.

d) Trong truyện ngắn, nét đặc sắc nghệ thuật khiến em ấn tượng nhất là nghệ thuật xây dựng cốt truyện vì cốt truyện khá kịch tính (cô bé Liên đã có nhiều suy nghĩ khi phát hiện kẻ móc túi) với những diễn biến bất ngờ (Liên đã thả cho người móc túi chạy, không tri hô) và nhiều ý nghĩa (Liên chấp nhận bị mắng vì thương cho hoàn cảnh của người móc túi).

Người thầy đầu tiên

Câu 1 trang 9 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 2, SGK) Tóm tắt nội dung chính của từng phần được đánh số trong văn bản. Nội dung phần (3) cho biết sự khác biệt gì về thời gian kể chuyện so với hai phần trước? Câu văn nào nói lên điều đó?

Trả lời:

- Tóm tắt nội dung chính của từng phần được đánh số trong văn bản:

+ Phần (1): Thầy Đuy-sen hứa sẽ bảo vệ An-tư-nai trước âm mưu của người thím, động viên em lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng khi cùng em trồng hai cây phong.

+ Phần (2): Biến cố đau buồn vẫn xảy ra với An-tư-nai và thầy Đuy-sen đã trải qua

nhiều khó khăn, vất vả để giải thoát cho em.

+ Phần (3): Những suy nghĩ của An-tư-nai về con đường mòn mà thầy Đuy-sen đã đưa em đi hôm ấy.

- Nội dung phần (3) là những suy nghĩ của nhân vật An-tư-nai ở hiện tại nên có sự khác biệt về thời gian kể chuyện so với hai phần trước - vốn là hồi ức của nhân vật.

+ Câu văn nói lên điều đó: “Giá giờ đây tôi có thể tìm lại con đường mòn mà thầy Đuy-sen đã đưa tôi xuống núi, tôi sẽ phục xuống đất và hôn lên những vết chân của thầy tôi.” và “Thiêng liêng và diễm phúc thay ngày hôm ấy, con đường mòn ấy, con đường đã dẫn tôi trở về với cuộc sống, với niềm tin mới vào bản thân mình, với những niềm hi vọng mới, với ánh sáng,... Cảm ơn ánh sáng Mặt Trời, cảm ơn mảnh đất ngày hôm ấy...”.

Câu 2 trang 9 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 4, SGK) Phân tích nhân vật thầy Đuy-sen trong đoạn trích Người thầy đầu tiên.

Trả lời:

Nhân vật thầy Đuy-sen trong đoạn trích là một người thầy:

- Yêu thương, quan tâm học trò (không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn dạy học trò cách làm người, giúp An-tư-nai tạo lập nhân cách của mình).

- Có trách nhiệm với học trò (ra sức bảo vệ An-tư-nai, dám hi sinh cả tính mạng để mong đem lại cuộc sống mới đầy hi vọng cho học trò của mình).

- Có niềm tin vào tương lai tươi sáng của học trò (tin tưởng mạnh mẽ vào năng lực của An-tư-nai, gieo vào lòng cô bé niềm tin, nghị lực trong cuộc sống). Đây cũng chính là phẩm chất nổi bật của nhân vật. Thầy là người hiếm hoi luôn tin tưởng mạnh mẽ vào năng lực của An-tư-nai, từ đó gieo vào lòng cô bé niềm tin, nghị lực trong cuộc sống, góp phần khiến cô bé thay đổi vận mệnh của mình. Niềm tin đó xuất phát từ tình yêu thương, sự quan tâm và được thể hiện cụ thể qua trách nhiệm đối với học trò, đặc biệt là An-tư-nai.

Câu 3 trang 9 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 5, SGK) Thông qua cuộc đời nhân vật An-tư-nai, có thể nêu lên nhận xét gì về số phận của những người phụ nữ được nói tới trong câu chuyện?

Trả lời:

Thông qua cuộc đời nhân vật An-tư-nai, có thể rút ra một số nhận xét sau về số phận của những người phụ nữ trong câu chuyện:

- Chịu nhiều thiệt thòi.

- Bị đói nghèo, lạc hậu đoạ đày, mất hết quyền làm người.

Câu 4 trang 9 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Tìm một số câu văn trong đoạn trích thể hiện văn phong vừa bay bổng, lãng mạn vừa giàu tính hiện thực của tác giả Ai-ma-tốp.

