Chỉ ra hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ trong các trường hợp sau và phân tích tác dụng

310

Với giải Câu 3 trang 12 SBT Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 6: Sống với biển rừng bao la (Truyện ngắn) giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Chỉ ra hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ trong các trường hợp sau và phân tích tác dụng

Câu 3 trang 12 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Chỉ ra hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ trong các trường hợp sau và phân tích tác dụng biểu đạt của những cách diễn đạt này:

a. Nhưng bố là chồng, là cha và bố cứ tin vào con mắt sâu thẳm của mình, quên hẳn cuộc đời. Bề dày cuộc đời chưa có ánh sáng nào xuyên tới. Khi nhận ra được điều đó, bố cháu đủ thành người điên thật sự.

(Trần Duy Phiên, Kiến và người)

b. Bấy nhiêu thanh âm phức tạp bay cao lần lên khỏi mặt đất tối, nâng đỡ lấy một ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ.

(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)

c. My cánh bướm rập rờn trôi trước gió,

Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.

(Anh thơ, Chiều xuân)

Trả lời:

a. Trong ngữ liệu này, “cuộc đời” (theo từ điển “cuộc đời” có nghĩa là “toàn bộ đời sống xã hội với những hoạt động, sự kiện xảy ra trong đó”) được hình dung như một vật có hình khối, có độ dày lớn hơn mức bình thường mà “chưa có ánh sáng nào xuyên tới. Đây là một cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo, gây ấn tượng mạnh cho người đọc.

b. Trong ngữ liệu này, “thanh âm” được hình dung như một đối tượng có thể “bay cao lần lên khỏi mặt đất tối, có thể “nâng đỡ lấy một ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ”. Cách kết hợp này (Bấy nhiêu thanh âm phức tạp bay cao lần lên khỏi mặt đất tối, nâng đỡ lấy một ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ) phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường, tạo nên một cách diễn đạt độc đáo, mới lạ và gây ấn tượng cho người đọc.

c. Trong ngữ liệu c, có nhiều cách kết hợp từ phá vỡ quy tắc kết hợp từ thông thường:

- Cách kết hợp “Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió” phá vỡ quy tắc kết hợp từ thông thường. Bình thường, “mấy cánh bướm” không thể kết hợp với động từ “trôi” và “trôi” sẽ không thể kết hợp được với “trước gió”. Vì vậy, cách diễn đạt này vô cùng độc đáo, mới lạ và gây ấn tượng cho người đọc.

- Cách kết hợp “những trâu bờ” cũng phá vỡ quy tắc kết hợp từ thông thường. Bình thường, “những” – một từ chỉ lượng sẽ không thể kết hợp với “trâu bò”. Trong ngữ liệu này, việc phá vỡ quy tắc kết hợp từ thông thường đã tạo ra một cách diễn đạt mới mẻ, gây ấn tượng cho độc giả.

– Cách kết hợp “cúi ăn mưa” cũng rất đặc biệt. Đây cũng là hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ, tạo ra một cách diễn đạt độc đáo, mới lạ.

Đánh giá

0

0 đánh giá