SBT Ngữ văn 11 Bài tập đọc hiểu Tập 1 (Cánh diều)

208

Với giải Bài tập đọc hiểu SBT Ngữ văn 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 4: Văn bản thông tin giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

SBT Ngữ văn 11 Bài tập đọc hiểu Tập 1 (Cánh diều)

Phải coi luật pháp như khí trời để thở

Câu 1 trang 44 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Chọn phương án trả lời đúng câu hỏi: Nội dung chính của văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở là gì?

A. Cung cấp cho người đọc những thông tin quan trọng về luật pháp

B. Nêu lên thực trạng và sự cần thiết phải chấp hành luật pháp

C. Giới thiệu các quy định về cách thức tôn trọng pháp luật

D. Nêu lên những suy nghĩ về luật pháp và cuộc sống con người

Trả lời:

Đáp án D

Câu 2 trang 44 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Dòng nào nêu đúng ý nghĩa của nhan đề Phải coi luật pháp như khi trời để thở.

A. Khẳng định tầm quan trọng của luật pháp đối với cuộc sống con người

B. Khẳng định không có luật pháp thì xã hội sẽ không có tiến bộ khoa học

C. Khẳng định trong cuộc sống không có gì quan trọng hơn luật phápD. Khẳng định xã hội muốn có văn minh phải có luật pháp

Trả lời:

Đáp án A

Câu 3 trang 44 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: (Câu hỏi 3, SGK) Chỉ ra tính chất tổng hợp của văn bản thông tin Phải coi luật pháp như khi trời để thở.

Trả lời:

Cần tìm tính chất tổng hợp của văn bản này từ phương diện nội dụng: tác giả đã sử dụng kết hợp các phương thức: kể chuyện, miêu tả, thuyết minh, nghị luận. Mỗi phương thức ấy, HS cần chỉ ra các câu văn cụ thể trong văn bản. Vì dụ, đây là phương thức nghị luận: “Để tiến hành văn minh phải thượng tôn pháp luật. Hay nói cách khác, thượng tôn pháp luật cũng chính là để tiến đến văn minh. Phải coi một nhà nước biết đến pháp quyền và nhân dân hiểu pháp luật quan trọng như khí trời để thở, như nước uống hằng ngày.”.

Câu 4 trang 44 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: (Câu hỏi 4, SGK) Theo em, văn bản này nhằm mục đích gì? Mục đích ấy đã được làm sáng tỏ như thế nào? Em có nhận xét gì về thái độ và tình cảm của người viết thể hiện trong văn bản?

Trả lời:

Mục đích văn bản khá rõ, tác giả thể hiện ngay ở nhan văn bản: Phải coi luật pháp như khi trời để thở. Nói một cách khác, mọi người cần thấy sự cần thiết phải chấp hành pháp luật như là yếu tố sống còn của con người.

– Để làm rõ mục đích ấy, nội dung bài viết đã được trình bày theo cách lần lượt nêu lên các hiện tượng vi phạm pháp luật của người Việt rất cụ thể, sinh động và hậu quả của sự vi phạm đó.

– Thái độ của người viết thể hiện rõ sự phê phán nghiêm túc với các hành vi vi phạm pháp luật và khẩn thiết kêu gọi mọi người chấp hành luật pháp.

Câu 5 trang 44 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: (Câu hỏi 5, SGK) Nội dung văn bản mang lại cho em những thông tin và nhận thức bổ ích gì? Hãy kể lại một vài hiện tượng vi phạm pháp luật mà em biết cuộc sống (được chứng kiến, nghe kể hoặc biết được qua các phương tiện thông tin đại chúng).

Trả lời:

- Thông qua văn bản em biết có cái nhìn trực quan về xã hội, biết thêm nhiều các câu chuyện thực tế, các vấn đề vi phạm pháp luật để từ đó hiểu hơn và ý thức tầm quan trọng của pháp luật với đời sống. Đồng thời rút ra bài học cho mình là phải cố gắng tu dưỡng đạo đức, tuân thủ pháp luật để xây dựng một xã hội văn minh hơn.

- Một vài hiện tượng vi phạm pháp luật trong cuộc sống mà em đã gặp hoặc biết được:

+ Hiện nay, nhiều cá nhân khi tham gia giao thông không chấp hành tốt luật giao thông, vượt đèn đỏ và gây ra nhiều những tai nạn thương tâm.