Trả lời:

Một số câu văn trong đoạn trích thể hiện văn phong vừa bay bổng, lãng mạn vừa giàu tính hiện thực:

- “Hai cây phong ấy còn non, vừa cao bằng người tôi, thân biêng biếc. Và khi hai chúng tôi đã trồng xuống khoảnh đất cạnh trường, từ chân núi đưa lên một làn gió nhẹ, lần đầu tiên chạm vào những khóm lá bé lăn tăn như thổi một luồng sinh khí vào chúng. Mấy khóm lá run rẩy, hai cây phong bắt đầu lay động, đung đưa”.

- “Rồi em sẽ thấy hai cây phong của chúng ta đẹp đến nhường nào! Chúng nó sẽ đứng trên ngọn đồi này, sát cánh nhau như hai anh em. Và mọi người sẽ luôn luôn nhìn thấy chúng và những người lành sẽ thấy lòng vui lên khi nhìn thấy chúng. Đến khi ấy cả cuộc sống cũng sẽ khác, An-tư-nai ạ. Tất cả những gì đẹp nhất đều hãy còn ở phía trước...”.

- “Tôi nhìn như thể lần đầu tiên tôi được thấy hết vẻ đẹp sáng ngời trên gương mặt thầy, tấm lòng trìu mến và trung hậu ánh lên trong đôi mắt thầy, dường như trước kia tôi chưa từng biết đôi bàn tay của thầy mạnh mẽ và khéo léo như thế nào trong lao động, nụ cười trong sáng của thầy có sức sưởi ấm lòng người đến nhường nào. Và trong lòng tôi, như một đợt sóng nồng nàn, bỗng cuộn lên một tình cảm mới mẻ mà tôi chưa hề biết, từ một thế giới xa lạ nào lan tới.”.

- “Nước ơi, hãy cuốn đi tất cả những bùn nhơ, những nỗi ô nhục của mấy ngày hôm nay! Hãy làm cho tôi trong sạch như nước suối này!”.

- “Thiêng liêng và diễm phúc thay ngày hôm ấy, con đường mòn ấy, con đường đã dẫn tôi trở về với cuộc sống, với niềm tin mới vào bản thân mình, với những niềm hi vọng mới, với ánh sáng,... Cảm ơn ánh sáng Mặt Trời, cảm ơn mảnh đất ngày hôm ấy...”.

Câu 5 trang 9 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Xét về cách thức kể chuyện / trần thuật, văn bản này có điểm gì tương đồng với văn bản Trong mắt trẻ (Ê-xu-pe-ri) đã học?

Trả lời:

Xét về cách thức kể chuyện/ trần thuật, văn bản Người thầy đầu tiên có sự tương đồng về cách thức lựa chọn ngôi kể trong trần thuật với văn bản Trong mắt trẻ đã học – đó là trần thuật từ ngôi thứ nhất (nhập vai nhân vật kể lại truyện). Cách trần thuật này giúp câu chuyện sinh động, hấp dẫn, mang đậm dấu ấn cá nhân; tạo điều kiện để biểu cảm trực tiếp, thể hiện cảm xúc chân thực trước những sự việc mà bản thân nhân vật đã tham gia.

Câu 6 trang 9 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) ghi lại những ấn tượng của em về hình ảnh hai cây phong non trong văn bản.

Trả lời:

Hình ảnh hai cây phong non được miêu tả khá chi tiết (qua cái nhìn của nhân vật An-tư-nai) trong văn bản: “Hai cây phong ấy còn non, vừa cao bằng người tôi, thân biêng biếc.”, “từ chân núi đưa lên một làn gió nhẹ, lần đầu tiên chạm vào những khóm lá bé lăn tăn như thổi một luồng sinh khí vào chúng. Mấy khóm lá run rẩy, hai cây phong bắt đầu lay động, đung đưa .......”. Hình ảnh này đã thể hiện sự quan sát tinh tế và tâm hồn giàu cảm xúc của nhân vật An-tư nai, cũng chính là của tác giả truyện ngắn. Hình ảnh cũng mang ý nghĩa gợi niềm lạc quan (những người lành sẽ thấy lòng vui lên khi nhìn thấy chủng), nó là lời động viên về tương lai tươi sáng (Tất cả những gì đẹp nhất đều hãy còn ở phía trước...), nó thể hiện tình thương yêu sâu sắc, niềm tin mãnh liệt của người thầy dành cho học trò của mình như lời thầy Đuy-sen đã nói với An-tư-nai (“Và trong khi chúng lớn lên, ngày một thêm sức sống, em cũng sẽ trưởng thành, em sẽ là một người tốt. Em có một tâm hồn đẹp và một đầu óc ham học. Thầy bao giờ cũng nghĩ rằng em sẽ trở thành người thông thái. Thầy tin như vậy, em ạ, số phận em nhất định sẽ như thế. Em bây giờ trẻ măng như một thân cây non, như đôi cây phong nhỏ này. An-tu-nai a, ta sẽ tự tay trồng lấy hai cây phong này. Và mong sao em sẽ tìm thấy hạnh phúc trong học tập, ngôi sao nhỏ trong sáng của thầy ạ..”.). Từ đó, hình ảnh hai cây phong non nhắc chúng ta đừng bao giờ quên công ơn và tình cảm của những người thầy trong cuộc đời mình.

