SBT Ngữ Văn 8 Bài tập Tiếng việt trang 9, 10 (Cánh diều)

291

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Giải SBT Ngữ Văn 8 Bài tập đọc hiểu trang 9, 10 (Cánh diều) hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi SBT Ngữ văn 8 từ đó học tốt môn Ngữ văn 8.

SBT Ngữ Văn 8 Bài tập Tiếng việt trang 9, 10 (Cánh diều)

Người thầy đầu tiên

Câu 1 trang 9 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 2, SGK) Tóm tắt nội dung chính của từng phần được đánh số trong văn bản. Nội dung phần (3) cho biết sự khác biệt gì về thời gian kể chuyện so với hai phần trước? Câu văn nào nói lên điều đó?

Trả lời:

- Tóm tắt nội dung chính của từng phần được đánh số trong văn bản:

+ Phần (1): Thầy Đuy-sen hứa sẽ bảo vệ An-tư-nai trước âm mưu của người thím, động viên em lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng khi cùng em trồng hai cây phong.

+ Phần (2): Biến cố đau buồn vẫn xảy ra với An-tư-nai và thầy Đuy-sen đã trải qua

nhiều khó khăn, vất vả để giải thoát cho em.

+ Phần (3): Những suy nghĩ của An-tư-nai về con đường mòn mà thầy Đuy-sen đã đưa em đi hôm ấy.

- Nội dung phần (3) là những suy nghĩ của nhân vật An-tư-nai ở hiện tại nên có sự khác biệt về thời gian kể chuyện so với hai phần trước - vốn là hồi ức của nhân vật.

+ Câu văn nói lên điều đó: “Giá giờ đây tôi có thể tìm lại con đường mòn mà thầy Đuy-sen đã đưa tôi xuống núi, tôi sẽ phục xuống đất và hôn lên những vết chân của thầy tôi.” và “Thiêng liêng và diễm phúc thay ngày hôm ấy, con đường mòn ấy, con đường đã dẫn tôi trở về với cuộc sống, với niềm tin mới vào bản thân mình, với những niềm hi vọng mới, với ánh sáng,... Cảm ơn ánh sáng Mặt Trời, cảm ơn mảnh đất ngày hôm ấy...”.

Câu 2 trang 9 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 4, SGK) Phân tích nhân vật thầy Đuy-sen trong đoạn trích Người thầy đầu tiên.

Trả lời:

Nhân vật thầy Đuy-sen trong đoạn trích là một người thầy:

- Yêu thương, quan tâm học trò (không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn dạy học trò cách làm người, giúp An-tư-nai tạo lập nhân cách của mình).

- Có trách nhiệm với học trò (ra sức bảo vệ An-tư-nai, dám hi sinh cả tính mạng để mong đem lại cuộc sống mới đầy hi vọng cho học trò của mình).

- Có niềm tin vào tương lai tươi sáng của học trò (tin tưởng mạnh mẽ vào năng lực của An-tư-nai, gieo vào lòng cô bé niềm tin, nghị lực trong cuộc sống). Đây cũng chính là phẩm chất nổi bật của nhân vật. Thầy là người hiếm hoi luôn tin tưởng mạnh mẽ vào năng lực của An-tư-nai, từ đó gieo vào lòng cô bé niềm tin, nghị lực trong cuộc sống, góp phần khiến cô bé thay đổi vận mệnh của mình. Niềm tin đó xuất phát từ tình yêu thương, sự quan tâm và được thể hiện cụ thể qua trách nhiệm đối với học trò, đặc biệt là An-tư-nai.

Câu 3 trang 9 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 5, SGK) Thông qua cuộc đời nhân vật An-tư-nai, có thể nêu lên nhận xét gì về số phận của những người phụ nữ được nói tới trong câu chuyện?

Trả lời:

Thông qua cuộc đời nhân vật An-tư-nai, có thể rút ra một số nhận xét sau về số phận của những người phụ nữ trong câu chuyện:

- Chịu nhiều thiệt thòi.

- Bị đói nghèo, lạc hậu đoạ đày, mất hết quyền làm người.

Câu 4 trang 9 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Tìm một số câu văn trong đoạn trích thể hiện văn phong vừa bay bổng, lãng mạn vừa giàu tính hiện thực của tác giả Ai-ma-tốp.

Trả lời:

Một số câu văn trong đoạn trích thể hiện văn phong vừa bay bổng, lãng mạn vừa giàu tính hiện thực:

- “Hai cây phong ấy còn non, vừa cao bằng người tôi, thân biêng biếc. Và khi hai chúng tôi đã trồng xuống khoảnh đất cạnh trường, từ chân núi đưa lên một làn gió nhẹ, lần đầu tiên chạm vào những khóm lá bé lăn tăn như thổi một luồng sinh khí vào chúng. Mấy khóm lá run rẩy, hai cây phong bắt đầu lay động, đung đưa”.

