Giáo án Giải bất phương trình bậc hai một ẩn lớp 10 (Chân trời sáng tạo)

Toptailieu biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Toán 10 sách Chân trời sáng tạo chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Toán lớp 10. Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô. Mời quý Thầy/cô đón xem:

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Toán 10 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu 

Giáo án Giải bất phương trình bậc hai một ẩn lớp 10 (Chân trời sáng tạo)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kĩ năng:  Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Nhận biết được bất phương trình bậc hai một ẩn.

- Giải được bất phương trình bậc hai một ẩn

- Áp dụng việc giải bất phương trình bậc hai một ẩn vào một số bài toán thực tiễn.

2. Năng lực

 Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá

- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

Năng lực riêng: NL tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học.

- Hiểu được định lí trong việc giải các bài toán về xét dấu tam thức bậc hai.

- Biết liên hệ giữa bài toán xét dấu và bài toán về giải bất phương trình.

- Giải đươc bất phương trình bậc hai một ẩn.

- Vận dụng giải quyết được các bài toán thực tế, liên môn.

3. Phẩm chất

- Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.

- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV:  SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học, phiếu học tập.

2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm, ôn lại kiến thức về dấu của tam thức bậc hai.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu:

- Dẫn nhập vào bài toán bất phương trình bậc hai từ kiến thức đã học về dấu của tam thức bậc hai ở bài trước.

b) Nội dung: GV hướng dẫn, tổ chức học sinh ôn tập, tìm tòi các kiến thức liên quan bài học đã biết. GV giới thiệu một bài toán thực tế dẫn đến nhu cầu giải bất phương trình bậc hai một ẩn.

c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu, bước đầu có hình dung về bất phương trình bậc hai một ẩn.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu:

"Với giá trị nào của x thì tam thức bậc hai f(x) = 2x2 – 5x + 3 mang dấu dương?"

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Kết quả:  hay .

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó giới thiệu dẫn dắt HS vào bài học mới: "Trong một bài toán, ta chỉ quan tâm đến các giá trị của x mà tại đó f(x) mang một dấu cố định. Để xét dấu của biểu thức dạng  một cách nhanh chóng ta có cách nào? "

 Bài 2: Giải bất phương trình bậc hai một ẩn

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Bất phương trình bậc hai một ẩn

a) Mục tiêu: 

- Hình thành được khái niệm thế nào là một bất phương trình bậc hai một ẩn, nghiệm của bất phương trình bậc hai.

b) Nội dung:

- GV yêu cầu đọc SGK nêu định nghĩa về bất phương trình bậc hai một ẩn, nghiệm của bất phương trình bậc hai và áp dụng làm ví dụ.

c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, lấy được ví dụ về bất phương trình bậc hai một ẩn, giải được các bài tập ví dụ, Thực hành 1, Thực hành 2, Vận dụng.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- HS thảo luận nhóm thực hiện HĐKP:

Lợi nhuận (I) thu được trong một ngày từ việc kinh doanh một loại gạo của cửa hàng phụ thuộc vào giá bán (x) của một kilôgam loại gạo đó theo công thức:

I = 3x2 + 200x – 2325

 với Ix được tính bằng nghìn đồng. Giá trị x như thế nào thì cửa hàng có lãi từ loại gạo đó?

 

+ GV đặt câu hỏi gợi ý:

"Giá bán x cho lợi nhuận I  như thế nào thì cửa hàng có lãi? "

 Từ kết quả của HĐKP1, GV giới thiệu khái niệm bất phương trình bậc hai một ẩn từ đó cho HS khái quát lại và ghi vở.

- GV đặt câu hỏi: Giá trị x­ như thế nào thì thỏa mãn bất phương trình ?

+ GV giới thiệu về nghiệm và tập nghiệm của bất phương trình bậc hai.

- HS đọc Ví dụ 1. GV yêu cầu HS giải thích được giá trị nào là nghiệm của bất phương trình.

- HS áp dụng làm Thực hành 1, sau đó trao đổi cặp đôi kiểm tra chéo đáp án.

- GV giới thiệu giải bất phương trình bậc hai là tìm tập nghiệm của bất phương trình.

- GV giới thiệu: Có thể sử dụng định lí về dấu của tam thức bậc hai hoặc đồ thị để giải một bất phương trình bậc hai một ẩn.

- HS thực hiện theo nhóm đôi, giải Ví dụ 2. GV hướng dẫn:

+ a) Hãy lập bảng xét dấu của tam thức bậc hai.

+ b) Từ bảng xét dấu, hãy tìm khoảng giá trị x để tam thức bậc hai nhận giá trị dương. Đó có phải là nghiệm của bất phương trình 6x2+7 x – 5 > 0.