II. Bài tập tiếng Việt

Bài tập tiếng Việt trang 9, 10

Câu 1 trang 9 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Bài tập 2, SGK) Giải thích nghĩa của các từ địa phương được in đậm dưới đây bằng các từ toàn dân cùng nghĩa:

a) ...Lão viết văn tự nhượng cho tôi để không ai còn tơ tưởng dòm ngó đến... (Nam Cao)

b) Đón ba, nội gầy gò, cười phô cả lợi.

 tưởng con không về được, mưa gió tối trời vầy khéo cám. (Nguyễn Ngọc Tư) c) Một hôm, chủ Biểu đến nhà, chủ mang theo xấu ếch dài thiệt dài, bỗ bã:

- Cái này má gởi cho mầy, má biểu phải đem đến tận nhà. (Nguyễn Ngọc Tư)

Trả lời:

a) dòm ngó: nhòm ngó

b) Ba: bố, cha

Nội: Bà nội, ông nội

c) Thiệt: thật

Gởi: gửi

Mầy: mày

Biểu: Bảo, nói

Câu 2 trang 10 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Bài tập 3, SGK) Việc sử dụng các biệt ngữ xã hội (có dấu ngoặc kép) trong những câu sau (ở tác phẩm Bỉ vỏ của Nguyên Hồng) có tác dụng thể hiện đặc điểm của các nhân vật như thế nào?

a) Nó hết sức theo dõi nhưng không làm sao đến gần được vì “bỉ” này “hắc” lắm.

b) Cái “cá” ngon làm vậy thằng “vỏ lõi” nó còn “mỗi” được huống hồ chị...

Trả lời:

a) - Nghĩa của biệt ngữ xã hội:

+ Bỉ: đàn bà, con gái; hắc: cẩn thận, khôn ngoan

=> Việc sử dụng các biệt ngữ xã hội (có dấu ngoặc kép) có tác dụng mô tả đặc điểm của nhân vật nữ được nhắc đến. Nhân vật nữ được nhắc đến là một người con gái cẩn thận và khôn ngoan. Qua các biệt ngữ được sử dụng, có thể thấy, người nói phải có độ hiểu biết xã hội nhất định nếu không sẽ không hiểu về biệt ngữ, không biết cách dùng nó.

b) - Nghĩa của biệt ngữ xã hội:

+ Cá: ví tiền; vỏ lõi: kẻ cắp nhỏ tuổi; mõi: lấy cắp

=> Việc sử dụng các biệt ngữ xã hội (có dấu ngoặc kép) có tác dụng thể hiện đặc điểm của nhân vật ăn cắp được nhắc đến. Các biệt ngữ xã hội dùng trong câu nhằm nói đến hành động ăn cắp ví tiền của một kẻ cắp nhỏ tuổi. Nếu không hiểu biết về biệt ngữ, người đọc sẽ không hiểu được ý nghĩa của câu. Qua các biệt ngữ được sử dụng trong câu, người đọc có thể thấy, người nói là một người có sự hiểu biết về các biệt ngữ dùng cho trường hợp miêu tả lại người có hành vi và cách thức trộm cắp.

Câu 3 trang 10 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Tìm từ địa phương trong những câu dưới đây. Cho biết các từ đó được dùng ở vùng miền nào và có ý nghĩa gì.

a)

Có nhà viên ngoại họ Vương,

Gia tư nghỉ cũng thường thường bậc trung.

