Bài ca ngất ngưởng: tác giả, tác phẩm, tóm tắt, bố cục, dàn ý - Kết nối tri thức Ngữ văn 11

266

Toptailieu.vn xin giới thiệu Tóm tắt kiến thức trọng tâm về tác giả tác phẩm Bài ca ngất ngưởng Ngữ văn 11 (Kết nối tri thức) với đầy đủ các phần quan trọng như: tác giả tác phẩm, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... Sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức Ngữ văn, từ đó học tốt môn Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Bài ca ngất ngưởng - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 11 (Kết nối tri thức)

I. Tác giả Nguyễn Công Trứ

- Nguyễn Công Trứ (1778- 1858) tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn

- Là người có tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực từ văn hóa, kinh tế đến chính trị, quân sự. Thế nhưng con đường làm quan lại trắc trở, gập ghềnh, thăng giáng thất thường

- Là người ưa tự do, phóng túng, có cá tính có bản lĩnh, ngông ngạo

- Là người yêu nước thương dân có nhiều đóng góp cho đất nước

- Các tác phẩm chính:

+ Các sáng tác chủ yếu bằng chữ Nôm với nhiều thể loại thơ, phú, câu đối, hát nói

+ Riêng thơ Đường luật có khoảng 150 bài

- Đặc điểm sáng tác:

+ Tập trung vào ba chủ đề chính: chí nam nhi, triết lí sống nhàn, thế thái nhân tình đen bạc

+ Nguyễn Công Trứ là người đầu tiên có công đưa hát nói trở thành thể loại văn học dân tộc

⇒ Cùng với Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ là một trong hai thi sĩ nổi tiếng nhất của văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ 19

II. Tìm hiểu tác phẩm Bài ca ngất ngưởng

1. Thể loại

Văn bản thuộc thể loại ca trù

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ được viết sau năm 1848, khi tác giả cáo quan về ở ẩn

3. Phương thức biểu đạt

Văn bản có phương thức biểu đạt là biểu cảm

4. Bố cục

- Phần 1 (6 câu đầu): Ngất ngưởng trên con đường công danh, sự nghiệp

- Phần 2 (12 câu tiếp): Ngất ngưởng trong lối sống, suy nghĩ

- Phần 3 (còn lại) : Lời khẳng định về sự ngất ngưởng vô địch

5. Giá trị nội dung

Bài thơ khẳng định ngất ngưởng là cách Nguyễn Công Trứ thể hiện bản lĩnh cá nhân trong cuộc sống

6. Giá trị nghệ thuật

- Cách gieo vần, các câu thơ thuần Hán , thuần Việt được đan cài vào nhau tạo nên nhịp điệu câu thơ

- Số âm tiết qua cách nói cách hát thể hiện sự phóng khoáng của cá nhân, nghệ thuật điệp từ

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Bài ca ngất ngưởng

1. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ

- Từ “Ngất ngưởng” xuất hiện 4 lần trong bài thơ ở các câu: 4, 8, 12 và câu cuối.

- “Ngất ngưởng” diễn tả một con người, sự vật có chiều cao hơn so với con người và sự vật khác nhưng ngả nghiêng, chực đổ mà không đổ.

-> Đây là trạng thái gây cảm giác rất khó chịu cho người xung quanh, như trêu trọc, trêu ngươi.

- Là khác người, xem mình cao hơn người khác.

- Là thoải mái tự do, phóng túng, không theo một khuôn khổ nào hết.

*Từ “Ngất ngưởng” thứ nhất gắn liền với những năm ra làm quan. Đó là cái “Ngất ngưởng” ở chốn quan trường. (6 câu đầu)

*Từ “Ngất ngưởng” thứ hai, ba gắn liền với những năm cáo quan về hưu. Đó là cái “Ngất ngưởng ở chốn hành lạc. (12 câu tiếp).

* Từ “Ngất ngưởng” thứ tư trở lại quãng đời làm quan. Nhưng đây là cái “Ngất ngưởng” ở chốn triều chung. (Câu cuối).

=> Phẩm chất sống tự do, phóng khoáng, vượt lên trên những trói buộc của cuộc sống đời thường ở nhà thơ.

2. Lời tự thuật về cuộc đời

a. Khi làm quan (6 câu đầu)

- Câu 1:

“Vũ trụ nội mạc phi phận sự”

Mọi việc trong trời đất đều là phận sự của ta: Phẩm chất tự tin, ý thức sâu sắc về vai trò, trách nhiệm và tài năng của bản thân.

- Câu 2:

“Ông Hi văn tài bộ đã vào lồng”

-> Tuy cho việc làm quan là mất tự do, là “vào lồng” song vẫn ra làm quan vì đó là phương tiện để ông thể hiện tài năng và hoài bão của mình, một sự dấn thân tự nguyện.

- Câu 3, 4, 5, 6: Liệt kê tài năng hơn người:

+ Giỏi văn chương (khi thủ khoa)

+ Tài dùng binh (thao lược)

-> Tài năng lỗi lạc xuất chúng: văn võ song toàn

- Khoe danh vị hơn người:

+ Tham tán

+ Tổng đốc

+ Đại tướng (bình định Trấn Tây)

+ Phủ doãn Thừa Thiên

- Thực tế đã cho thấy ông là người có tài năng xuất chúng, tận tâm với sự nghiệp và lập nhiều công trạng, thể hiện tài “kinh bang tế thế”.

- Đường công danh khi thăng lúc giáng, nhưng khi nhìn lại ông không hề che giấu niềm tự hào, kiêu hãnh về tài năng và vì đã cống hiến hết mình.