- GV đặt câu hỏi:

Ta có thể giải phương trình bậc hai một ẩn dạng f(x) > 0 (f(x) = ax2 + bx + c bằng cách tìm các giá trị của x để tam thức bậc hai mang dấu gì?

(Tam thức bậc hai mang dấu +").

Từ đó hãy nêu khái quát cách giải phương trình bậc hai f(x) = ax2 + bx + c > 0.

- GV chuẩn hóa hiến thức, đặt thêm câu hỏi:

+ Nếu giải bất phương trình thì phải giải như thế nào?

(Tìm x để f(x) = 0 hoặc f(x) mang dấu dương).

- HS đọc Ví dụ 3. GV dẫn dắt:

+ Để giải bất phương trình này ta cần thực hiện theo các bước nào?

(Xác định hệ số a và tìm nghiệm. Rồi xét dấu của tam thức bậc hai. Từ đó kết luận nghiệm x thỏa mãn bài toán).

- GV có thể nhắc lại cách nhớ nhanh: trong trái, ngoài cùng để HS nhớ tìm nhanh khoảng nghiệm.

- HS áp dụng làm Thực hành 2, sau đó trao đổi cặp đôi, kiểm tra chéo đáp án (2HS lên bảng trình bày)

+ GV hướng dẫn: giải bất phương trình  có nghĩa là tìm x để f(x) = 0 hoặc f(x) mang dấu âm.

- GV cho HS làm bài Vận dụng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu.

- GV hỗ trợ, hướng dẫn.

- HS thảo luận cặp đôi ( theo bàn) thực hiện nhiệm vụ

 - GV theo dõi, hỗ trợ , hướng dẫn các nhóm bàn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, trình bày bài.

- Đại diện nhóm trình bày các câu trả lời, các nhóm kiểm tra chéo.

- HS lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương học sinh có câu trả lời tốt nhất. Động viên các học sinh còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo.

- Dẫn dắt vào phần luyện tập, vận dụng.

 

1. Bất phương trình bậc hai một ẩn.

HĐKP:

Để cửa hàng có lãi thì x phải là nghiệm của bất phương trình .

 Kết luận:

- Bất phương trình bậc hai một ẩn x là bất phương trình có một trong các dạng

ax2 + bx + c  0,

ax2 + bx + c < 0,

ax2 + bx + c  0,

ax2 + bx + c > 0, với a  0

Nghiệm của bất phương trình bậc hai là các giá trị của biến x mà khi thay vào bất phương trình ta được bất đẳng thức đúng.

- Giải bất phương trình bậc hai là tìm tập hợp các nghiệm của bất phương trình đó.

 

Ví dụ 2: SGK – tr12

Ví dụ 3: SGK – tr12

 

Thực hành 1:

a) Là bất phương trình bậc hai một ẩn

Với x = 2 có 22 + 2 – 6 = 0 nên

x = 2 là một nghiệm của bất phương trình trên.

b) Không là bất phương trình bậc hai một ẩn

c) Là bất phương trình bậc hai một ẩn

Với x = 2 có – 6.22 – 7.2 + 5 = – 33 < 0 nên x = 2 không nghiệm của bất phương trình trên.

 

Thực hành 2:

a) Xét hàm số f(x)=  có  = 169 > 0 nên có hai nghiệm phân biệt: 

 = ;  = .

Ta lại có: a = 15 > 0. Nên :

f(x)  0 với x  (  ;  ).

b) Xét hàm số f(x)=  có  = -23    vô nghiệm và có a = -2 < 0 nên  với mọi x

 

Vận dụng:

Hàm số f(x) = – 3x2 + 200x - 2325 (a ≠ 0),  =

f(x) có hai nghiệm phân biệt 

 = 15 và   51,7 và có a= -3 < 0 nên  dương khi x  (15 ; 51,7).

Mà vì x tính bằng nghìn đồng nên là cửa hàng có lãi từ loại gạo đó khi giá cửa loại gạo đó > 15 nghìn đồng và bé hơn 51,7 nghìn đồng.  

 

 

 

 

Đây là tóm tắt 3 trang đầu của Giáo án Toán 10 Bài 2 Chân trời sáng tạo

Để mua Giáo án Toán 10 Bài 2 Chân trời sáng tạo mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Link tài liệu

Xem thêm Giáo án Toán 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 1: Dấu của tam thức bậc hai

Giáo án Bài 3: Phương trình quy về phương trình bậc hai

Giáo án Bài tập cuối chương VII

Đánh giá

0

0 đánh giá