(Nguyễn Du)

b)

Chém cha ba đứa đánh phu,

Choa đói, choa rét bay thù gì choa?

(Tố Hữu)

c) Lu nước của chúng tôi lần lượt bị pháo bắn bể hết. (Anh Đức)

Trả lời:

a) - Từ địa phương: viên ngoại

+ Vùng miền: Đây là từ được sử dụng ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam.

+ Tác dụng: tên gọi gia đình có điều kiện nhưng không có chức vị gì trong triều đình thời xưa.

- Từ địa phương: nghỉ

+ Vùng miền: Đây là từ được sử dụng ở miền Trung Việt Nam.

+ Tác dụng: thay đại từ xưng hô ông ấy.

b) - Từ địa phương: choa

+ Vùng miền: Đây là từ được sử dụng ở miền Nam Việt Nam.

+ Tác dụng: "Choa" là một từ tiếng lóng ở miền Nam Việt Nam, có nghĩa là không. Trong trường hợp này, từ này được sử dụng để diễn tả sự khinh thường hay sự không tin tưởng vào ai đó hoặc điều gì đó.

c) - Từ địa phương: bể

- Vùng miền: Đây là từ được sử dụng ở miền Nam Viêth Nam.

+ Tác dụng: thay thế từ “vỡ”

Câu 4 trang 10 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Ghép các từ địa phương (in đậm) với nghĩa phù hợp:

Ghép các từ địa phương (in đậm) với nghĩa phù hợp

Mẫu: a) – 5)

Trả lời:

a - 5

b - 3

c - 4

d - 3

e - 1

III. Bài tập viết

Bài tập viết trang 11

Câu 1 trang 11 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Thế nào là bài văn phân tích một tác phẩm truyện? Để viết được bài văn theo yêu cầu này cần chú ý những gì?

Trả lời:

- Phân tích một tác phẩm truyện là kiểu bài nghị luận văn học mà trong đó, người viết dùng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Bài viết phải nêu được chủ đề; dẫn ra và phân tích được tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm; từ đó, nêu lên nhận xét, đánh giá về những nét đặc sắc đó.

- Để viết được bài văn theo yêu cầu này cần chú ý:

+ Việc phân tích và nhận xét, đánh giá về truyện phải bám sát nội dung, hình thức của tác phẩm.

+ Trước khi viết, cần tìm ý và lập dàn ý. Căn cứ vào đề bài để xác định cách tìm ý cho phù hợp (đặt câu hỏi hoặc suy luận).

+ Các nhận xét, đánh giá trong bài văn về tác phẩm truyện, đặc biệt là các nét đặc sắc nghệ thuật, phải rõ ràng, đúng đắn, có lí lẽ và bằng chứng thuyết phục. Nên kết hợp nêu các yếu tố cần phân tích với việc phát biểu những nhận xét, cảm nghĩ của bản thân về yếu tố ấy.

+ Bài văn phân tích tác phẩm truyện cần có bố cục mạch lạc, lời văn chuẩn xác, gợi cảm.

Câu 2 trang 11 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Em có thể dựa vào những câu hỏi nào để tìm ý cho bài văn phân tích một tác phẩm truyện?

Trả lời:

Để tìm ý cho bài văn phân tích một tác phẩm truyện, có thể dựa vào các câu hỏi sau đây:

- Tác giả và ngữ cảnh: Ai là tác giả của tác phẩm? Khi nào và ở đâu tác phẩm được viết? Ngữ cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa có ảnh hưởng đến tác phẩm không?

- Nhân vật: Tác phẩm có những nhân vật chính và phụ nào? Họ là ai, có đặc điểm gì đặc biệt? Có mối quan hệ, tương tác như thế nào với nhau?

- Cốt truyện: Truyện kể về cái gì? Sự kiện chính diễn ra như thế nào? Có các sự kiện phụ, xoay quanh những yếu tố gì khác?

- Phong cách viết: Tác phẩm được viết theo phong cách nào? Lối viết của tác giả có đặc điểm gì? Tác phẩm có sử dụng các kỹ thuật văn học như chỉ dẫn, so sánh, tượng trưng, lồng ghép ý nghĩa... không?

- Ý nghĩa và thông điệp: Tác phẩm mang ý nghĩa gì đối với độc giả? Tác giả muốn truyền tải thông điệp hay giá trị gì thông qua tác phẩm? Có liên hệ gì giữa nội dung và ngữ cảnh lịch sử, xã hội của tác phẩm không?

