Đọc văn bản Muối của rừng (Ngữ văn 11, tập hai, tr. 16) và thực hiện các yêu cầu sau đây

173

Với giải Câu 1 trang 3 SBT Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 6: Sống với biển rừng bao la (Truyện ngắn) giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Đọc văn bản Muối của rừng (Ngữ văn 11, tập hai, tr. 16) và thực hiện các yêu cầu sau đây

Câu 1 trang 3 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Đọc văn bản Muối của rừng (Ngữ văn 11, tập hai, tr. 16) và thực hiện các yêu cầu sau đây:

1. Liệt kê và ghi rõ những đoạn chuyển biến về cảm xúc, suy nghĩ của ông Diểu trong văn bản.

2. Nhận xét về cách lựa chọn và sử dụng ngôi kể, điểm nhìn trong tác phẩm.

3. Theo bạn, tư tưởng của tác phẩm Muối của rừng là gì? Hãy so sánh với Chiều sương (Bùi Hiển) để thấy tư tưởng của hay tác giả về những vấn đề môi trường.

Trả lời:

1. Bảng liệt kê

STT

Những đoạn

chuyển biến

Cảm xúc, suy nghĩ của ông Diểu

1

Lúc bắn hạ khỉ bố

 

Sợ hãi, run lên như vừa làm điều ác - đánh động một phần lương tri.

2

Khỉ con rơi xuống vực

Tái mặt, mồ hôi ra nhưu tắm, kinh hoàng - ý thức được những điều mình làm hại đến tự nhiên.

3

Chữa thương cho khỉ bố

Mủi lòng, lo lắng, thương hại con khỉ - lương tri được thức tỉnh.

4

Thả khỉ bố về rừng

Buồn bã, cay cay sống mũi - cuối cùng, ông đã thức tỉnh và quay về với bản chất thiện lương.

2. Nhận xét về cách lựa chọn và sử dụng ngôi kể, điểm nhìn:

- Chỉ có một ngôi kể trong câu chuyện là ông Diểu.

- Điểm nhìn: ông Diểu, khỉ bố, khỉ mẹ, khỉ con,...

- Việc tác giả lựa chọn điểm nhìn phù hợp sẽ hỗ trợ độc giả trong việc theo dõi câu chuyện tốt hơn. Chúng ta có thể thấy, dĩ nhiên điểm nhìn quan trọng nhất là từ nhân vật ông Diêu, người đã kể lại câu chuyện một cách toàn vẹn, đẩy đủ từ đầu đến cuối một cuộc đi săn thú li kì, nhiều dư vị và cảm nghĩ sâu sắc cho độc giả.

=> Từ điểm nhìn của nhân vật ông Diểu – người đi săn, tác giả muốn gieo vào lòng độc giả những suy nghĩ vẽ tác động của tự nhiên đối với con người, ở đây là động vật hoang dã.

3. - Tư tưởng của tác phẩm được thể hiệnthông qua hình tượng nghệ thuật. Đặc biệt qua đoạn văn cuối, ông Diểu đi bộ giữa làn mưa xuân và những đoá hoa tử huyền, người đọc thấy tư tưởng của tác giả thể hiện rõ trong đó. Đoạn văn này có tác dụng nhấn mạnh và xoáy vào tư tưởng của văn bản. Đó là con người có thể được cảm hoá từ những câu chuyện trong tự nhiên và ngược lại, thiên nhiên sẽ ban tặng cho con người những phần thưởng xứng đáng.

- So sánh với Chiều sương: Tư tưởng của tác phẩm Chiều sương là tình cảm vấn vít giữa người đã khuất và người còn sống trong cuộc hành trình mưu sinh dựa vào biển cả. Những vấn đề môi trường mà cả hai tác phẩm cùng đem lại cho độc giả đó là phải biết trấn trọng và bảo vệ những gì mà thiên nhiên ban tặng cho con người, biết yêu thương, gìn giữ để cùng chung sống hài hoả với nhau.

Đánh giá

0

0 đánh giá