+ Ba cô tiếp viên hàng không bị bắt do vận chuyển ma túy từ nước ngoài vào Việt Nam.

Câu 6 trang 44 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi bên dưới.

“Còi to cho vượt”

Tôi chỉ là một cậu học sinh phổ thông nhưng cảm thấy xấu hổ về cái “văn hoá” giao thông của nước nhà, của tất cả mọi người chứ không riêng gì tuổi trẻ chúng tôi.

Những năm gần đây, số vụ tai nạn giao thông ở Việt Nam tăng đột biến. Nhiều trường hợp vừa đau xót, vừa xấu hổ như đã xảy ra với Giáo sư Nguyễn Văn Đạo và đặc biệt là với giáo sư nước ngoài đang muốn giúp đỡ Việt Nam về giao thông. Nói về tai nạn giao thông và sự mất mát đau khổ do nó gây ra có lẽ cả ngày cũng không hết. Nếu liệt kê về nguyên nhân khiến tai nạn giao thông ngày càng tăng không biết bao giờ mới hết, nhưng theo tôi, nguyên nhân chính là do cái “văn hoá” giao thông “còi to cho vượt”.

“Còi to cho vượt” có lẽ chỉ ở ta mới có. Tuy còn ít tuổi nhưng tôi đã được đi một số nước trên thế giới, nhưng chưa thấy ở đâu có cái “văn hoá” “còi to cho vượt” lâu ngày ngấm vào người ta thành cái bệnh cứ vượt bừa lên, cứ nêm vào, cứ vọt lên cả vỉa hè mà vượt lên trước, cho nên nhiều khi không đáng tắc đường cũng thành ra tắc đường hàng tiếng đồng hồ,

Chúng tôi là học sinh nên sợ nhất là đi học muộn. Nếu đi muộn nhiều lần còn bị coi là hạnh kiểm chưa tốt. Tôi dù đã cao to, nặng cân như người lớn, nhưng vì là học sinh phổ thông nên vẫn phải chấp nhận để “mẹ đưa em đến trường”. Nói như vậy để khẳng định rằng, không phải tất cả những người trẻ tuổi chúng tôi đều không có ý thức. Cái bệnh “còi to cho vượt” trong giao thông để lâu biến chứng thành nhiều thói xấu biểu hiện rất rõ nét trong giao thông của người Việt. Ví như việc xin đường.

Quả thật, chỉ ở ta mới có cái lệ xin đường bằng cách giơ tay ra xin. Có lẽ do trước đây chỉ có xe đạp nên không có đèn xi-nhan để xin đường, thôi thì dùng mãi đã quen cũng có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, xin đường khác với cướp đường. Xin thì phải xin từ từ, xin trước để người ta xem xét một chút cho đường hay không. Nhưng phổ biến là vừa thò tay ra là rẽ luôn, thậm chí có ông cũng chẳng thèm giơ tay ra xin nữa mà rẽ quẹo ngay trước đầu xe ô tô làm cho nhiều lái xe giật mình, phanh gấp, và kéo theo là hàng loạt người đi theo phải xử lí phanh. Người nào không kịp thì đâm vào người kia, lại đẻ ra cái bệnh không muốn xin lỗi nhau mà chỉ sẵn sàng cãi nhau xem ai đúng ai sai. Dần dà thành “kinh nghiệm” chết người là khi không may bị đụng xe thì hãy “mau mềm chửi trước” để tránh lỗi.

Nói tóm lại, cái “văn hoá” giao thông của chúng ta còn quá nhiều điều đáng bàn, mong sao văn hoá “còi to cho vượt” được chấn chỉnh để giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông và nhiều người không còn phải lo lắng khi lưu thông trên đường. Nếu không thì bao nhiêu “sáng kiến” như “phân luồng”, “lệch giờ học, giờ làm”, “lệch giờ làm giữa cơ quan trung ương và Hà Nội”, nào là “số lẻ, số chẵn”, đăng kí xe ở nội thành, ngoại thành,... và kể cả việc bỏ tiền tỉ làm đường thông hè thoáng chắc cũng không chống nổi cái “văn hoá” giao thông “còi to cho vượt” này.