- “Rồi em sẽ thấy hai cây phong của chúng ta đẹp đến nhường nào! Chúng nó sẽ đứng trên ngọn đồi này, sát cánh nhau như hai anh em. Và mọi người sẽ luôn luôn nhìn thấy chúng và những người lành sẽ thấy lòng vui lên khi nhìn thấy chúng. Đến khi ấy cả cuộc sống cũng sẽ khác, An-tư-nai ạ. Tất cả những gì đẹp nhất đều hãy còn ở phía trước...”.

- “Tôi nhìn như thể lần đầu tiên tôi được thấy hết vẻ đẹp sáng ngời trên gương mặt thầy, tấm lòng trìu mến và trung hậu ánh lên trong đôi mắt thầy, dường như trước kia tôi chưa từng biết đôi bàn tay của thầy mạnh mẽ và khéo léo như thế nào trong lao động, nụ cười trong sáng của thầy có sức sưởi ấm lòng người đến nhường nào. Và trong lòng tôi, như một đợt sóng nồng nàn, bỗng cuộn lên một tình cảm mới mẻ mà tôi chưa hề biết, từ một thế giới xa lạ nào lan tới.”.

- “Nước ơi, hãy cuốn đi tất cả những bùn nhơ, những nỗi ô nhục của mấy ngày hôm nay! Hãy làm cho tôi trong sạch như nước suối này!”.

- “Thiêng liêng và diễm phúc thay ngày hôm ấy, con đường mòn ấy, con đường đã dẫn tôi trở về với cuộc sống, với niềm tin mới vào bản thân mình, với những niềm hi vọng mới, với ánh sáng,... Cảm ơn ánh sáng Mặt Trời, cảm ơn mảnh đất ngày hôm ấy...”.

Câu 5 trang 9 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Xét về cách thức kể chuyện / trần thuật, văn bản này có điểm gì tương đồng với văn bản Trong mắt trẻ (Ê-xu-pe-ri) đã học?

Trả lời:

Xét về cách thức kể chuyện/ trần thuật, văn bản Người thầy đầu tiên có sự tương đồng về cách thức lựa chọn ngôi kể trong trần thuật với văn bản Trong mắt trẻ đã học – đó là trần thuật từ ngôi thứ nhất (nhập vai nhân vật kể lại truyện). Cách trần thuật này giúp câu chuyện sinh động, hấp dẫn, mang đậm dấu ấn cá nhân; tạo điều kiện để biểu cảm trực tiếp, thể hiện cảm xúc chân thực trước những sự việc mà bản thân nhân vật đã tham gia.

Câu 6 trang 9 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) ghi lại những ấn tượng của em về hình ảnh hai cây phong non trong văn bản.

Trả lời:

Hình ảnh hai cây phong non được miêu tả khá chi tiết (qua cái nhìn của nhân vật An-tư-nai) trong văn bản: “Hai cây phong ấy còn non, vừa cao bằng người tôi, thân biêng biếc.”, “từ chân núi đưa lên một làn gió nhẹ, lần đầu tiên chạm vào những khóm lá bé lăn tăn như thổi một luồng sinh khí vào chúng. Mấy khóm lá run rẩy, hai cây phong bắt đầu lay động, đung đưa .......”. Hình ảnh này đã thể hiện sự quan sát tinh tế và tâm hồn giàu cảm xúc của nhân vật An-tư nai, cũng chính là của tác giả truyện ngắn. Hình ảnh cũng mang ý nghĩa gợi niềm lạc quan (những người lành sẽ thấy lòng vui lên khi nhìn thấy chủng), nó là lời động viên về tương lai tươi sáng (Tất cả những gì đẹp nhất đều hãy còn ở phía trước...), nó thể hiện tình thương yêu sâu sắc, niềm tin mãnh liệt của người thầy dành cho học trò của mình như lời thầy Đuy-sen đã nói với An-tư-nai (“Và trong khi chúng lớn lên, ngày một thêm sức sống, em cũng sẽ trưởng thành, em sẽ là một người tốt. Em có một tâm hồn đẹp và một đầu óc ham học. Thầy bao giờ cũng nghĩ rằng em sẽ trở thành người thông thái. Thầy tin như vậy, em ạ, số phận em nhất định sẽ như thế. Em bây giờ trẻ măng như một thân cây non, như đôi cây phong nhỏ này. An-tu-nai a, ta sẽ tự tay trồng lấy hai cây phong này. Và mong sao em sẽ tìm thấy hạnh phúc trong học tập, ngôi sao nhỏ trong sáng của thầy ạ..”.). Từ đó, hình ảnh hai cây phong non nhắc chúng ta đừng bao giờ quên công ơn và tình cảm của những người thầy trong cuộc đời mình.

