K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + KCl + Cl2 + H2O | K2Cr2O7 ra CrCl3, KCl

0.9 K

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu phương trình phản ứng K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + KCl + Cl2 + H2O. Đây là phản ứng oxi hóa khử, phương trình này sẽ xuất hiện trong nội dung các bài học: Cân bằng phản ứng oxi hóa khử Hóa học, tính chất Hóa học của K2Cr2O7 và tính chất hóa học HCl .... cũng như các dạng bài tập. Bài viết giới thiệu các nội dung liên quan giúp học sinh nắm bắt kiến thức cơ bản. Mời các bạn đón đọc:

1. Phương trình phản ứng K2Cr2O7 tác dụng HCl

                     K2Cr2O7   +  14HCl  →  2CrCl3   +   2KCl   +     3Cl2   +      7H2O

                        (da cam)  (không màu)      (vàng)   (không màu)  (vàng lục)    (không màu)

2. Cân bằng phản ứng

K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + KCl + Cl2 + H2O

\begin{array}{l}1x\left|Cr_2^{+6}\;+\;6e\;\rightarrow2Cr^{+3}\;\right.\\3x\left|\;\;2Cl^{-1}\rightarrow C{l^0}_2+\;2e\right.\\\\\end{array}

Phương trình phản ứng: K2Cr2O7 + 14HCl → 2CrCl3 + 2KCl + 3Cl2 + 7H2O

3. Điều kiện phản ứng xảy ra K2Cr2O7 ra Cl2

Nhiệt độ thường

4. Tính chất của kaliđicromat

4.1. Tính chất vật lí

Là tinh thể tam tà màu đỏ - da cam.

Nhiệt độ nóng chảy: 398oC; phân hủy ở 500oC.

Trong không khí K2Cr2O7 không chảy rữa.

Tan nhiều trong nước cho dung dịch màu da cam – màu đặc trưng của ion Cr2O72-.

Tan trong SO2 lỏng; không tan trong rượu và ete. Muối này có độ tan thay đổi theo nhiệt độ, K2Cr2O7 có vị đắng.

4.2. Tính chất hóa học

  • Phân hủy ở 500oC

4K2Cr2O7 \overset{500oC}{\rightarrow} 4K2CrO4 + 2Cr2O3 + 3O2

  • Tác dụng với dung dịch kiềm

K2Cr2O7 + 2KOH → 2K2CrO4 + H2O

(da cam) (vàng)

  • K2Cr2O7 có tính oxi hóa mạnh (nhất là trong môi trường axit – tính oxi hóa như axit cromic).

K2Cr2O7 + 14HCl → 2CrCl3 + 2KCl + 3Cl2 + 7H2O

K2Cr2O7 + 3SO2 + H2SO4 → Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O

K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O

Ở trạng thái rắn, K2Cr2O7 có thể oxi hóa được S, P, C khi đun nóng:

K2Cr2O7 + 2C → K2CO3 + Cr2O3 + CO

5. Các phương trình hóa học khác

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2↑ + H2O

HClO + KOH → KClO + H2O

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2+ H2O

6. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Cho phản ứng K2Cr2O7 + HCl → KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O. Số phân tử HCl đóng vai trò môi trường là

A. 3

B. 6

C. 8

D.14

Đáp án C

Cân bằng phương trình hóa học

K2Cr2O7 + 14HCl → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O

=> số phân tử HCl đóng vai trò môi trường là 2 + 2.3 = 8

Câu 2. Trong phản ứng

K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + KCl + Cl2 + H2O

Tổng hệ số cân bằng tối giản của phản ứng là

A. 28

B. 29

C. 30

D. 31

Đáp án B

Phương trình hóa học

K2Cr2O7 + 14HCl → 2CrCl3 + 2KCl + 3Cl2 + 7H2O

Tổng hệ số cân bằng trong phương trình là: 1 + 14 + 2 + 2 + 3 + 7 = 29

Câu 3. Khi cho dung dịch kiềm vào dung dịch K2Cr2O7 thì có hiện tượng

A. Màu da cam của dung dịch chuyển thành không màu

B. Dung dịch không màu chuyển thành màu vàng

C. Màu vàng của dung dịch chuyển thành màu da cam

D. Màu da cam của dung dịch chuyển thành màu vàng

Đáp án D

Khi cho dung dịch kiềm vào dung dịch K2Cr2O7 thì có hiện tượng màu da cam của dung dịch chuyển thành màu vàng

Cr2O72- (màu da cam ) + 2OH- → 2CrO42- (màu vàng)+ H2O

Câu 4. Cho các phát biểu sau:

(1). K2Cr2O7 có màu da cam, là chất oxi hóa mạnh.

(2). Kim loại Al và Cr đều phản ứng với dung dịch HCl theo cùng tỷ lệ.

(3). CrO3 là một oxit axit, là chất oxi mạnh, bốc cháy khi tiếp xúc với lưu huỳnh, photpho,...

(4). Cr2O3 được dùng để tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh.

(5). Hợp chất crom (VI) vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

(6). Crom (III) oxit và crom (III) hiđroxit đều là chất có tính lưỡng tính.