(Dẫn từ sách Người Việt: Phẩm chất và thói hư tật xấu, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2009)

Câu hỏi:

a) Văn bản trên nêu lên nội dung gì? Nhan đề văn bản có gì đặc sắc?

b) Vì sao văn bản trên được coi là văn bản thông tin?

c) Mục đích của bài viết là gì? Vấn đề tác giả quan tâm có ý nghĩa như thế nào?

d) Theo em, thái độ của người viết đối với vấn đề mình nêu lên như thế nào? Dẫn ra một câu văn thể hiện rõ thái độ ấy.

Trả lời:

a) Nội dung văn bản nêu lên 1 thực trạng đáng buồn về tình hình giao thông ở nước ta. Nhan đề văn bản đặc sắc ở chỗ, người viết lấy một câu khái quát tình trạng giao thông của nước ta như là một thành ngữ hiện đại: “còi to cho vượt”. Câu này phản ánh thực trạng giao thông ở ta: i) Cứ bấm còi inh ỏi trên đường, nhất là khi muốn vượt lên trước; ii) Chỉ tình trạng cứ mạnh ai người ấy đi trước, chen lên phía trước bất chấp thứ tự giao thông trên đường. Như thế, nhan đề văn bản đã phản ánh được nội dung chính của bài viết

b) Văn bản trên được coi là văn bản thông tin vì mục đích là cung cấp thông tin.

c) Mục đích của bài viết nhằm nêu lên một thực trạng đáng buồn trong khi tham gia giao thông ở nước ta, nhất là Hà Nội và các thành phố lớn. Từ đó, phát biểu những suy nghĩ của mình trước thực trạng “còi to cho vượt”.

Vấn đề tác giả quan tâm ngày càng có ý nghĩa và cần có giải pháp khắc phục. Vì xã hội phát triển, các đô thị ngày càng nhiều các loại xe, dân cư ngày càng đông đúc dẫn đến tình trạng ách tắc giao thông ngày càng nan giải; trong đó, ý thức con người khi tham gia giao thông là quan trọng nhất.

d) Thái độ của người viết đối với vấn đề nêu lên trong bài: Phản đối ý thức bắt chấp luật lệ giao thông trên đường. Có nhiều câu văn thể hiện thái độ ấy. Ví dụ câu: “Nói tóm lại, cái “văn hoá” giao thông của chúng ta còn quá nhiều điều đáng bàn, mong sao văn hoá “còi to cho vượt” được chấn chỉnh để giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông và nhiều người không còn phải lo lắng khi lưu thông trên đường.”

Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái

Câu 1 trang 46 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Chọn phương án trả lời đúng cho câu hỏi: Tại sao văn bản Tạ Quang Bửu – Người thầy thông thái là một văn bản thông tin tổng hợp?

A. Vì văn bản đã giới thiệu những phẩm chất của Giáo sư Tạ Quang Bửu

B. Vì văn bản đã so sánh Giáo sư Tạ Quang Bửu với nhiều nhân vật nổi tiếng

C. Vì văn bản đã giới thiệu về Giáo sư Tạ Quang Bửu bằng nhiều cách thức khác nhau

D. Vì văn bản đã làm rõ sự thông thái, uyên bác của Giáo sư Tạ Quang Bửu

Trả lời:

Đáp án C

Câu 2 trang 46 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: (Câu hỏi 2, SGK) Thống kê và tìm hiểu thông tin về các nhà khoa học có liên quan đến Tạ Quang Bửu được tác giả Hàm Châu dẫn ra trong bài viết. Các nhân vật ấy có đặc điểm chung nào?

Trả lời:

Điểm chung: Các nhân vật được nêu ra trong bài viết đều là các nhà khoa học lớn, nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực của thế giới và Việt Nam.

Câu 3 trang 46 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: (Câu hỏi 3, SGK) Văn bản tập trung làm sáng tỏ vấn đề gì? Tác giả đã triển khai bài viết bằng cách nào? Việc trích dẫn ý kiến của nhiều nhân vật trong bài viết có tác dụng gì?

Trả lời:

– Văn bản tập trung làm sáng tỏ Giáo sư Tạ Quang Bửu là người thầy rất thông thái, uyên bác.

Ý tưởng nêu trên của bài viết được trình bày theo trình tự: tông, phân, hợp (nêu nhận xét khái quát, sau đó phân tích và chứng minh cụ thể, cuối bài nêu suy nghĩ khái quát của cá nhân người viết).

Việc trích dẫn ý kiến của nhiều nhân vật (các nhà khoa học) trong văn bản có tác dụng tăng tính thuyết phục và làm rõ sự thông thái của Giáo sư Tạ Quang Bửu.