II. Bài tập tiếng Việt

Bài tập tiếng Việt trang 9, 10

Câu 1 trang 9 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Bài tập 2, SGK) Giải thích nghĩa của các từ địa phương được in đậm dưới đây bằng các từ toàn dân cùng nghĩa:

a) ...Lão viết văn tự nhượng cho tôi để không ai còn tơ tưởng dòm ngó đến... (Nam Cao)

b) Đón ba, nội gầy gò, cười phô cả lợi.

 tưởng con không về được, mưa gió tối trời vầy khéo cám. (Nguyễn Ngọc Tư) c) Một hôm, chủ Biểu đến nhà, chủ mang theo xấu ếch dài thiệt dài, bỗ bã:

- Cái này má gởi cho mầy, má biểu phải đem đến tận nhà. (Nguyễn Ngọc Tư)

Trả lời:

a) dòm ngó: nhòm ngó

b) Ba: bố, cha

Nội: Bà nội, ông nội

c) Thiệt: thật

Gởi: gửi

Mầy: mày

Biểu: Bảo, nói

Câu 2 trang 10 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Bài tập 3, SGK) Việc sử dụng các biệt ngữ xã hội (có dấu ngoặc kép) trong những câu sau (ở tác phẩm Bỉ vỏ của Nguyên Hồng) có tác dụng thể hiện đặc điểm của các nhân vật như thế nào?

a) Nó hết sức theo dõi nhưng không làm sao đến gần được vì “bỉ” này “hắc” lắm.

b) Cái “cá” ngon làm vậy thằng “vỏ lõi” nó còn “mỗi” được huống hồ chị...

Trả lời:

a) - Nghĩa của biệt ngữ xã hội:

+ Bỉ: đàn bà, con gái; hắc: cẩn thận, khôn ngoan

=> Việc sử dụng các biệt ngữ xã hội (có dấu ngoặc kép) có tác dụng mô tả đặc điểm của nhân vật nữ được nhắc đến. Nhân vật nữ được nhắc đến là một người con gái cẩn thận và khôn ngoan. Qua các biệt ngữ được sử dụng, có thể thấy, người nói phải có độ hiểu biết xã hội nhất định nếu không sẽ không hiểu về biệt ngữ, không biết cách dùng nó.

b) - Nghĩa của biệt ngữ xã hội:

+ Cá: ví tiền; vỏ lõi: kẻ cắp nhỏ tuổi; mõi: lấy cắp

=> Việc sử dụng các biệt ngữ xã hội (có dấu ngoặc kép) có tác dụng thể hiện đặc điểm của nhân vật ăn cắp được nhắc đến. Các biệt ngữ xã hội dùng trong câu nhằm nói đến hành động ăn cắp ví tiền của một kẻ cắp nhỏ tuổi. Nếu không hiểu biết về biệt ngữ, người đọc sẽ không hiểu được ý nghĩa của câu. Qua các biệt ngữ được sử dụng trong câu, người đọc có thể thấy, người nói là một người có sự hiểu biết về các biệt ngữ dùng cho trường hợp miêu tả lại người có hành vi và cách thức trộm cắp.

Câu 3 trang 10 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Tìm từ địa phương trong những câu dưới đây. Cho biết các từ đó được dùng ở vùng miền nào và có ý nghĩa gì.

a)

Có nhà viên ngoại họ Vương,

Gia tư nghỉ cũng thường thường bậc trung.

(Nguyễn Du)

b)

Chém cha ba đứa đánh phu,

Choa đói, choa rét bay thù gì choa?

(Tố Hữu)

c) Lu nước của chúng tôi lần lượt bị pháo bắn bể hết. (Anh Đức)

Trả lời:

a) - Từ địa phương: viên ngoại

+ Vùng miền: Đây là từ được sử dụng ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam.

+ Tác dụng: tên gọi gia đình có điều kiện nhưng không có chức vị gì trong triều đình thời xưa.

- Từ địa phương: nghỉ

+ Vùng miền: Đây là từ được sử dụng ở miền Trung Việt Nam.

+ Tác dụng: thay đại từ xưng hô ông ấy.

b) - Từ địa phương: choa

+ Vùng miền: Đây là từ được sử dụng ở miền Nam Việt Nam.

+ Tác dụng: "Choa" là một từ tiếng lóng ở miền Nam Việt Nam, có nghĩa là không. Trong trường hợp này, từ này được sử dụng để diễn tả sự khinh thường hay sự không tin tưởng vào ai đó hoặc điều gì đó.

c) - Từ địa phương: bể

- Vùng miền: Đây là từ được sử dụng ở miền Nam Viêth Nam.

+ Tác dụng: thay thế từ “vỡ”

Câu 4 trang 10 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Ghép các từ địa phương (in đậm) với nghĩa phù hợp:

Ghép các từ địa phương (in đậm) với nghĩa phù hợp

Mẫu: a) – 5)

Trả lời:

a - 5

b - 3

c - 4

d - 3

e - 1

Xem thêm các bài giải vở bài tập Toán 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 6: Truyện

I. Bài tập đọc hiểu trang 3

III. Bài tập viết trang 11

IV. Bài tập nói và nghe trang 11

Bài 7: Thơ Đường luật

Đánh giá

0

0 đánh giá