- Nghệ thuật

+ Sử dụng nhiều từ Hán Việt mang màu sắc trang trọng.

+ Thủ pháp NT: điệp từ kết hợp liệt kê vừa có tác dụng khoe tài, vừa nhấn mạnh các chức danh đã từng trải qua -> Thể hiện một ý thức rõ nét, trang trọng về tài năng và địa vị của bản thân.

+ Giọng điệu: lúc khoe khoang, phô trương; lúc tự cao tự đại, khinh đời.

=> "Ngất ngưởng" trên hành trình hoạn lộ: người quân tử sống bản lĩnh, đầy tự tin, kiên trì lí tưởng.

b. Lúc về hưu (12 câu tiếp)

* Sự kiện về hưu:

- Mở ra bằng câu thơ nguyên văn chữ Hán → sự kiện quan trọng.

“Đô môn giải tổ chi niên”

-> Nhắc lại một sự kiện quan trọng trong cuộc đời (về hưu), điều kiện để ông thực hiện lối sống ngất ngưởng.

* Những hành động ngất ngưởng:

- “Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng”

-> Dạo chơi bằng cách cưỡi con bò vàng, đeo nhạc ngựa trước ngực nó, đeo mo cau sau đuôi, bảo rằng để che miệng thế gian.

+ “Kìa núi nọ phau phau mây trắng”

->Thưởng thức cảnh đẹp, ngao du sơn thủy.

+ “Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi”

-> Cười mình là tay kiếm cung (một ông tướng có quyền sinh quyền sát) dạng từ bi: dáng vẻ tu hành, trái hẳn với trước.

+ “Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì”

-> Dẫn các cô gái trẻ lên chơi chùa, đi hát ả đào.

+ Chứng kiến cảnh ấy

“Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng”

-> Một cá tính nghệ sĩ: Sống phóng túng, tự do, thích gì làm nấy, sống theo cách của mình, nhanh chóng thích nghi hoàn cảnh.

- Quan niệm sống:

+ Câu 13: Vượt qua dư luận xã hội, không quan tâm được mất.

+ Câu 14: không bận lòng trước những lời khen chê.

+ Câu 15, 16: Sống tự do, phóng túng, tận hưởng mọi thú vui, không vướng tục.

⭢ Một nhân cách, một bản lĩnh ngất ngưởng: sống không giống ai, không nhập tục cũng không thoát tục.

- Câu 17, 18: Cá tính và bản lĩnh

+ So sánh mình với các bậc anh tài

+ Tự khẳng định mình là bề tôi trung thành

+ Ý thức về bản lĩnh, tài năng và phẩm chất.

- Nghệ thuật

+ Sử dụng nhiều từ Hán Việt mang màu sắc trang trọng.

+ Hình ảnh: đối lập-> trái khoái, ngược đời

+ Thủ pháp NT: liệt kê

+ Giọng điệu: hài hước, hóm hỉnh.

+ Nhịp điệu: khoan thai, không gò bó về niêm luật, số câu, số chữ.

-> Thể hiện lối sống tự do, tự tại, phóng túng, hào hoa.

=> "Ngất ngưởng" khi cáo quan về hưu: bậc tài tử phong lưu, không ngần ngại khẳng định cá tính của mình.

c. Ngất ngưởng ở chốn triều cung:

- Câu cuối: vừa hỏi vừa khẳng định: mình là một đại thần trong triều, không có ai sống ngất ngưởng như ông cả.

- Nêu bật sự khác biệt của mình so với đám quan lại khác: cống hiến, nhiệt huyết.

- Ý thức muốn vượt ra khỏi quan niệm “đạo đức” của nhà nho.

- Thể hiện tấm lòng sắt son, trước sau như một đối với dân, với nước.

-> Ngất ngưởng nhưng phải có thực tài, thực danh.

3. Khẳng định phong cách sống

- Khi làm quan, ông không chấp nhận sự khom lưng uốn gối hay thói quỵ lụy.

- Khẳng định tấm lòng trung quân, ái quốc bằng tài năng và sự cống hiến hết mình cho xã hội, cho triều đại.

- Không chấp nhận uốn mình theo lễ giáo Nho giáo, mà thuận theo sự tôn trọng cá tính, sự trung thực và cũng là dám sống cho mình.

=> Vẻ đẹp nhân cách của NCT: Một con người giàu năng lực, dám sống cho mình, bỏ qua sự gò bó của lễ giáo phong kiến, theo đuổi cái tâm tự nhiên.

IV. Đọc tác phẩm Bài ca ngất ngưởng

Vũ trụ nội mạc phi phận sự,

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.

Lúc bình Tây, cờ đại tướng,

Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên

Độ môn giải tổ chi niên,

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.

Kìa núi nọ phau phau mây trắng,

Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.

Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.

Được mất dương dương người thái thượng,

Khen chê phơi phới ngọn đông phong.

Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,

Không Phật, không Tiên, không vướng tục.

Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,

Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.

Trong triều ai ngất ngưởng như ông!

Xem thêm các bài tác giả, tác phẩm Ngữ văn 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Tác giả tác phẩm: Pa-ra-lim-pích: Một lịch sử chữa lành những vết thương

Tác giả tác phẩm: Ca nhạc ở Miệt vườn

Tác giả tác phẩm: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Tác giả tác phẩm: Cộng đồng và cá thể

Tác giả tác phẩm: Làm việc cũng là làm người

Đánh giá

0

0 đánh giá