Câu 4 trang 46 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: (Câu hỏi 4, SGK) Phân tích và làm sáng tỏ thái độ, tình cảm của người viết thể hiện trong văn bản qua một số câu văn cụ thể.

Trả lời:

Thái độ và tình cảm yêu mến của người viết thể hiện khá rõ trong nhiều câu, đoạn văn. Chẳng hạn: "Chúng ta còn nhớ, đạo ấy, Bộ trưởng Bộ Nội vụ là đồng chí Võ Nguyên Giáp. Đẹp biết bao thế hệ trí thức thời mở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, “Cái thuở ban đầu Dân quốc ấy / Nghìn năm chưa dễ đã ai quên”. Hoặc đoạn sau:

“Ngày 6-3-1948, giữa rừng xanh Việt Bắc, đã phát hành cuốn sách của Giáo sư Tạ Quang Bửu: Sống. Tên sách thật ngắn, song gợi lên bao suy nghĩ sâu xa. Hơn nửa thế kỉ sau, giờ đây ngồi đọc lại cuốn sách mỏng in trên giấy dó đó, tôi ngạc nhiên nhận thấy, ngay từ dạo ấy, trên nhà sàn nơi bản vắng chiến khu, nhà thông thái của chúng ta đã có thể vận dụng những phát minh mới nhất trong vật lí lượng tử để giải thích sự sống, trình bày cấu trúc phân tử của gen, sự di truyền và biến dị, tính trội và tính lặn, các tác nhân gây đột biến,...”.

Câu 5 trang 46 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Phân tích tác dụng của các đoạn thơ được tác giả dẫn ra ở cuối văn bản Tạ Quang Bửu – Người thầy thông thái.

Trả lời:

Cuối văn bản Tạ Quang Bửu – Người thầy thông thái, tác giả dẫn ra mấy đoạn thơ viết về Tạ Quang Bửu. Các đoạn thơ này có tác dụng rất lớn:

– Làm rõ thêm tình cảm yêu mến của mọi người đối với Tạ Quang Bửu;

– Làm sáng tỏ thêm tài năng, nhân cách của con người Tạ Quang Bửu;

– Góp phần thể hiện tính chất tổng hợp của văn bản thông tin này.

Câu 6 trang 47 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm sinh ra trong một gia đình trí thức ở Huế, lớn lên tại Hà Nội Bỏ là ông Đặng Ngọc Khuê (Huế), bác sĩ ngoại khoa; mẹ là bà Doãn Ngọc Trâm (Quảng Nam), giảng viên Trường Đại học Dược Hà Nội. [...]

Tuổi thơ của Đặng Thuỳ Trâm trải qua thời kì khốn khó trong những năm kháng chiến. Là người yêu thích văn học. Đặng Thuỳ Trâm đọc nhiều sách, thuộc nhiều thơ, bị ảnh hưởng rất lớn bởi tính cách của các nhân vật lí tưởng trong văn học như Pavel Korchagin (Pa-ven Coóc-sa-ghin) trong Thép đã tôi thế đấy, Ruồi Trê... Đó là những nhân vật mà chất lí tưởng luôn rừng rực trong trái tim tuổi thanh xuân của họ.

- Trong thời gian học tập ở trường phổ thông, Đặng Thuỳ Trâm được khen thưởng rất nhiều lần. Cuối niên khoa 1955 – 1956 và niên khoả 1956 – 1957, hai lần, Đặng Thuỳ Trâm được nhà trường tặng giấy khen về công tác văn nghệ. Niên khoá 1958 – 1959, chị được Sở Giáo dục Hà Nội tặng bằng khen về công tác bổ túc văn hoá. Cuối niên khoa 1959 – 1960, Đặng Thuỳ Trâm tiếp tục được tặng giấy khen về thành tích học tập và công tác ... Năm 1961, nối nghiệp gia đình, Đặng Thuỳ Trâm thi đỗ vào Trường Đại học Y khoa Hà Nội. [...]

Tháng 6-1966, với những thành tích học tập và hoạt động xuất sắc, Đặng Thuỳ Trầm được Trường Đại học Y khoa Hà Nội cho tốt nghiệp sớm hơn một năm với tắm bằng hạng ưu. Sau khi tốt nghiệp, chị tỉnh nguyện vượt Trường Sơn vào công tác tại chiến trưởng Quảng Ngãi. Lúc này nếu ở Hà Nội, Đặng Thuỳ Trâm có thể tìm được cho mình một công việc tốt theo đúng ngành nghề. Nhưng theo tiếng gọi thiêng liêng của miền Nam ruột thịt, người con gái Hà Nội ấy đã xung phong vào miền Nam, nơi những chiến sĩ đang chiến đấu ác liệt nhất, anh dũng nhất.

