Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi E, F lần lượt góc hạ từ H xuống AB, AC và M là trung điểm của BC

241

Với giải Bài tập 10 trang 82 SBT Toán 8 Tập 2 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài tập ôn tập cuối năm giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Toán 8. Mời các bạn đón xem:

Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi E, F lần lượt góc hạ từ H xuống AB, AC và M là trung điểm của BC

Bài 10 trang 82 SBT Toán lớp 8 Tập 2: Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi E, F lần lượt góc hạ từ H xuống AB, AC và M là trung điểm của BC. Chứng minh rằng:

a) EF = AH.

b) AM ⊥ EF

Lời giải:

Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi E, F lần lượt là chân các đường vuông

a)Vì tam giác ABC vuông tại A nên BAC^=90°.

Vì E, F lần lượt là chân các đường vuông góc hạ từ H xuống AB, AC nên HE vuông góc với AB, HF vuông góc với AC.

Do đó, HEB^=HEA^=HFA^=HFC^=90°.

Xét tứ giác AFHE có: BAC^=HEA^=HFA^=90°.

Do đó, tứ giác AFHE là hình chữ nhật.

Suy ra AH = FE (hai đường chéo bằng nhau).

b) Vì tứ giác AFHE là hình chữ nhật nên FHE^=90°.

Vì AM là đường trung tuyến trong tam giác ABC vuông tại A nên

AM = MB = MC = 12BC.

Tam giác AMB có AM = MB nên tam giác AMB cân tại M.

Do đó, MAB^=B^.

Lại có B^=AHE^     =90°HEB^.

Nên MAB^=AHE^ (1).

Gọi O là giao điểm của hai đường chéo FE và AH của hình chữ nhật AFHE.

Do đó, OH = OE = OF = OA.

Tam giác OAE có OA = OE nên tam giác OAE cân tại O.

Suy ra OEA^=OAE^.

Mà AE song song với FH (do AFHE là hình chữ nhật) nên OHF^=OAE^ (hai góc so le trong).

Do đó, OEA^=OHF^ (2).

Lại có OHF^+OHE^=FHE^=90° (3).

Từ (1), (2), (3) ta có: MAB^+OEA^=90°.

Gọi K là giao điểm của AM và EF. Khi đó, KAE^+KEA^=90°. Suy raAKE^=90°.

Vậy AM vuông góc với EF tại K.

Đánh giá

0

0 đánh giá