Tổng số phát biểu đúng là

A. 2

B. 3

C. 4.

D. 5

Đáp án C

(1) đúng

(2) Sai , Cr tác dụng HCl tỉ lệ 1 :2

(3) Đúng

(4) Đúng

(5) Sai, Crom (VI) chỉ có tính oxh

(6) Đúng

Câu 5. Khi cho Kalidicromat vào dung dịch HCl dư đun nóng xảy ra phản ứng:

K2Cr2O7 + HCl → KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O

Nếu dùng 5,88 gam K2Cr2O7 thì số mol HCl bị Oxi hóa là:

A. 0,14 mol.

B. 0,28 mol.

C. 0,12 mol.

D. 0,06 mol.

Đáp án C

Số mol HCl bị oxi hóa chính là số mol HCl chuyển thành Cl2

Phương trình phản ứng hóa học

K2Cr2O7 + 14HCl → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O

⇒ nHCl bị OXH = 2nCl2 = 6nK2Cr2O7 = 6 × 0,02 = 0,12 mol

Câu 6. Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl dư thấy thoát ra V lit khí H2 (dktc). Giá trị của V là :

A. 10,08 lit

B. 4,48 lit

C. 7,84 lit

D. 3,36 lit

Đáp án C

Áp dụng Bảo toàn khối lượng:

mAl + mCr2O3 = mX

=> nAl = 0,3 mol; nCr2O3 = 0,1 mol

Phương trình phản ứng hóa học

2Al + Cr2O3 → Al2O3 + 2Cr

Sau phản ứng có: nCr= 0,2 mol ;

nAl= 0,1 mol là phản ứng với axit tạo H2

Phương trình phản ứng hóa học

Cr + 2HCl → CrCl2 + H2

Al + 3HCl → AlCl3 + 1,5H2

=> nH2 = nCr+ nAl.1,5 = 0,35 mol

=> VH2 = n.22,4 = 0,35.22,4 = 7,84 lit

Câu 7. Crom không phản ứng với chất nào sau đây?

A. dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng

B. dung dịch HNO3 đặc nguội

C. dung dịch HNO3 đặc, đun nóng

D. dung dịch H2SO4đặc, đun nóng

Đáp án B

Crom không phản ứng với chất nào sau đây?

A. dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng => Có phản ứng

2 Cr + 3 H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3 H2

B. dung dịch HNO3 đặc nguội Sai vì Crom bị thụ động trong dung dịch HNO3 đặc nguội

C. dung dịch HNO3 đặc, đun nóng => Có phản ứng

Cr + 6HNO3(đặc) → Cr(NO3)3 + 3NO2 ↑ + 3H2O

D. dung dịch H2SO4đặc, đun nóng => Có phản ứng

2Cr + 6H2SO4(đặc) → Cr2(SO4)3 + 3SO2 ↑ + 6H2O

Câu 8. Khối lượng K2Cr2O7 cần dùng để oxi hoá hết 0,3 moi FeSO4 trong môi trường dung dịch H2SO4 loãng là:

A. 29,4 gam

B. 59,2 gam.

C. 24,9 gam.

D. 14,7 gam

Đáp án D

Phương trình phản ứng xảy ra

K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4+ 7H2O

0,05 ← 0,3 (mol)

mK2Cr2O7 = 0,05.294 = 14,7 gam

Câu 9. Muốn điều chế 6,72 lít khí Clo (đktc) thì khối lượng K2Cr2O7 tối thiều cần dùng đế tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư là

A. 29,4 gam.

B. 27,4 gam.

C. 24,9 gam.

D. 26,4 gam

Đáp án A

Ta có: nCl2= 6,72/22,4 = 0,3 (mol)

Phương trình hóa học xảy ra

K2Cr2O7 + 14HCl → 2CrCl3 + 2KCl + 3Cl2 + 7H2O

Theo phương trình hóa học: nK2Cr2O7= 1/3nCl2= 1/3.0,3 = 0,1 (mol)

Khối lượng K2Cr2O7 tối thiểu cần lấy là: nK2Cr2O7= 0,1.294 = 29,4(g)

Câu 10. Dung dịch FeSO4 không làm mất màu dung dịch nào sau đây?

A. Dung dịch K2Cr2O7 trong môi trường H2SO4

B. Dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4

C. Dung dịch Br2trong môi trường H2SO4

D. Dung dịch NaOH

Đáp án D

Các dung dịch KMnO4/ H2SO4; K2Cr2O7/ H2SO4;

Br2 đều là các chất oxi hóa → Fe2+ sẽ có phản ứng oxi hóa khử làm mất màu các dung dịch trên

6FeSO4 + K2Cr2O7 + 7H2SO4→ 3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O

10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O

2FeSO4+ Br2 + H2SO4→ Fe2(SO4)3+ 2HBr

Câu 11. Dãy các chất chỉ thể hiện tính oxi hóa là:

A. HNO3; KMnO4; Fe(NO3)3

B. O2; H2SO4 đặc

C. HNO3; KMnO4; Fe(NO3)2

D. KMnO4, Zn, HCl

Đáp án B

Chất chỉ thể hiện mình tính oxh tức là số oxh cao nhất O2; H2SO4 đặc

A sai vì Fe(NO3)3 thể hiện cả tính khử và tính oxi hóa

B đúng

C sai do Fe(NO3)2 thể hiện cả tính khử và tính oxi hóa

D sai do HCl thể hiện cả 2 tính còn Zn là chất khử

Câu 12. Khi cho dung dịch kiềm vào dung dịch K2Cr2O7 thì có hiện tượng

A. Màu da cam của dung dịch chuyển thành không màu

B. Dung dịch không màu chuyển thành màu vàng

C. Màu vàng của dung dịch chuyển thành màu da cam

D. Màu da cam của dung dịch chuyển thành màu vàng

Đáp án D

Khi cho dung dịch kiềm vào dung dịch K2Cr2O7 thì có hiện tượng màu da cam của dung dịch chuyển thành màu vàng

Cr2O72- (màu da cam ) + 2OH- → 2CrO42- (màu vàng)+ H2O

Đánh giá

0

0 đánh giá