SBT Ngữ Văn 11 Tiếng Việt trang 11,12 (Chân trời sáng tạo)

75

Với giải Tiếng Việt trang 11,12 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 6: Sống với biển rừng bao la (Truyện ngắn) giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

SBT Ngữ Văn 11 Tiếng Việt trang 11,12 (Chân trời sáng tạo)

Câu 1 trang 11 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Trình bày đặc điểm và tác dụng của một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường bằng cách hoàn thành bảng sau:

Loại hiện tượng

Đặc điểm

Tác dụng

Hiện tượng đảo trật tự từ ngữ

   

Hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ

   

Hiện tượng tách biệt

   

Trả lời:

Loại hiện tượng

Đặc điểm

Tác dụng

Hiện tượng đảo trật tự từ ngữ

Trật tự từ ngữ không được săp xếp theo trật tự từ ngữ thông thường.

Nhấn mạnh, tăng sức biểu cảm cho diễn đạt.

Hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ

Từ ngữ được cung cấp thêm những khả năng kết hợp mới, tạo ra những kết hợp từ vô cùng độc đáo.

Làm tăng hiệu quả diễn đạt.

Hiện tượng tách biệt

Các thành phầm câu được tách thành những câu độc lập.

Nhằm nhấn mạnh hoặc bộc lộ cảm xúc.

Câu 2 trang 11 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Tìm hiện tượng đảo trật tự từ ngữ trong các trường hợp sau và phân tích tác dụng của các trường hợp này:

Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng,

Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,

Làm giật mình một cô nàng yếm thắm

Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.

(Anh Thơ, Chiều xuân)

Trả lời:

- Hiện tượng đảo trật tự từ ngữ: “Làm giật mình một cô nàng yếm thắm” (trật tự bình thường: “Làm một cô nàng yếm thắm giật mình”)

- Tác dụng: làm cho cách diễn đạt giàu sức biểu cảm hơn đồng thời cũng giàu nhạc tính hơn.

Câu 3 trang 12 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Chỉ ra hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ trong các trường hợp sau và phân tích tác dụng biểu đạt của những cách diễn đạt này:

a. Nhưng bố là chồng, là cha và bố cứ tin vào con mắt sâu thẳm của mình, quên hẳn cuộc đời. Bề dày cuộc đời chưa có ánh sáng nào xuyên tới. Khi nhận ra được điều đó, bố cháu đủ thành người điên thật sự.

(Trần Duy Phiên, Kiến và người)

b. Bấy nhiêu thanh âm phức tạp bay cao lần lên khỏi mặt đất tối, nâng đỡ lấy một ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ.

(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)

c. My cánh bướm rập rờn trôi trước gió,

Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.

(Anh thơ, Chiều xuân)

Trả lời:

a. Trong ngữ liệu này, “cuộc đời” (theo từ điển “cuộc đời” có nghĩa là “toàn bộ đời sống xã hội với những hoạt động, sự kiện xảy ra trong đó”) được hình dung như một vật có hình khối, có độ dày lớn hơn mức bình thường mà “chưa có ánh sáng nào xuyên tới. Đây là một cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo, gây ấn tượng mạnh cho người đọc.

b. Trong ngữ liệu này, “thanh âm” được hình dung như một đối tượng có thể “bay cao lần lên khỏi mặt đất tối, có thể “nâng đỡ lấy một ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ”. Cách kết hợp này (Bấy nhiêu thanh âm phức tạp bay cao lần lên khỏi mặt đất tối, nâng đỡ lấy một ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ) phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường, tạo nên một cách diễn đạt độc đáo, mới lạ và gây ấn tượng cho người đọc.

c. Trong ngữ liệu c, có nhiều cách kết hợp từ phá vỡ quy tắc kết hợp từ thông thường:

- Cách kết hợp “Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió” phá vỡ quy tắc kết hợp từ thông thường. Bình thường, “mấy cánh bướm” không thể kết hợp với động từ “trôi” và “trôi” sẽ không thể kết hợp được với “trước gió”. Vì vậy, cách diễn đạt này vô cùng độc đáo, mới lạ và gây ấn tượng cho người đọc.

- Cách kết hợp “những trâu bờ” cũng phá vỡ quy tắc kết hợp từ thông thường. Bình thường, “những” – một từ chỉ lượng sẽ không thể kết hợp với “trâu bò”. Trong ngữ liệu này, việc phá vỡ quy tắc kết hợp từ thông thường đã tạo ra một cách diễn đạt mới mẻ, gây ấn tượng cho độc giả.

– Cách kết hợp “cúi ăn mưa” cũng rất đặc biệt. Đây cũng là hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ, tạo ra một cách diễn đạt độc đáo, mới lạ.

Câu 4 trang 12 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Phân tích hiệu quả của hiện tượng tách biệt trong các trường hợp sau:

a. Cháu nhớ lại lời mẹ, cúi xuống, mong tìm thấy một đám xác kiến nơi nào đó. Nhưng toàn tro than.

(Trần Duy Phiên, Kiến và người)

b. Cháu cũng mẹ lao như bay. Tới bờ rào, cháu không đủ sức vượt. Bên kia, bố cháu trở lại. Bố đưa hai cánh tay bám đầy kiến rướm máu nước mẹ. Cháu leo qua bờ rào, mắc chân vào đây kẽm. Giựt không đứt, gỡ không ra.

(Trần Duy Phiên, Kiến và người)

c. Từ quốc lộ vào nhà cháu không có đường quy hoạch. Chỉ những lối mòn tùytiện. Những lối ấy nay rợp tán cây, màu đất bị phủ bởi sắc kiến đen ánh.

(Trần Duy Phiên, Kiến và người)

Trả lời:

a. Việc tách thành phần câu “Nhưng toàn tro than thành câu độc lập có tác dụng nhấn mạnh sự việc ngôi nhà đã bị cháy tan thành tro, không còn dấu vết đám xác của đàn kiến, đồng thời bộc lộ cảm xúc thất vọng, buồn bã của nhân vật “cháu”.

b. Việc tách thành phần câu “giựt không đứt, gỡ không ra” thành câu độc lập có tác dụng nhấn mạnh tình trạng bị mắc chân vào dây kẽm của nhân vật “cháu”, làm tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.

c. Việc tách thành phần “chỉ những lối mòn tuỳ tiện” thành câu độc lập có tác dụng nhấn mạnh ý từ quốc lộ vào nhà nhân vật “cháu” chỉ có “những lối mòn tuỳ tiện”, đồng thời làm tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.

Xem thêm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 bộ sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

I. Đọc (trang 3, 4, 7, 8, 9, 10 SBT Ngữ Văn 11)

II. Tiếng Việt (trang 11,12 SBT Ngữ Văn 11)

III. Viết (trang 12, 13 SBT Ngữ Văn 11)

IV. Nói và nghe (trang 13 SBT Ngữ Văn 11)

 

Đánh giá

0

0 đánh giá