Tháng 3-1967, vừa vào đến Quảng Ngãi, Đặng Thuỳ Trâm được phân công phụ trách Bệnh xá Đức Phổ, Quảng Ngãi – thực chất đây là một bệnh xá tiền phương Từ tháng 4-1967 đến tháng 5-1970, bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm là Bệnh xá trưởng Bệnh xá Đức Phổ. Suốt thời gian ấy, chị cùng với các đồng nghiệp đã cứu chữa cho hàng nghìn thương binh và nhân dân Đức Phổ; đã lăn xả vào cứu chữa thương binh, chăm sóc thương binh, tổ chức cho đơn vị di chuyển thương binh, di chuyển địa điểm để chống càn, đi công tác xuống cơ sở. [...]

Ngày 22-6-1970, trong một chuyến công tác từ vùng núi Ba Tơ về đồng bằng, Bệnh xá Đức Phổ bị lính Mỹ tập kích và Đặng Thuỳ Trâm anh dũng hi sinh khi chưa tròn 28 tuổi đời....

[...] Trong nhật kí của mình, Đặng Thuỳ Trâm đã thể hiện một tình yêu rộng lớn, một tình người gắn với lí tưởng sống, lẽ sống của cuộc đời mình, đó là tình cảm với nhân dân, với đồng đội. [...]. Chị đau đáu lo lắng cho anh em, đồng bào, đồng chí trong suốt những đêm thâu; lòng quặn đau khi bom đạn chiến tranh tàn phá huỷ diệt quê hương, giết chóc nhân dân mình. Trong một bài thơ, Đặng Thuỳ Trâm đã từng viết:

“Tôi đứng đây giữa núi rừng lộng gió

Mưa đan dày trùm cả rừng cây

Nghe gió mùa đông bắc thổi về đây

Lòng bỗng thấy nhớ thương da diết.

Ơi những người thân yêu ở nơi xa có biết

Tôi nghĩ gì trong giá lạnh chiều nay

Chiều nay...

Ai đi giữa hàng cây

Trên những con đường thênh thang của trái tim Tổ quốc”,

(Theo Thanhuytphcm.vn; https://www.hemepvor.vn/)

a) Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? Em thấy thông tin nào về Đặng Thuỳ Trâm là đặc sắc nhất?

b) Vì sao văn bản trên được coi là văn bản thông tin tổng hợp?

c) Có thể đặt nhan đề văn bản trên như thế nào?

d) Văn bản trên và văn bản Tạ Quang Bửu - Người thầy thông thái có điểm chung nào?

e) Nếu cần giới thiệu về liệt sĩ Đặng Thuy Trâm (từ 8 – 10 dòng), em sẽ nêu những nội dung gì?

Trả lời:

a) Cung cấp thông tin về bác sĩ Đặng Thùy Trâm.

b) Văn bản có mục đích cung cấp thông tin tổng hợp.

c) Với nội dung của văn bản, có thể đặt nhan đề khác nhau: Ví dụ: Đặng Thùy Trâm – Tấm gương sáng về lòng yêu nước hoặc Đặng Thuỳ Trâm – Người bác sĩ kiên trung,... HS đặt nhan đề theo ý của mình.

d) Văn bản trên và văn bản Tạ Quang Bửu – Người thầy thông thái có điểm chung là cùng viết về những con người Việt Nam có phẩm chất cao đẹp.

e) Đoạn văn mẫu tham khảo:

Bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm sinh ra trong một gia đình trí thức ở Huế, lớn lên tại Hà Nội Bỏ là ông Đặng Ngọc Khuê (Huế), bác sĩ ngoại khoa; mẹ là bà Doãn Ngọc Trâm (Quảng Nam), giảng viên Trường Đại học Dược Hà Nội. Tuổi thơ của Đặng Thuỳ Trâm trải qua thời kì khốn khó trong những năm kháng chiến. Năm 1961, nối nghiệp gia đình, Đặng Thuỳ Trâm thi đỗ vào Trường Đại học Y khoa Hà Nội. Tháng 6-1966, với những thành tích học tập và hoạt động xuất sắc, Đặng Thuỳ Trầm được Trường Đại học Y khoa Hà Nội cho tốt nghiệp sớm hơn một năm với tắm bằng hạng ưu. Sau khi tốt nghiệp, chị tỉnh nguyện vượt Trường Sơn vào công tác tại chiến trưởng Quảng Ngãi. Theo tiếng gọi thiêng liêng của miền Nam ruột thịt, người con gái Hà Nội ấy đã xung phong vào miền Nam. Tháng 3-1967, vừa vào đến Quảng Ngãi, Đặng Thuỳ Trâm được phân công phụ trách Bệnh xá Đức Phổ, Quảng Ngãi – thực chất đây là một bệnh xá tiền phương, đã cứu chữa cho hàng nghìn thương binh và nhân dân Đức Phổ; đã lăn xả vào cứu chữa thương binh, chăm sóc thương binh, tổ chức cho đơn vị di chuyển thương binh, di chuyển địa điểm để chống càn, đi công tác xuống cơ sở. Ngày 22-6-1970, trong một chuyến công tác từ vùng núi Ba Tơ về đồng bằng, Bệnh xá Đức Phổ bị lính Mỹ tập kích và Đặng Thuỳ Trâm anh dũng hi sinh khi chưa tròn 28 tuổi đời....

Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ

Câu 1 trang 49 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Em hiểu thời điểm “bây giờ” trong văn bản Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ là thời điểm nào?

Trả lời:

Thời điểm “bây giờ” nêu trong văn bản được tác giả bài viết xác định. “Giới trẻ ngày nay, thường được cho là thuộc dòng 8X, 9X (sinh ra vào thập niên thứ 8 hoặc thứ 9 của thế kỉ XX) và dòng Y2K (sinh ra vào thập niên đầu tiên của thế kỉ XXI, bắt đầu từ năm 2000).

Câu 2 trang 49 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: (Câu hỏi 2, SGK) Bài viết được triển khai qua mấy phần, mỗi phần được trình bày bằng hình thức nào? Em có nhận xét gì về các ví dụ tác giả dẫn ra trong bài?

Trả lời:

– Ngoài phần sapo và mở đầu, bài viết có ba phần. Nội dung mỗi phần được thể hiện ở tiêu đề được nêu bằng chữ in đậm:

+ Từ việc phá vỡ các chuẩn mực chính tả...

+ ... đến thay đổi và lệch chuẩn ngôn từ

+ Nên nhìn nhận thế nào từ góc độ ngôn ngữ học?

– Có thể thấy các ví dụ tác giả dẫn ra trong bài viết đều rất sinh động, gần gũi và làm sáng tỏ cho ý kiến đã nêu ra.

Câu 3 trang 49 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: (Câu hỏi 3, SGK) Phân tích ý nghĩa của vấn đề mà văn bản nêu lên.

Trả lời:

– Vấn đề bàn luận rất có ý nghĩa vì liên quan đến sự phát triển và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, một thứ của cải vô giá của cha ông để lại.

- Mục đích của văn bản tập trung làm sáng tỏ vấn đề lớp trẻ sử dụng tiếng Việt có nhiều điều đáng phải suy nghĩ (có cái được và cái chưa được cần điều chỉnh). - Để làm rõ vấn đề ấy, các nội dung chính của bài viết thể hiện qua phần: nêu lên các biểu hiện lệch chuẩn trong việc sử dụng tiếng Việt. Từ đó, phân tích, nhìn nhận dưới góc độ ngôn ngữ học để phân định cái được và cái chưa được, cần uốn nắn, điều chỉnh.

Câu 4 trang 49 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: (Câu hỏi 4, SGK) Thái độ của người viết thể hiện trong văn bản như thế nào? Hãy phân tích thái độ ấy qua một số câu văn cụ thể.

Trả lời:

Yêu cầu chỉ ra thái độ của người viết thể hiện trong văn bản và phân tích thái độ ấy qua một số câu văn cụ thể.

– Thái độ của người viết thể hiện trong bài viết là bình tĩnh, ôn hoà, nhìn nhận phân tích, đánh giá hiện tượng một cách khách quan, khoa học.

