Toán 10 Cánh Diều trang 64 Bài 1: Toạ độ của vecto

301

Với giải Câu hỏi trang 64 Toán 10 Tập 2 Cánh Diều trong Bài 1: Toạ độ của vecto giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 10. Mời các bạn đón xem: 

Toán 10 Cánh Diều trang 64 Bài 1: Toạ độ của vecto

Hoạt động 5 trang 64 Toán lớp 10 Tập 2: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hai điểm A, B (Hình 13).

 (ảnh 1)

a) Tìm hoành độ xA và tung độ yA­ của điểm A; hoành độ xB và tung độ yB của điểm B.

b) Tìm điểm M sao cho OM=AB . Từ đó, tìm hoành độ a và tung độ b của vectơ AB .

c) So sánh: xB – xA và a; yB – yA và b.

Lời giải:

a) Từ A và B ta kẻ các đường thẳng vuông góc với trục tung và trục hoành.

 (ảnh 2)

Ta xác định được tọa độ của các điểm A và B.

Hoành độ của điểm A là xA = 2, tung độ của điểm A là yA = 2.

Hoành độ của điểm B là xB = 4, tung độ của điểm B là yB = 3.

b) Để xác định điểm M, ta làm như sau:

- Từ đểm O, kẻ đường thẳng d song song với giá của vectơ AB (chính là đường thẳng AB).

- Lấy điểm M trên đường thẳng d sao cho hai vectơ AB,OM cùng hướng và độ dài đoạn thẳng OM bằng độ dài vectơ AB (chính là độ dài đoạn thẳng AB).

Ta xác định được điểm M thỏa mãn OM=AB như hình vẽ:

 (ảnh 3)

Từ điểm M, kẻ đường thẳng vuông góc với trục hoành, đường thẳng này cắt trục hoành tại điểm ứng với số 2, nên hoành độ của điểm M là xM = 2.

Từ điểm M, kẻ đường thẳng vuông góc với trục tung, đường thẳng này cắt trục tung tại điểm ứng với số 1, nên tung độ của điểm M là yM = 1.

Tọa độ của điểm M chính là tọa độ của vectơ OM nên OM=2;1.

Lại có OM=AB , do đó tọa độ của vectơ AB là (2; 1).

Vậy hoành độ của vectơ AB là a = 2 và tung độ của vectơ AB là b = 1.

c) Ta có: xB – xA = 4 – 2 = 2 và a = 2 nên xB – xA = a.

Và yB – yA = 3 – 2 = 1 và b = 1 nên yB – yA = b.

Luyện tập 3 trang 64 Toán lớp 10 Tập 2: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho các điểm: A(1; 3), B(5; – 1), C(2; – 2), D(– 2; 2).

Chứng minh AB=DC.

Lời giải:

Ta có: AB=51;13. Do đó AB=4;4.

Lại có: DC=22;22. Do đó DC=4;4

Đánh giá

0

0 đánh giá