Câu 3 trang 11 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Tìm ý cho đề văn: Phân tích đoạn trích Trong mắt trẻ (trích Hoàng tử bé của Ê-xu-pe-ri).

Trả lời:

- Nét đặc sắc trong cốt truyện của văn bản (các chương I, II và XXVII riêng rẽ nhưng nội dung liên quan mật thiết với nhau, tạo sự gắn kết chặt chẽ trong cốt truyện; từ đó, góp phần làm sáng tỏ vai trò của nhân vật hoàng tử bé cũng như nêu bật ý nghĩa của văn bản).

- Chủ đề của văn bản (cách nhìn riêng biệt, độc đáo, giàu trí tưởng tượng, đầy thú vị của trẻ thơ).

- Ấn tượng chung của bản thân sau khi đọc văn bản (sự khác nhau trong cách nhìn của hoàng tử bé và những người lớn đã khơi gợi những bài học nhận thức đầy ý nghĩa).

- Nhân vật cần chú ý phân tích: hoàng tử bé (xuất hiện rất đúng lúc, đối lập hoàn toàn với những gì mà nhân vật “tôi” đang gặp; vai trò quan trọng của hoàng tử bé đối với nhân vật “tôi” và sự thể hiện chủ đề của văn bản).

- Nét đặc sắc và tác dụng của một số yếu tố hình thức trong văn bản (trần thuật từ ngôi thứ nhất giúp truyện được kể lại một cách chân thật, giàu cảm xúc; nhân vật được khắc sâu với chân dung đặc biệt; ngôn ngữ chọn lọc, tinh tế; có những tranh vẽ minh hoạ bám sát diễn biến câu chuyện khiến hình thức trình bày trực quan, sinh động;...).

- Bài học có thể rút ra từ văn bản (mỗi người đều cần học cách chấp nhận những quan điểm khác biệt, có sự tôn trọng cần thiết đối với góc nhìn riêng của từng cá nhân về một sự vật, hiện tượng; đừng bao giờ đánh mất sự bay bổng của ý tưởng sự đột phá trong suy nghĩ, sự thú vị trong những phát hiện đã từng có ở thời thơ ấu. vì đây chính là những nền tảng quan trọng để giúp mỗi cá nhân có thể trưởng thành nhanh chóng;...).

- Điều sâu sắc và đáng nhớ nhất sau khi đọc truyện (sự thấu cảm của tác giả đối với trẻ thơ đã chi phối chủ đề, cách xây dựng nhân vật, hình thức trình bày và thông điệp của tác phẩm).

Câu 4 trang 11 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Viết đoạn văn triển khai một ý cho đề văn nêu ở bài tập 3.

Trả lời:

Đoạn trích Trong mắt trẻ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả, đó là bài học về việc học cách chấp nhận những quan điểm khác nhau, tôn trọng những góc nhìn của mỗi người và điều quan trọng hơn cả, đó là đừng bao giờ đặt ra giới hạn và đánh mất những ý tưởng, sáng tạo bay bổng mang tính đột phá của mình. Trong đoạn trích, nhân vật “tôi” đã từng là cậu bé với khát khao được vẽ. Và cậu vẽ những điều cậu thấy, bằng trí tưởng tượng non nớt, thanh thuần nhất. Nhưng thật tiếc, những người lớn xung quanh nhân vật “tôi” chỉ là những người lớn bình thường, sống giữa cuộc đời vội vã nhiều bộn bề, trí óc họ đã đầy ắp những lo toan cuộc sống, những chuẩn mực, tiêu chuẩn xã hội. Vậy nên họ không thấy, không cảm nhận và cũng không muốn cảm nhận bức tranh của một cậu bé. Thay vào đó, họ áp đặt những tiêu chuẩn, những suy nghĩ họ cho là đúng đối với nhân vật “tôi”. Một phần, điều đó đúng là hợp lí và có ích đối với nhân vật “tôi” khi lớn lên, nhưng có lẽ chẳng ai biết được, một người họa sĩ có tiềm năng đã không bao giờ tồn tại, ước mơ nguyên bản của nhân vật “tôi” đã biến mất kể từ năm 6 tuổi. Chỉ đến ngày gặp gỡ hoàng tử bé, giấc mơ ấy mới được khơi gợi lại một phần trong kí ức. Có lẽ bởi vậy, nhân vật “tôi” đã luôn nhung nhớ hoàng tử bé, hay nhung nhớ những ước mơ thưở nhỏ, những bức tranh kì quặc đặc biệt của tuổi ấu thơ của chính mình.