Chẳng hạn qua đoạn văn sau: “Tiếng Việt của giới trẻ đang là một tiếng Việt rất phức tạp, nếu không nói là hỗn tạp. Vì hỗn tạp nên người nói phải có sự chọn lọc. Sẽ có không ít những ngôn từ giới trẻ “phát minh” được cộng đồng chấp nhận và nhập vào ngôn ngữ toàn dân. Nhưng cũng không ít từ ngữ “teencode” kia chăng bao lâu sẽ “chết yểu”, không có cơ hội tồn tại. Cũng bởi bản chất của nó chỉ là một trò chơi nhất thời, không hơn không kém”. Qua đoạn văn có thể thấy thái độ mềm mỏng nhưng rất kiên quyết; người viết vừa nêu lên những gì chưa được (Tiếng Việt của giới trẻ đang là một tiếng Việt rất phức tạp, nếu không nói là hỗn vừa chủ động đề xuất hướng giải quyết (“Vì hỗn tạp nên người nói phải có sự chọn lọc."); vừa thấy mặt được (“Sẽ có không ít những ngôn từ giới trẻ “phát minh” được cộng đồng chấp nhận và nhập vào ngôn ngữ toàn dân."); vừa chỉ ra hệ quá không ổn của tiếng Việt của lớp trẻ hiện nay ("Nhưng cũng không ít từ ngữ “teencode" kia chăng bao lâu sẽ “chết yểu”, không có cơ hội tồn tại.").

Câu 5 trang 49 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Vấn đề tác giả nêu lên trong bài Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ có ý nghĩa như thế nào với việc giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt?

Trả lời:

Vấn đề tác giả nêu lên trong bài Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ rất có ý nghĩa với việc giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Bởi vì việc nêu lên những biểu hiện bất cập, và lạm dụng các cách nói mới, bất chấp các quy tắc thông thường đã làm tổn thương và vẫn đục tiếng Việt,... Tuy nhiên, việc sáng tạo cách nói và từ ngữ mới đúng mực cũng có tác dụng tích cực đối với việc phát triển tiếng Việt hiện đại làm giàu tiếng Việt, cập nhật được với yêu cầu mới của cuộc sống hiện đại.

Câu 6 trang 49 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Ngôn ngữ không tự nhiên sinh ra.”. Mọi sự nảy sinh ngôn từ trong xã hội đều có cái lí của nó. Chuyện giới trẻ (hay một giới nào đó) tạo ra một số từ ngữ, một số cách nói riêng cũng là bình thường. Thế giới cũng thế chứ đâu chỉ ta. Trong thời đại công nghệ số, giới trẻ (đang chiếm ưu thế) đã tự tìm cho mình một cách ứng xử, trước hết được coi như một “trò chơi ngôn ngữ” nhằm giải trí và tạo ra một không khí mới lạ, vui vẻ trong giao tiếp. Nó hoàn toàn không vô bổ, mà có giá trị kích thích sự hưng phấn, giúp giới trẻ có cảm hứng để làm việc và học tập hăng say, hiệu quả hơn.

Giáo sư Nguyễn Đức Dân (báo Sài Gòn Tiếp thị, số 38, 11-4-2011) nhận xét: “Có những từ ngữ chat nghiêm chỉnh không chỉ tồn tại trong thế giới online mà đang thâm nhập cả vào đời sống hằng ngày, được nhiều người chấp nhận.”. Từ điển từ mới tiếng Việt (Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2002) đã bổ sung nhiều từ mới lạ chính từ nguồn ngôn ngữ lớp trẻ đó. Nhưng vì ngôn từ này đang “kí sinh” vào ngôn ngữ toàn dân, nên nó cũng có những “tác dụng phụ”, tức ảnh hưởng trở lại ngôn ngữ toàn dân. “Teencode” không chỉ giới trẻ dùng, mà còn nhiều tầng lớp xã hội khác cũng dùng. Họ thấy vui nhộn thì họ dùng thôi.

Tiếng Việt của giới trẻ đang là một tiếng Việt rất phức tạp, nếu không nói là hỗn tạp. Vì hỗn tạp nên người nói phải có sự chọn lọc. Sẽ có không ít những ngôn từ giới trẻ “phát minh” được cộng đồng chấp nhận và nhập vào ngôn ngữ toàn dân. Nhưng cũng không ít từ ngữ “teencode” kia chẳng bao lâu sẽ “chết yểu”, không có cơ hội tồn tại. Cũng bởi bản chất của nó chỉ là một trò chơi nhất thời, không hơn không kém.

