Toán 11 Bài 5 : Phép quay | Giải Toán lớp 11

601

Toptailieu.vn giới thiệu Giải bài tập Toán 11 Bài 5: Phép quay chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về phép quay lớp 11.

Giải bài tập Toán 11 Bài 5: Phép quay

Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu hỏi 1 trang 16 SGK Hình học 11 :Trong hình 1.29 tìm một góc quay thích hợp để phép quay tâm O.

- Biến điểm A thành điểm B;

- Biến điểm C thành điểm D.

 

Lời giải:

Dễ thấy A,B là hai đỉnh kề nhau của hình bát giác đều nội tiếp đường tròn lớn.

Khi đó (OA,OB)=36008=450.

Mà OA=OB nên phép quay tâm O góc quay 450 biến A thành B.

C,D là hai đỉnh kề nhau của hình lục giác đều nội tiếp đường tròn nhỏ.

Khi đó (OC,OD)=36006=600.

Mà OC=OD nên phép quay tâm O góc quay 600 biến C thành D.

Câu hỏi 2 trang 17 SGK Hình học 11 :Trong hình 1.31 khi bánh xe A quay theo chiều dương thì bánh xe B quay theo chiều nào?

Lời giải:

Khi bánh xe A quay theo chiều dương thì bánh xe B quay theo chiều âm.

Câu hỏi 3 trang 17 SGK Hình học 11 :Trên một chiếc đồng hồ từ lúc 12 giờ đến 15 giờ kim giờ và kim phút đã quay một góc bao nhiêu độ?

Phương pháp giải:

Xác định chiều quay và độ lớn của góc quay.

Lời giải:

Từ lúc 12 giờ đến 15 giờ (từ số 12 đến số 3 là 14 vòng tròn) kim giờ quay cùng chiều kim đồng hồ (ngược chiều dương) nên góc quay là 90o

Từ lúc 12 giờ đến 15 giờ kim phút quay cùng chiều kim đồng hồ (ngược chiều dương) được 3 vòng tròn hay góc quay được là 1080o.

Câu hỏi 4 trang 18 SGK Hình học 11 :Cho tam giác ABC và điểm O. Xác định ảnh của tam giác đó qua phép quay tâm O góc 600.
Phương pháp giải:

+) Tìm ảnh của từng đỉnh qua phép quay tâm O góc 600.

+) Ảnh cần tìm chính là tam giác tạo bởi 3 điểm ảnh đó.

Lời giải:

Gọi A,B,C lần lượt là ảnh của các đỉnh A,B,C qua phép quay tâm O góc 600.

+) Cách xác định A:

Nối OA, dùng thước đo góc vẽ góc AOt^=60o (theo chiều dương)

Trên tia Ot, lấy điểm A sao cho: OA=OA

+) Làm tương tự để xác định B và C.

+) Ảnh cần tìm là tam giác ABC.

Bài tập trang 19 SGK Toán 11

Bài 1 trang 19 SGK Hình học 11 :Cho hình vuông ABCD tâm O (h.1.38)

a) Tìm ảnh của điểm C qua phép quay tâm A góc 90.

b) Tìm ảnh của đường thẳng BC qua phép quay tâm O góc 90.

Phương pháp giải:

a) Xác định ảnh:

+) Nối C với A, vẽ tia At (về phía ngược chiều kim đồng hồ so với tia AC) sao cho CAt^=900.

+) Trên tia At, lấy điểm E sao cho AC=AE.

Chỉ ra vị trí của điểm E.

Cách khác: Lấy E, chứng tỏ E là ảnh của C qua phép quay đó.

Lời giải:

a)

Gọi E là điểm đối xứng với C qua tâm D. Ta có: tam giác ACE vuông cân tại A.

{AC=AE(AC,AE)=900

Khi đó Q(A,90) (C) = E

b)

{OC=OB(OB,OC)=900 Q(O,900)(B)=C

{OD=OC(OC,OD)=900 Q(O,900)(C)=D

Vậy ảnh của đường thẳng BC qua phép quay tâm O góc 90 là đường thẳng CD.

Bài 2 trang 19 SGK Hình học 11 :Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho điểm A(2;0)và đường thẳng d có phương trình x+y2=0. Tìm ảnh của A và d qua phép quay tâm O góc 90.
Phương pháp giải:

Sử dụng hình vẽ trên mặt phẳng tọa độ Oxy, quay ngược chiều kim đồng hồ.

Ảnh của đường thẳng được xác định bởi ảnh của ít nhất 2 điểm thuộc đường thẳng ấy.

Lời giải:

* Ta có A(2;0) thuộc tia Ox.

Gọi Q(O,90)(A)=B thì B thuộc tia Oy và OA=OB nên B(0;2).

* Lấy A(2;0),B(0;2) thuộc d

Ta có: Q(O;900)(A)=BB(0;2)

Q(O;900)(B)=AA(2;0)

Do đó Q(O;900) biến đường thẳng AB thành đường thẳng BA hay biến đường thẳng d thành đường thẳng BA.

Mà B(0;2),A(2;0) nên đường thẳng AB có phương trình x2+y2=1

x+y=2 xy+2=0

Chú ý: Phương trình đường thẳng theo đoạn chắn A(a;0),B(0;b) AB:xa+yb=1 với ab0.

Cách khác:

Gọi d là ảnh của d qua Q(O;900)

Dễ thấy A(2;0) thuộc d vì 2+02=0.

Q(O;900)(A)=BB(0;2) thuộc d.

Do d=Q(O;900)(d) (d,d)=900dd.

Mà nd=(1;1)nd=(1;1) là VTPT của d.

d đi qua B(0;2) và nhận (1;1) làm VTPT nên có phương trình:

1(x0)1(y2)=0 hay xy+2=0.

Lý thuyết Bài 5: Phép quay

1. Định nghĩa

Cho điểm O và góc lượng giác α. Phép biến hình biến O thành chính nó, biến mỗi điểm M khác O thành điểm M sao cho OM=OM và góc lượng giác (OM;OM) bằng α được gọi là phép quay tâm O góc α.

Điểm O được gọi là tâm quay còn α được gọi là góc quay của phép quay đó.

Phép quay tâm O góc α thường được ký hiệu Q(O,α).

2. Nhận xét

a) Chiều dương của phép quay trùng với chiều dương của đường tròn lượng giác, đó là chiều ngược với chiều quay của kim đồng hồ.

b) Đặc biệt:

- Phép quay Q(O,2kπ) với mọi số nguyên k là phép đồng nhất.

- Phép quay Q(O,(2k+1)π) với mọi số nguyên k là phép đối xứng tâm O

3. Tính chất

+) Phép quay bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì.

+) Phép quay biến đường thẳng thành đường thẳng, biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng bằng nó, biến tam giác thành tam giác bằng nó, biến đường tròn thành đường tròn cùng bán kính.

+) Phép quay góc α với 0|α| π2,biến đường thẳng d thành đường thằng d sao cho góc giữa d và d bằng |α|.

4. Ví dụ

Cho tam giác ABC và điểm O nằm ngoài tam giác. Dựng ảnh của tam giác qua phép quay tâm O góc quay 600.

Đánh giá

0

0 đánh giá