IV. Bài tập nói và nghe

Bài tập nói và nghe trang 11

Câu 1 trang 11 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Chỉ ra điểm giống nhau giữa các vấn đề được nêu lên ở mục 1. Định hướng, phần Nói và nghe, SGK, trang 30:

- Giá trị của tình cha con được gợi ra sau khi học truyện Lão Hạc (Nam Cao).

- Thái độ cần có của người lớn đối với ước mơ của trẻ em được rút ra sau khi đọc văn bản Trong mắt trẻ (Ê-xu-pe-ri).

- Suy nghĩ về quê hương, mái trường và người thầy sau khi đọc đoạn trích Người thầy đầu tiên (Ai-ma-tốp).

Trả lời:

Điểm giống nhau giữa các vấn đề:

- Tương đồng về yêu cầu: kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.

- Tương đồng về nguồn dẫn của ngữ liệu định hướng: truyện ngắn Lão Hạc (Nam Cao), đoạn trích Trong mắt trẻ (Ê-xu-pe-ri) và đoạn trích Người thầy đầu tiên (Ai-ma-tốp) đều thuộc Bài 6, đã học trong phần Đọc hiểu.

- Tương đồng về cách triển khai bài viết: nêu, giới thiệu được vấn đề đặt ra trong các tác phẩm văn học; từ đó, bàn luận về vấn đề ấy trong cuộc sống.

Câu 2 trang 11 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Tìm các ý chính cho đề 1 trong mục 2. Thực hành, phần Nói và nghe, SGK, trang 30: Suy nghĩ của em về ý kiến: “Cần biết lựa chọn sách để đọc.”.

Trả lời:

- Quan trọng của việc lựa chọn sách

- Tiêu chí để lựa chọn sách

- Ưu điểm của việc biết lựa chọn sách

- Hiệu quả của việc biết lựa chọn sách

- Thách thức và khó khăn

Câu 3 trang 11 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Xác định các ý cụ thể cho một nội dung của đề văn nêu ở bài tập 2.

Trả lời:

- Hiệu quả của việc biết lựa chọn sách:

+ Việc lựa chọn sách phù hợp có thể mang lại hiệu quả học tập, giải trí và phát triển cá nhân.

+ Tác động tích cực của việc đọc sách chất lượng đến sự phát triển toàn diện của bản thân.

Câu 4 trang 11 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Để đảm bảo việc thực hành nghe – ghi hiệu quả, người nghe cần chú ý những điều gì?

Trả lời:

Tập trung và lắng nghe:

+ Người nghe cần tập trung vào nội dung đang được truyền tải mà không bị sao lãng bởi các yếu tố xao lạc khác.

+ Lắng nghe một cách chân thành và tổ chức thông tin theo trình tự.

- Sử dụng các kỹ năng nghe hiệu quả:

+ Sử dụng kỹ năng nghe hiểu, bao gồm việc nhận biết từ vựng, hiểu ý chính và ý chi tiết, và hiểu cấu trúc câu.

+ Quan sát ngôn ngữ cơ thể và ngôn ngữ phi ngôn từ để hiểu rõ hơn ý nghĩa của thông điệp.

- Ghi chép và tóm tắt:

+ Ghi chép những điểm chính, ý nghĩa quan trọng hoặc thông tin cần ghi nhớ để giúp việc hiểu và ghi nhớ sau này.

+ Tóm tắt nội dung nghe được thành các ý chính, giúp xác định thông điệp và cấu trúc.

- Hỏi và làm rõ:

+ Nếu có sự không hiểu hoặc thắc mắc, hãy hỏi và yêu cầu giải thích từ người nói.

+ Chủ động tìm hiểu thêm thông tin bằng cách đưa ra câu hỏi và yêu cầu làm rõ.

Xem thêm các bài giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

I. Bài tập đọc hiểu trang 3

II. Bài tập tiếng Việt trang 9, 10

III. Bài tập viết trang 11

IV. Bài tập nói và nghe trang 11

Bài 7: Thơ Đường luật

Đánh giá

0

0 đánh giá