Ở đời, cái gì cũng có ngưỡng của nó. Thái quá bất cập. Điều đáng tiếc là nhiề bạn trẻ bây giờ chỉ mái mê với những “sáng tạo” lạ ki đó mà quên mất việc học tập và trau dồi tiếng mẹ đẻ. Mà ai cũng biết, việc thụ đắc và rèn luyện những kĩ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) luôn là một quá trình dải, liên tục. Học ngôn ngữ cũng như học bất cứ môn gì, cảng trẻ cảng tốt. Trẻ có ưu thế là đang hăng hái, đang mới mẻ, có tiềm năng và sức bật tốt. Không chịu học nghiêm chính khí còn trẻ the sẽ không còn cơ hội nữa”.

(Trích Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ)

a) Đoạn trích trên gồm bốn đoạn văn, nội dung chính của mỗi đoạn văn là gì?

b) Khi tác giả viết: “Mọi sự nảy sinh ngôn từ trong xã hội đều có cái lí của nó” là muốn khẳng định điều gì? Và sau đó người viết muốn nêu lên nội dung gì?

c) Đoạn cuối, tác giả viết: “Ở đời, cái gì cũng có ngưỡng của nó. Thái quá bất cập.”. Em hiểu ý của hai câu này là gì?

d) Đoạn trích trên thể hiện rõ thái độ vừa đồng tình, vừa phê phán đối với việc sử dụng tiếng Việt của lớp trẻ bây giờ. Em hãy làm sáng tỏ điều đó bằng cách dẫn ra một số câu văn thể hiện sự đồng tình và câu văn thể hiện sự phê phán.

Trả lời:

a) Đọc kĩ và xác định nội dung chính của bốn đoạn văn.

- Đoạn 1: Nêu vấn đề cần tìm hiểu – nguyên nhân giới trẻ dùng ngôn ngữ và cách nói riêng.

– Đoạn 2: Nêu ý kiến của Giáo sư Nguyễn Đức Dân, một nhà ngôn ngữ học li về hiện tượng ngôn ngữ của giới trẻ.

– Đoạn 3: Nêu ý kiến của tác giả về cái được và chưa được của ngôn ngữ giới trẻ – – Đoạn 4: Ý kiến bình luận của tác giả và bài học rút ra từ vấn đề nêu lên trong bài.

b) Khi tác giả viết: “Mọi sự nảy sinh ngôn từ trong xã hội đều có cái li của nó." là muốn khẳng định hiện tượng ngôn ngữ của giới trẻ bây giờ có nguyên nhân, không phải ngẫu nhiên mà có. Sau đó, người viết muốn nêu lên thực trạng và nguyên nhân của hiện tượng ấy.

c) Đoạn cuối, tác giả viết: “Ở đời, cái gì cũng có ngưỡng của nó. Thái quá bất cập.”. Ý của hai câu này là: Cuộc sống làm gì cũng cần có chừng mực. Ngưỡng chính là cái mốc nên dừng lại; “Thái quá bất cập” muốn nói làm gì quá vội, qua nhanh, quá nghiêng về một phía,... đều khó đạt được,...

d) Dẫn ra một số câu văn thể hiện sự đồng tình và câu văn thể hiện sự phê phán của tác giả về hiện tượng ngôn ngữ lớp trẻ không khó. Các câu văn này tập trung ở mục cuối văn bản: Nên nhìn nhận thế nào từ góc độ ngôn ngữ học? Ví dụ:

- Đồng tình: “Trong thời đại công nghệ số, giới trẻ (đang chiếm ưu thế) đã tự tìm cho mình một cách ứng xử, trước hết được coi như một “trò chơi ngôn ngữ nhằm giải trí và tạo ra một không khí mới lạ, vui vẻ trong giao tiếp. Nó hoàn toàn không vô bổ, mà có giá trị kích thích sự hưng phấn, giúp giới trẻ có cảm hứng để làm việc và học tập hăng say, hiệu quả hơn.”.

- Phê phán: “Ở đời, cái gì cũng có ngưỡng của nó. Thái quá bất cập. Điều đáng tiếc là nhiều bạn trẻ bây giờ chỉ mải mê với những “sáng tạo” lạ kì đó mà quên mất việc học tập và trau dổi tiếng mẹ đẻ”.

Xem thêm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

II. Bài tập tiếng Việt trang 50, 51

III. Bài tập viết và nói - nghe trang 52

Đánh giá

0

0 đánh giá