C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu + H2O | C3H5()H)3 ra [C3H5(OH)2O]2Cu

730

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu phương trình phản ứng C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu + H2O. Đây là phản ứng trao đổi, phương trình này sẽ xuất hiện trong nội dung các bài học: Cân bằng phản ứng trao đổi Hóa học, tính chất Hóa học của C3H5(OH)3 và tính chất hóa học Cu(OH)2 .... cũng như các dạng bài tập. Bài viết giới thiệu các nội dung liên quan giúp học sinh nắm bắt kiến thức cơ bản. Mời các bạn đón đọc:

1. Phương trình phản ứng C3H5(OH)3 tác dụng với Cu(OH)2

2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O

2. Điều kiện phản ứng xảy ra giữa glixerol và Cu(OH)2 

Nhiệt độ thường.

3. Hiện tượng phản ứng khi cho Glixerol tác dụng với Cu(OH)2

Cho dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO4gạn lấy kết tủa sau đó cho dung dịch glixerol vào, dung dịch tạo kết tủa Cu(OH)2 sau khi cho glixerol vào thấy tạo phức màu xanh thẫm.

4. Các phương trình hóa học khác

C6H5ONa + HCl → C6H5OH + NaCl

C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2

C2H5OH → C2H4 + H2O

C2H3Cl → (-CH2CHCl-)n

5. Bài tập vận dụng liên quan 

Câu 1. Dãy gồm các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH)2

A. Axit axetic, glixerol, mantozo.

B. natri axetat, saccarozo, mantozo.

C. Glucozo, glixerol, ancol etylic.

D. Ancol etylic, saccarozo, axit axetic.

Đáp án A

Câu 2. Dãy gồm các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là

A. glixerol, glucozơ, frutozơ, saccarozơ.

B. glixerol, glucozơ, anđehit axetic, etilenglicol.

C. ancol etylic, glucozơ, fructozơ, glixerol.

D. saccarozơ, glucozơ, anđehit axetic, glixerol.

Đáp án A

Câu 3. Cho các chất: CH3COOH, C2H4(OH)2, C3H5(OH)3, C2H5OH. Số chất phản ứng đi Cu(OH)2là

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Đáp án B

Câu 4. Dãy gồm các chất đều tác dụng được với glixerol là (các chất xúc tác có đủ):

A. Mg, Cu(OH)2; HBr; HNO3.

B. Na, MgO, HBr, HNO3, CH3COOH.

C. Na, NaOH, Cu(OH)2, HBr, HNO3.

D. Na, CuO, CH3COOH, HNO3.

Đáp án D

Đáp án A: Mg không phản ứng

Đáp án B: MgO không phản ứng

Đáp án C: NaOH không phản ứng

D. Na, CuO, CH3COOH, HNO3.

2C3H5(OH)3 + 6Na → 2C3H5(ONa)3 + 3H2

2C3H5(OH)3 + 2CuO → 3CH3COOH + 2Cu + 2H2O

5CH3COOH + 6C3H5(OH)3→ 4(CH3COO)2C3H5+ 12H2O

C3H5(OH)3 + 3HNO3 → C3H5(NO3)3 + 3H2O

Câu 5. Dùng thuốc thử AgNO3/NH3 đun nóng có thể phân biệt được cặp chất nào sau đây?

A. Glucozơ và mantozơ

B. Glucozơ và glixerol

C. Saccarozơ và glixerol

D. Glucozơ và fructozơ

Đáp án B

Glucozơ có phản ứng tạo kết tủa bạc, glixerol không phản ứng.

Phương trình hóa học:

CH2OH(CHOH)4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH2OH(CHOH)4COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3.

Câu 6. Công thức cấu tạo thu gọn của glixerol là

A. CH2­(OH) – CH2– CH2(OH).

B. CH2­(OH) – CH2(OH).

C. CH2­(OH) – CH(OH) – CH2(OH).

D. CH2­(OH) – CH2(OH) – CH2(OH).

Đáp án C

Câu 7. Chọn các nhận định đúng

A.Lipit là chất béo

B.Lipit là tên gọi chung của dầu, mỡ động vật thực vật

C.Lipit là este của glixerol và các axit béo

D.Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không tan trong nước nhưng tan trong dung môi hữu cơ. Lipit bao gồm chất béo, sáp, steroid, photpholipit

Đáp án D

Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không tan trong nước nhưng tan trong dung môi hữu cơ. Lipit bao gồm chất béo, sáp, steroid, photpholipit

Câu 8. Cho các nhận định sau:

(1) 1 mol chất béo phản ứng tối đa với 3 mol NaOH.

(2) Chất béo là trieste của glixerol và axit béo gọi chung là steroit.

(3) Chất béo no ở điều kiện thường là chất rắn.

(4) Chất béo triolein phản ứng tối đa 3 mol H2.

(5) Muối natri hoặc kali của các axit béo được dùng làm xà phòng.

Số nhận định đúng là

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án C

(1) đúng

(2) sai vì chất béo gọi chung là triglixerit hoặc triaxylglixerol

(3) đúng

(4) đúng, vì triolein có 3 liên kết C=C

(5) đúng

⟹ 4 phát biểu đúng

Câu 9. Cho các nhận định sau:

(1) Chất béo là trieste của glixerol và axit béo.

(2) Các chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan tốt trong anilin.

(3) Xà phòng là muối natri hoặc kali của các axit cacboxylic.

(4) Thủy phân chất béo trong môi trường axit thu được glixerol và xà phòng.

(5) Chất béo lỏng thành phần chủ yếu chứa các gốc axit béo no.

(6) Phản ứng của chất béo với dung dịch kiềm gọi là phản ứng xà phòng hóa.

(7) Các este thường là các chất lỏng, dễ bay hơi.

Số nhận định đúng là

A. 3

B. 6

C. 5

D. 4

Đáp án D

Các mệnh đề đúng: 1, 2, 6, 7.

Mệnh đề 3: Xà phòng là muối natri hoặc kali của các axit béo

Mệnh đề 4: Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thu được glixerol và xà phòng.

Mệnh đề 5: Chất béo lỏng thành phần chủ yếu chứa các gốc axit béo không no

Đánh giá

0

0 đánh giá