CaCO3 + HCl → CaCl2 + CO2 + H2O | CaCO3 ra CaCl2

656

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu phương trình phản ứng CaCO3 + HCl → CaCl2 + CO2 + H2O . Đây là phản ứng trao đổi. Phương trình này sẽ xuất hiện trong nội dung các bài học: Cân bằng phản ứng trao đổi Hóa học, tính chất Hóa học của CaCO3 và tính chất hóa học HCl .... cũng như các dạng bài tập. Bài viết giới thiệu các nội dung liên quan giúp học sinh nắm bắt kiến thức cơ bản. Mời các bạn đón đọc:

1. Phương trình phản ứng CaCO3 ra CO2

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO+ H2O

2. Điều kiện phản ứng CaCO3 ra CaCl2

Nhiệt độ thường

3. Đá vôi tác dụng với HCl có hiện tượng

Đá vôi tan dần và thấy có khí không màu thoát ra làm dung dịch sủi bọt.

4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

  • Bản chất của CaCO3 (Canxi cacbonat)

CaCO3 mang đầy đủ tính chất hoá học của muối tác dụng được với các axit mạnh.

  • Bản chất của HCl (Axit clohidric)

HCl là một axit mạnh tác dụng được với muối cacbonat tạo muối mới và nước, đồng thời giải phóng khí cacbonic.

5. Các phương trình hóa học khác

CaCO3 + HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2 + H2O

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

6. Bài tập vận dụng 

Câu 1. Cặp chất nào sau đây có thể tồn tại trong cùng một dung dịch

A. KCl và NaOH

B. AgNO3và NaCl

C. Ba(OH)2 và NaOH

D. CaCO3 và HCl

Lời giải:

Đáp án: A

Câu 2. Phản ứng nào sau đây sau phản ứng thu được chất khí

A. KCl + AgNO

B. CaCO3+ HCl

C. NaOH + H2SO

D. BaCl2 + Na2SO4

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích:

Phương trình phản ứng hóa học

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

Câu 3. Dãy muối cacbonat bị nhiệt phân ở nhiệt độ cao

A. K2CO3, Ba(HCO3)2.

B. Na2CO3, KHCO3.

C. CaCO3, Ca(HCO3)2.

D. MgCO3, K2CO3.

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích:

Na2CO3 và K2CO3 không bị nhiệt phân hủy

=> loại A, B, D => Chọn C

CaCO3 → CaO + CO2

Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O

Câu 4. Cho 10 gam CaCO3 vào dung dịch HCl dư thể tích CO2 thu được ở đktc là:

A. 11,2 lít

B. 1,12 lít

C. 2,24 lít

D. 22,4 lít

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích:

Số mol CaCO3 = 10 : 100 = 0,1 mol

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

0,1                                      0,1

→ Vkhí = n.22,4 = 0,1.22,4 = 2,24 lít.

Câu 5. Cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3, hiện tượng quan sát được là:

A. Có kết tủa trắng xanh.

B. Có khí thoát ra.

C. Có kết tủa đỏ nâu.

D. Kết tủa màu trắng.

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích:

3NaOH + FeCl3 → 3NaCl + Fe(OH)3 (↓ đỏ nâu)

Câu 6. Thổi V lít khí CO2 (đktc) vào 100ml dd Ca(OH)2 1M thu được 6g kết tủa. Lọc kết tủa đun nóng dung dịch lại thấy có kết tủa nữa. Tìm V?

A.  3,136 lít

B. 6,272 lít

C. 2,240 lít

D. 3,360 lít

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích:

nCaCO3 =6/100 = 0,06 mol

Do đun nóng lại thu được thêm kết tủa => nên có Ca(HCO3)2

nCaCO3 tạo thêm là 4/100 = 0,04 mol

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

0,06 0,06 0,06

2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2

Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O

0,04 0,04

→ nCO2 ở phản ứng 2 là 0,04.2 =0 ,08 mol

→ nCO2= 0,06 + 0,08 = 0,14 mol

→ V = 0,14.22,4 = 3,136 lít

Câu 7. Cho 18,25 gam muối hiđrocacbon phản ứng hết với dung dịch H2SO4 (dư), thu được dung dịch chứa 15 gam muối sunfat trung hòa. Công thức của muối hiđrocacbon là:

A. KHCO3

B. Mg(HCO3)2

C. NaHCO3

D. Ca(HCO3)2

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích:

Gọi công thức muối hiđrocacbonat: M(HCO3)n

Phương trình hóa học tổng quát:

2M(HCO3)n + nH2SO4 → M2(SO4)n + 2nCO2 + 2nH2O

2 mol                                 1 mol

Số mol muối hidrocacbonat là: 18,25/(M+61n)

Số mol muối trung hòa tạo thành là: 15/(2M + 96n)

Theo phương trình hóa học ta có: 18,25/(M+61n) = 2. 15/(2M + 96n)

Biến đổi ta được phương trình 3,25M = 39n

Cặp nghiệm phù hợp là: n = 2 và M = 24 (Mg)

Công thức của muối hiđrocacbonat là Mg(HCO3)2.

Câu 8. Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 60 ml dung dịch HCl 1M vào 200 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaOH 0,2M , sau phản ứng thu được số mol CO2 là:

A. 0,03

B. 0,01

C. 0,02

D. 0,015

Lời giải:

Đáp án: C

nHCl = 0,06 (mol)

nNa2CO3 = 0,1.0,2 = 0,04 (mol);

nNaHCO3 = 0,1.0,2 = 0,04 (mol)

Khi nhỏ từ từ H+ vào dd hỗn hợp CO32- và HCO3xảy ra phản ứng:

H+ CO32- → HCO3(1)

H+ + HCO3- → CO2 + H2O (2)

=> n­CO2(2) = ∑nH+ - nCO32- = 0,06 – 0,04 = 0,02 (mol)

Câu 9. Dẫn V lít (đktc) khí CO2 qua 200ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được 12 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, lấy dung dịch nước lọc đun nóng lại thu được kết tủa nữa. Giá trị của V là:

A. 1,344 lít.

B. 6,272 lít.

C. 3,136 lít.

D. 3,136 lít hoặc 6,272 lít.

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích:

Dung dịch sau phản ứng khi đun nóng có tạo thêm kết tủa => có tạo ra HCO3-

nCa(OH)2 = 0,2 mol;

nCaCO3 = 12/100 = 0,12 mol

Bảo toàn nguyên tố Ca:

nCa(OH)2 = nCaCO3 + nCa(HCO3)2

=> nCa(HCO3)2 = 0,2 – 0,12 = 0,08 mol

=> Bảo toànnguyên tố C: nCO2 = nCaCO3 + 2nCa(HCO3)2= 0,12 + 0,08.2 = 0,28 mol

=> VCO2 = 0,28.22,4 = 6,272 lít

Câu 10. Cho 9,125 gam muối hiđrocacbon phản ứng hết với dung dịch H2SO4 (dư), thu được dung dịch chứa 7,5 gam muối sunfat trung hòa. Công thức của muối hiđrocacbon là:

A. NaHCO3

B. Mg(HCO3)2

C. Ba(HCO3)2

D. Ca(HCO3)2

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích:

Gọi công thức muối hiđrocacbonat: M(HCO3)n

Phương trình: 2M(HCO3)n + nH2SO4 → M2(SO4)n + 2nCO2 + 2nH2O

Ta thấy:

2 mol M(HCO3)n → 1 mol M2(SO4)n thì khối lượng giảm:

2,61n - 96n = 26n (g)

Vậy x mol M(HCO3)n → M2(SO4)n thì khối lượng giảm:

9,125 - 7,5 = 1,625 (g)

=> x = (1,625.2)/26n = 0,125/n (mol) => M + 61n = (9,125/0,125/n) = 73n => M = 12n

Cặp nghiệm phù hợp là: n = 2 và M = 24 (Mg)

Công thức của muối hiđrocacbonat là Mg(HCO3)2.

Đánh giá

0

0 đánh giá